Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

TUYẾN TÙNG ( TUYẾN QUẢ THÔNG) - CON MẮT THỨ 3

 Lời thưa: Bận tôi cứ thắc mắc là tại sao 'NÓ ' nhìn thấy nhiều thứ thế, và nhìn toàn là ở khoảng cách rất xa...
Tôi lần mò đượ bài này, mong bạn tôi đọc và có thể tìm hiểu thêm
 
 TUẾN TÙNG ( TUYẾN QUẢ THÔNG )- CON MẮT THỨ 3
 
Tác giả: Leonardo Vinti Epoch Times Staff
 
Con mắt thứ ba


 
Hãy tưởng tượng một cơ quan thị giác có khả năng nhìn vào các không gian vượt ra ngoài thế giới vật chất của chúng ta. Sinh vật kỳ lạ nào sở hữu những khả năng kỳ lạ như thế? Con người. Thể tùng quả (tuyến quả thông), một thứ quý giá bé xíu nằm ẩn trong trung tâm của đầu não, không chỉ có khả năng nhận biết được ánh sáng bên ngoài giống như đôi mắt ở hai bên của chúng ta, mà cấu trúc thực sự của nó còn giống với con mắt thông thường ở một trạng thái nguyên thủy hơn.
Tuyến quả thông thực hiện một loạt các chức năng quan trọng của cơ thể, như sự phát triển giới tính, sự trao đổi chất, và sự sản xuất ra melatonin. Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra các đặc điểm có trong tuyến quả thông mà vượt quá một sự giải thích đơn giản. Do cấu trúc độc nhất của cơ quan này, các nhà khoa học đã kết luận rằng nó hẳn là đã từng đảm nhận một số chức năng đang tiềm ẩn. Y học hiện đại đã khám phá ra rằng tuyến nằm sâu bên trong trung tâm bộ não này có chứa các tế bào tiếp nhận ánh sáng. Nhưng quan điểm chiếm ưu thế hơn cho rằng những đặc điểm này đơn giản chỉ miêu tả những khả năng tiềm ẩn từ một thời kỳ trước trong sự tiến hóa của chúng ta.
Theo hiểu biết theo thuyết tiến hóa của khoa học về thể tùng quả, cơ quan này đã từng tồn tại như một hệ thống dây thần kinh lộn xộn nằm ở bên ngoài bề mặt của hộp sọ. Nó chuyên tiếp nhận những thay đổi về ánh sáng, cung cấp cho chủ nhân của nó nhiều khả năng chạy trốn hơn trong trường hợp bị dã thú tấn công. Hiểu biết này nhìn nhận rằng tuyến quả thông thực hiện các chức năng giống như hai con mắt, khác biệt duy nhất nằm ở sự nhất quyết kỳ lạ của nó là rút vào bên trong hộp sọ.
Một giả thuyết gần đây được đề xuất bởi David Klein, trưởng bộ phận Nội tiết thần kinh tại Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia, đề xuất rằng các võng mạc nguyên thủy đã thực hiện chức năng kép bao gồm cả thu nhận hình ảnh và sản xuất melatonin. Ông tin rằng qua thời gian chức năng thứ hai này đã chuyển sang tuyến quả thông, một cơ quan được giải phóng, trong khi sự thoái hóa của võng mạc như một sản phẩm của melatonin trong các loài động vật có vú vẫn tiếp tục mà không có sự giải thích chặt chẽ.
Mặc dù ngày nay tuyến quả thông được thừa nhận là tốt cho việc tiết ra các chất nội sinh, nhưng chắc chắn rằng nó vẫn còn chứa đựng một khả năng cảm nhận ánh sáng quan trọng, một quá trình của cơ thể đã được khoa học công nhận.
Ngạc nhiên là, nếu như cả hai mắt được bỏ đi và đường giải phẫu từ khu vực phía trước của tuyến này được phơi ra ánh sáng, thì cơ quan này vẫn có thể đáp lại kích thích theo một cách tương tự như đôi mắt ở hai bên. Thực tế này đã khiến một số nhà nghiên cứu phải cân nhắc là liệu có phải tuyến quả thông không chỉ là một con mắt bị thoái hóa. Điều gì xảy ra nếu nhiều quá trình vẫn còn bị hiểu sai của bộ não cư ngụ ở trong hình nón nhỏ bé này?
Một cửa sổ tới nhận thức cao hơn
Theo Bác sĩ Sérgio Felipe de Oliveira, Thạc sỹ Khoa học tại Trường Y thuộc Đại học São Paulo và là giám đốc của Pineal Mind Clinic (tạm dịch là Bệnh viện thực hành Tâm trí Tùng quả), sự tăng lên trong hoạt động của tùng quả có liên quan mật thiết với hoạt động tinh thần như hiện tượng nằm mơ hoặc sự thiền định.
Hơn nữa, ngoài các chức năng nội tiết của tuyến quả thông (kiểm soát vùng não điều khiển thân nhiệt và cảm giác đói, khát; và nhịp sinh học, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do), nó còn chịu trách nhiệm tiết ra N,N-dimethyltryptamine (DMT), được một số người biết đến như “phân tử tinh thần” (spirit molecule). Sự giải phóng của phân tử này được coi là một trong những chất dẫn truyền thần kinh có khả năng gây ảo giác mạnh nhất mà con người biết đến. Nó tăng lên trong khi ngủ, trong các trạng thái thiền định nào đó, trong các trải nghiệm cận tử, cũng như khi ăn vào các loại thực vật có khả năng gây ảo giác.
Những người hoài nghi đặt câu hỏi về tính xác thực của các tình tiết được cho là nhận thức cao hơn về các tầng cấp không gian khác, thay vào đó họ muốn tin rằng những trải nghiệm như vậy chỉ là hiện tượng gây ra bởi các phản ứng hóa học giới hạn trong bộ não. Nhưng họ lúng túng khi đưa ra một giải thích hợp lý cho mối quan hệ của sự giải phóng DMT (và sự hình thành như một kết quả của các hình ảnh trong tuyến quả thông) với những trải nghiệm cận tử.
Một điều như thế đã được khám phá bởi Tiến sỹ Rick Strassman, người đã tiến hành những nghiên cứu thấu đáo về những hiệu ứng của DMT ở con người. Nghiên cứu loại này bắt đầu tiếp cận tuyến quả thông như một cửa sổ bẩm sinh nhìn vào các tầng cấp tồn tại khác, hơn là một con mắt thoái hóa có nhiệm vụ sản sinh ra các hoóc-môn.
Quan điểm về tuyến quả thông này không phải là mới. Nó tượng trưng cho luân xa thứ sáu được nói tới trong tín ngưỡng của thời kỳ Vedic, là cửa sổ của thần Brahma như được biết trong Ấn Độ giáo, là Thiên Mục như người Trung Quốc cổ đại vẫn gọi, là Nê Hoàn Cung mà các Đạo sĩ biết, hay là “Tòa ngự của linh hồn” (The seat of the soul) theo như Descartes. Liệu hình nón nhỏ bé nằm ẩn tại trung tâm bộ não này có chứa đựng trong mình tiềm năng để nhìn vào những thế giới mà khoa học đơn giản là không thể thấu hiểu được?



http://ue.vnweblogs.com/gallery/18513/HV_01.gif
Khoa Học Gia Khám Phá Lại luân xa 6
hay còn gọi là "Con Mắt Thứ Ba"
The Third Eye

alt Sự quan trọng của Luân xa 6, hay con mắt thứ ba, còn gọi là mắt huệ, đã được những người tìm Chân lý và tu hành biết đến qua hằng bao thế kỷ, nhưng chỉ mới gần đây khoa học cận đại mới công nhận sự hiện hữu của mắt huệ.
Thí dụ như, trong một khảo cứu gần đây của Nga Sô (http://english.pravda.ru/main/18/90/364/15560_thirdeye.html), phim chụp để trong một bao thư phản ánh sáng bắt đầu rửa ra có hình ảnh sau khi được đặt trên trán của những nhân vật thí nghiệm.
Theo ông Vitaly Pravdivstev, nghiên cứu gia chính của cuộc khảo cứu: "Thử nghiệm này cho thấy một số người có khả năng phóng ra ‘hình ảnh từ não bộ’ từ một chỗ nào đó bên trong trán".
Ông Pravdivstev cho biết về sự liên hệ giữa khả năng này và trung tâm não bộ được gọi là con mắt thứ ba: "Những tập tục cổ truyền Á Ðông có thể chứng minh lý thuyết của chúng ta: họ nói rằng sự phóng xạ tỏa ra từ trung tâm năng lực của con người, khoa học bí truyền gọi trung tâm này là con mắt thứ ba".
Trong khoa động vật học, sự hiện hữu của con mắt thứ ba trong một số thú vật đã được công nhận. Khảo sát vê các loài bò sát và chim đã cho thấy chúng có con mắt thứ ba liên quan đến tuyến tùng (pineal gland).
Con mắt này trông không giống như mắt thường mà có thể cảm nhận được ánh sáng và nhiệt độ (http://www.anapsid.org/parietal.html).
Thêm vào đó, các khoa học gia đã khám phá rằng tuyến tùng của con người có những cơ quan cảm nhận được ánh sáng và sản xuất chất melatonin, được tiết ra tùy theo ánh sáng mà thân thể tiếp nhận được (xin đọc Bản Tin 133, "Tuyến tùng và Melatonin" http://godsdirectcontact.us/sm21/enews/www/133/ss.htm).
altNhưng các khoa học gia vẫn chưa xem trọng chức năng của tuyến tùng trong cơ thể con người. Dù nó cũng tương tự như con mắt thứ ba trong một số thú vật, con người không sử dụng tuyến tùng để trực tiếp cảm nhận ánh sáng.
Một khám phá gần đây cho thấy mắt thường cũng có thể sản xuất được chất melatonin, làm cho vai trò của tuyến tùng trong con người càng ít quan trọng hơn nữa.
Cuối cùng, khác với loài vật, con mắt thứ ba của loài người nằm sâu trong não bộ, và vị trí khác biệt này khiến cho tuyến tùng của con người dường như càng ít trọng yếu hơn. Vì theo trong luật tiến hóa, tuyến tùng có vẻ như sẽ từ từ biến mất, thay vì đóng vai trò quan trọng trong chức năng sinh tồn.
Nhưng khám phá từ những cuộc khảo cứu tương tự như của ông Vitaly Pravdivstev có thể sẽ thúc đẩy khoa học cận đại có cái nhìn mới về đề tài này. Khả năng phóng hình ảnh lên phim dường như đã biểu lộ rằng chức năng của tuyến tùng không những nhiều hơn chức năng mà các khoa học gia đã nhận biết, mà còn cho thấy cơ quan này có thể tự "nhìn thấy" và có tầm hoạt động vượt khỏi trình độ sinh tồn vật chất.
Vì vậy, dù là đối với nhiều người con mắt thứ ba có vẻ như không còn hữu dụng, lý do đàng sau có thể hoàn toàn khác hẳn với những điều mà khoa học tin tưởng từ lâu. Tuyến tùng có thể chỉ cần được đánh thức, theo cách mà Sư Phụ đề cập là "nối tiếp trở lại với Thượng Ðế", để có thể hoạt động theo đúng vai trò của nó.
Một tác giả khác, nhà thần học G. de Puruker, trong thập niên 1920 đã viết về tuyến tùng và sự tiến hóa của nhân loại (http://www.theosociety.org/pasadena/man-evol/mie-16.htm) từ khía cạnh tâm linh nhiều hơn là sinh vật học:
altNgay cả hiện tại, tuyến tùng là nguồn gốc của trực giác. Khi chúng ta có một linh cảm, tuyến này nhẹ nhàng rung động; khi chúng ta có một hứng khởi hay một sự nhận biết trực giác, nó rung động mạnh hơn.
Tuy nhiên sự khởi động của tuyến này khó khăn, vì cặp mắt thịt hoạt động mạnh hơn. Càng về sau, cặp mắt sẽ dần dần càng hoàn hảo hơn về chức năng, tuy nhiên chúng sẽ bớt đi tầm quan trọng, và "con mắt đầu tiên" sẽ tự nó trở lại.
Có lẽ là sự đề cập của nhà thần học de Puruker về "con mắt đầu tiên", một lần nữa công nhận sự quan trọng của nó, trùng hợp với bước tiến vào Thời đại Hoàng Kim của nhân loại. Nếu vậy, cuộc khảo cứu của Pravdivstev có thể được xem là khoa học đang xác nhận sự quan trọng thật sự của mắt huệ. Và từ đó, như Sư Phụ đã nói, mắt huệ là nơi chúng ta "đi" để tiếp xúc với Thượng Ðế bên trong, và trong những thập niên kế tiếp, tất cả chúng ta sẽ càng trân quý hơn nữa hơn sự quan trọng về việc tiếp xúc với Thượng Ðế của mình.♥
 

8 nhận xét:

Unknown nói...

TEM cho entry mới của chị HC và chúc chị Chủ Nhật vui.
Bài này có nhiều thông tin thật thú vị.

NHAMY nói...

hồi trước học tâm lý thực nghiệm em biết điều này khoa học gọi là quang năng trực giác và chứng minh được nhiều điều ký thú...

Khúc Thụy Du nói...

Đọc bài em thấy lạ và lý thú lắm. Cảm ơn sự sưu tầm của chị . Chúc chị luôn vui khỏe , hạnh phúc nhé. Quí mến.

Unknown nói...

Chắc các nhà khoa học còn phải bỏ nhiều công sức và tiền của để nghiên cứu con mắt THƯ BA này ! Ta cứ theo dõi, may ra còn có thể thấy kết quả, nếu nhanh, còn chậm thì phải chịu thôi. Họ bảo các nhà ngoại cảm đọc được chữ khi bịt mắt cũng là do con mắt thư 3 đấy. Chúc HC ngủ ngon. Chào !

DAOMAN nói...

Con mắt thứ 3 chính là luân xa 6, vậy con mắt này có phải giác quan thứ 6 không CÁT ơi!

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

Em nghĩ không hẳn vậy. Cái nhìn thấy từ xa cảm nhân thấy ai đó như đang ở trước mình...
Cảm cảm thấy dự liệu xa thì em cũng chưa biết . Em mù tịt ý mà... há há...
Chị A, ăn hết rau chị gửi cho em, chả cho em tý nào cả...huhu..

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

Cái cô Hoàng thị Thiêm ấy. Em thì nghĩ giời cho mỗi người một kiểu đủ sống, làm người nổi tiếng và có khả năng đặc dị chả biết họ thấy thế nào, chứ em nghĩ mệt lắm chị nhỉ?
Em chúc chị khỏe

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

Chúc em mùa xuân vui vẻ , ấm áp và hạnh phúc