Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

NHỚ KHUẤT NGUYÊN (16 thg 10 2012)


NHỚ KHUẤT NGUYÊN
09:17 16 thg 10 2012Công khai61 Lượt xem 14
NHỚ KHUẤT NGUYÊN



 
Sông Mịch La giờ không còn trong đâu
Ô nhiễm ngàn năm nước quánh đen từng giọt
Người ta dùng rổ sề múc nước
Một giọt nước bốc mùi vô số rác bám theo.

Dòng Mịch La cong queo
Hai bên bờ vụn nát
Miệng cống thối đổ ào ào ác tật
Dòng Mich La thành nguồn bệnh khôn cùng!

Dòng Mịch La giờ không bóng cá  tôm
Không  còn ngọn bèo trôi, cỏ dại.

Khuất Nguyên ơi!
Nếu Người sống lại

Xin Người đừng nhảy xuống Mịch La!

Khuất Nguyên (chữ Hán: ; bính âm: qū yúan), tên Bình, biệt hiệu Linh Quân (340 TCN - 278 TCN) là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Ông học rộng, nhớ dai, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. .
Ngoài tập Ly Tao là tập thơ bất hủ của ông để lại, ông còn có nhiều sáng tác thơ khác như Sở từ, Thiên Vấn (Hỏi trời).v.v.
Đến cuối đời ông bị vua Tương Vương (người nối ngôi Sở Hoài Vương) đày ra Giang Nam (phía nam sông Dương Tử). Ông thất chí, tự cho mình là người trong sống trong thời đục, suốt ngày ca hát như người điên, làm bài phú "Hoài Sa" rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử.
Ông cũng chính là nhân vật trong sự tích tết Đoan Ngọ (Đoan Dương). Theo truyền thuyết này, để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của ông, hàng năm người ta tổ chức vào ngày mồng năm tháng năm là ngày tết Đoan Dương ở Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.

Image
Ga Mịch La tuy bề thế nhưng heo hút Đường phố Mịch La không một bóng người
Ảnh: Th.S. NCS Nguyễn Ngọc Thơ  BM Văn hóa học, ĐHKHXH&NV


Khuất Nguyên và Ngư Phủ
Khi Khuất Nguyên bị đày xuống Giang Nam, có làm bạn với môt người đánh cá. Thật ra đó là một ẩn sĩ không ai biết tên tuổi, quê quán ở đâu và thường đựoc gọi là "Ngư Phủ" tức là người đánh cá. Ông này phục Khuất Nguyên học rộng, biết nhiều nhưng mỗi lần ông nghe Khuất nguyên than thở thì ông tỏ ra không tán thành. Một hôm ông ta hỏi giọng hơi mỉa mai:
- Chẳng phải ngài là quan Tam Lư nước Sở sao? Làm sao mà đến nông nổi này?
Khuất Nguyên buồn rầu đáp:
- Người đời đục cả, chỉ một mình ta trong. Người đời say cả, chỉ một mình ta tỉnh. Vì thế mà ta bị đày tới đây!
Ngư phủ mỉm cười nói:
- Ngài đã biết người đời đục thì ngài không nên giữ mình trong sạch, người đời say thì thì ngày cũng nên uống vài chén cho say luôn thể. Còn như người đời đục, chỉ một mình mình trong, người đời say, chỉ một mình mình tỉnh thì không phải cách rồi!
Khuất Nguyên, mặt đỏ nhừ phản đối:
- ông nói gì vậy? Trắng nói là đen, đen nói là trắng; Ngọc cho là Đá, Đá cho là Ngọc; Phượng Hoàng cho là Quạ, Quạ cho là Phượng Hoàng. Quân tử cho là tiểu nhân, tiểu nhân cho là quân tử ư ? Lẽ nào lại như vậy được ?
Ngư Phủ cười to mà rằng:
- Thế thì phải rồi! Tấm thân ngài bị đọa đày như thế chính là vì ngài muốn phân biệt rành rọt. Ngài đã một lòng cứu nước cứu dân, lẽ ra ngài phải trà trộn vào đám tiểu nhân, dần cảm hóa họ. Ngài định thay đổi cuộc đời, lẽ ra ngày phải dấn thân vào chỗ tối mà làm cho sáng, chứ sao cứ cho cuộc đời là bẩn thỉu, người đời là nhơ nhớp ? Thành ra ngài là một người đứng giữa không trung, đầu không chạm trời, chân không bén đất!
Khuất Nguyên nói:
- Kẻ tắm gội, đã thay quần áo, không thể lại nhảy xuống vũng bùn! Không thể như thế được.
Ngư phủ nói:
- Ngài làm không được như thế thì như thôi vậy! Tôi câu cá, còn ngài thì hãy cày ruộng mà sinh nhai. Nhà vua không cần chúng ta thì chúng ta cũng không cần nhà vua. Tội gì để thân mình sầu khổ, để đời bôi nhọ!
Khuất Nguyên nghe cũng có lý, nhưng ông không thể làm như thế được. Làm ruộng thì cả đời ông chưa hề làm. Vả lại ngư phủ tu dưỡng đã lâu năm, chứ ông thì thà đâm đầu xuống sông Tương gửi xác vào dạ cá, còn hơn là để bụi thế vùi lấp!
Biết không khuyên được Khuất Nguyên, Ngư Phủ mỉm cười đạp mái chèo quay đi và hát rằng:
" Nước sông Tương lang, trong thay!
Nước sông Tương lang, đục thay!
Trong thì giặt mũ,
Đục thì rửa chân tay....."
Đúng mồng 5 tháng 5 năm ấy, Khuất Nguyên ôm hòn đá to nhảy xuống sông Mịch La - một nhánh sông Tương mà trầm mình.
Nghe tin, Ngư phủ cùng những người đánh cá quanh vùng bơi thuyền ra tìm thi thể nhà thơ. Không tìm thấy bèn thiết lập một bàn thờ bên bờ sông, chiêu hồn rồi ném gạo xuống nước để bầy cá ăn, không để chúng đén rỉa thi thể nhà thơ. Từ đấy, hằng năm có tục lệ tết Đoan Ngọ, mở hội đua thuyền và gói bánh chưng ném xuống sông Tương. Hơn hai nghìn năm sau, Nguyễn Du đi qua vùng này, còn được chứng kiến.

 

Không có nhận xét nào: