Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Cây sung làm thuốc


Cây sung làm thuốc & món ăn
ĐÓI LÒNG ĂN TRÁI CÂY SUNG
....Sung có tên khoa học là Ficus racmaosa.,

thuộc họ Dâu tằm. 
Cây sung hay ưu đàm thụ hoặc tụ quả dong (danh pháp hai phần: Ficus racemosa, đồng nghĩa Ficus glomerata Roxb., 1802) là loại thân cây gỗ lớn, mọc nhanh, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Cây mọc hoang dại ở các vùng nhiệt đớicận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm bìa rừng, nhiều nhất là ven các bờ nước ao, hồ, sông, suối.
 Qu, lá, thậm chí cả vỏ và nhựa sung có rất nhiều hoạt chất có tác dụng chữa nhiều bệnh vừa an toàn vừa tiện lợi và rẻ tiền 
Theo YHCT: 
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát đắng, tính bình,
Tác dụng: thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng bổ huyết. có thể dùng chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa, liều dùng 10-20g/ngày.
 Vỏ sung có vị chát tính bình, tác dụng như lá sung.
Quả sung cũng có vị ngọt, hơi chát
Tác dụng: kiện tỳ thanh tràng, lợi tiêu hóa, lợi trung tiện, nhuận tràng, diệt khuẩn, tiêu viêm… tăng cường tiêu hóa, sạch ruột, tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa…
Cành, lá, vỏ, nhựa của cây sung được dùng làm thuốc chữa phong thấp, sốt rét

Quả sung xanh chữa được bệnh đường ruột nhờ chất chát tannine
Trong dân gian, lá sung thường được sử dùng để chữa, sốt rét, tê thấp, làm sữa, liều dùng 10 – 20g / ngày;
Quả sung Theo phân tích, trong hai loại quả này có hơn 10 thành phần dinh dưỡng như đường glucoza, gluco, axit hữu cơ, men lipid, men protein... có tác dụng lợi sữa;


Quả sung còn có tác dụng giải độc, chữa viêm ruột, họng đau, trĩ... Quả sung, quả vả chín thơm mát, là một món quà vặt của trẻ con nông thôn. Trên thực tế, sung và vả là loại cây quý.
Quả sung & quả vả có tác dụng bổ tỳ vị, thanh tràng, giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh viêm ruột, hầu họng sưng đau, trĩ... Phụ nữ ít sữa có thể ninh nhừ 200g chân giò lợn với khoảng 8 quả sung, quả vả để ăn.

Nhựa trị các vết thương xây xát ngoài da, chữa đau đầu, áp xe vú, nhọt độc, hen, chốc lở, ghẻ ngứa …

Nhựa sung: có thể trị được bệnh ký sinh trùng đường ruột và phòng chống ung thư

Những bài thuốc từ cây sung:
Thanh nhiệt, tiêu viêm: Quả sung: 5-10 quả sắc uống có tác dụng: thanh nhiệt nhuận trường, nhuận phế, dứt ho, có thể trị bệnh phổi, nhiệt, khan giọng, yết hầu sưng đau, ho, đại tiện bí, kiết, trĩ, lòi dom … Nếu họng viêm, đau rát ăn vài trái thì có thể giải độc, tiêu viêm.
Chữa táo bón, trĩ, thông tiện, tiêu viêm: mỗi ngày ăn sống 5-10 quả sung, cần ăn trong 7 ngày liền.
Chữa nhức đầu nhẹ: dùng nhựa sung phết lên giấy mỏng đắp lên hai bên thái dương. Có thể phối hợp với việc ăn mỗi lần 1 nắm lá sung non trước khi đi ngủ.
Chữa viêm loét dạ dày – tá tràng: lấy quả sung sấy khô, nghiền nhỏ, ngày uống 10 – 20g.
Chữa mụn lở hoặc vú sưng đau: lá sung giã nát, trộn với nhựa đắp lên.
Giảm cơn hen: hứng lấy 5 giọt nhựa sung, hòa với 1 muỗng mật ong cho uống hoặc lấy giã nát trái sung, vắt lấy nửa chén nước cốt hòa với nước sôi uống mỗi ngày 1 lần. uống liên tục đến lúc khỏi bệnh mới ngừng.

Chữa mụn nổi đỏ trên mặt: hàng ngày nấu nước lá sung tật( những lá cơ nốt sần) rửa nhẹ rôi để cho tự khô, không lau mặt.
Chữa mụn nhọt:
Bài 1:_Lấy nhựa sung tươi, bôi trực tiếp vào mụn nhọt hoặc nơi chốc lở, sưng đau, ngày bôi 2-3 lần.
Bài 2:_ lá sung non giã nát với nhựa sung rồi đắp vào mụn nhọt sưng, đỏ, nóng, đau. Ngày vài lần.
Với mụn chưa có mủ thì đắp kín. Nếu mụn đã vỡ mủ thì đắp hở miệng. Muốn lấy “ngòi” của mụn ra thì thêm vào hỗn hợp trên một củ hành khô, rồi cũng đắp như trên.
Nếu có nhiều mụn đỏ mọc trên mặt lấy khoảng 500g lá sung nấu nước xông, ngày một lần, dùng nước xông rửa nơi có mụn.
Chữa chốc đầu trẻ em:
B ài 1:_ Vỏ tươi cây sung, sài đất tươi mỗi thứ 50g, lá trầu không 30g, bồ kết 20g sắc nước gội. Ngày một lần.
B ài 2:_ Lá vú sung ( l á c ó n ôt s ần )40g; huyền sâm, huyết giác, ngưu tất mỗi vị 20g. Sắc uống, ngày một thang, trước bữa ăn 1 giờ. Uống vài tuần lễ.
Bài 3:_ quả sung chín, giã nát, đắp vào nơi bị bệnh, để khoảng 1,5-2 giờ bỏ ra. Dùng nước sắc bạc hà rửa sạch mụn lở. Tiếp theo dùng hạt nhãn đốt cháy, tán bột mịn, rắc đều vào nơi lở loét. Ngày làm một lần.
Chữa phong thấp, sốt rét,sản phụ thiếu sữa: Hàng ngày nấu nước lá sung hoặc vỏ cây uống thay nước trà.
Chữa trúng độc đau bụng, nôn mửa: lấy lá sung non rửa, giã vắt lấy nửa chén nước cốt, hòa vào nửa chén nước ấm rối uống.
Chữa ghẻ: lá sung 100 g, lá rau sam 100g, bồ kết 30g, muối 5g, tất cả giã nhỏ vắt lấy nước bôi vào chỗ bị ghẻ. Đối với trẻ nhỏ. Dùng lá sung non giã nát xát lên nhiều lần.
Nhựa sung: có thể trị được bệnh ký sinh trùng đường ruột và phòng chống ung thư.
Chữa viêm họng: 30g rễ sung sắc lấy nước uống.
Rối loạn tiêu hóa, khó tiêu: lấy 50g lá sung, một ít màng mề gà, thần khúc, sơn tra mỗi loại 10g, sắc lấy nước uống.
Chữa bệnh trĩ: mỗi ngày ăn 10 quả sung, quả vả tươi, ăn liền trong 10_ 15 ng ày
Trĩ lở loét: Dùng sung 10-20 trái (nếu không có quả, có thể dùng 30-40g rễ hoặc lá) nấu với 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ xông và rửa giang môn, liên tục trong 7 ngày (1 liệu trình g 2 - 3 tháng. trĩ sẽ h ết.)
Chữa trĩ ra máu, sa trực tràng: Dùng 10 quả sung tươi hầm nhừ với một đoạn ruột già lợn ăn. Hoặc dùng 6 gr quả sung tươi, 9 gr rễ thị sắc uống. Nếu không có quả sung có thể dùng lá sung sắc lấy nước ngâm, xông khoảng 30 phút cũng có tác dụng
Trĩ ngoại:_ Lấy nửa cân lá sung thái nhỏ đổ ngập nước sắc kỹ rồi để ra chậu cho bệnh nhân ngồi lên để xông, sau đó lại vớt lá đắp lên chỗ đau, hễ nguội lại thay, mỗi ngày 2-3 lần như thế, liền trong 2-3 ngày. Ở nơi không có lá sung tươi có thể dùng lá sung kh
ỏi

Chữa bỏng: lá vú sung phơi khô, sao vàng, tán bột mịn, trộn đều với mỡ lợn, bôi vào nơi bị bỏng. Ngày bôi nhiều lần.


Ngoài ra, Toàn bộ Cây sung đều dùng làm thuốc chữa bệnh được, như cây dâu ta, hay như cây sen
_ Lá sung ( loại lá có sâu ăn, nhì có cục ) dùng một nắm
nấu nước uống đễ thông tiểu tiện, ngừa bệnh sỏi thận

_ Qu sung còn xanh đem phơi khô, thái lát phơi khô, ngày uống 15g ngừa được sỏi mật. Uống liều gấp đôi , ba ( 30- 40 g/ ngày ) chữa được sỏi mật
Chống muỗi và côn trùng đốt: vết muỗi đốt sưng đỏ lấy nhựa sung bôi vào, sau 30 phút vết sưng làn da trở lại bình thường như chưa từng bị tổn thương.
Chữa khản tiếng: Chỉ cần dùng 20g quả sung, sắc với nước, pha thêm chút đường hoặc mật ong, chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Chữa đau họng do viêm: Dùng quả sung xanh, phơi khô, tán mịn. Cách 30-40 phút lại lấy một ít bột, ngậm trong miệng và nuốt dần dần. Thông thường, chỉ cần ngậm vài lần đã thấy họng đỡ đau hẳn.
Chữa loét dạ dày, hành trá tràng: Trái sung sấy khô, tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g, liên tục trong 10 ngày (1 liệu trình), nghỉ 3-4 ngày, lại tiếp tục một liệu trình khác.

Táo bón: Dùng quả sung xanh (tươi hoặc khô đều được) 10 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn trong bữa cơm. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh.
Thủy đậu: Dùng lá sung tươi 100 - 150g, sắc lấy nước, dùng bông hoặc dùng khăn mềm tẩm nước thuốc, bôi lên chỗ bị bệnh, ngày 3-5 lần. Hoặc vạc một mảng vỏ sung cỡ 2 bàn tay, cạo bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, đập dập cho vào nồi nấu, chờ nước đỡ nóng (còn âm ấm) thì tắm. Nói chung, sau 3-5 ngày là có kết quả, da nhẵn nhụi không hề có sẹo. Nhiều người đã ứng dụng thấy kết quả tốt.
Chữa zona: Lá sung rửa sạch, hong khô, cắt nhỏ, thêm chút giấm ăn, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bệnh, thuốc khô lại thay.
Chữa mụn cơm (mụn cóc): Dùng lá hoặc cành sung, dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụn cơm, ngày bôi 2 lần. Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.



Kinh nghiệm đồng nghiệp:
Sung là loại cây thường được trồng ven ao hồ để lấy bóng mát, lá dùng gói nem. Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá sung vá hay lá sung tật.
.....
Một số ứng dụng:
- Khi bị sây sát, đắp nhựa lá sung lên trên chỗ sưng tấy đỏ.
- Nếu mụn có ngòi muốn lấy ngòi ra, giã 1 củ hành với nhựa và lá sung đắp lên trên, để hở miệng.
- Chữa nhức đầu: Phết nhựa sung lên giấy bản dán vào hai thái dương, kết hợp uống 5 ml nhựa hòa nước trước khi đi ngủ.
- Phụ nữ ít sữa hay tắc tia sữa: Dùng quả sung, quả mít non nấu cháo gạo nếp hay nấu canh với chân giò lợn ăn.
- Trên mặt nổi cục sưng đỏ: Dùng lá sung tật (có u) nấu nước nóng xông rửa mặt hàng ngày.
- Trẻ em ghẻ lở: Lá sung non giã nhỏ xát vào, bong vẩy là được.
Dùng quả sung xanh (quả chưa chín đỏ). quả tươi hay hái phơi khô đều được, ( Đến mùa quả, nên hái lấy vài cân, đem phơi khô, cất đi dùng dần). Hàng ngày dùng 15 – 20 quả, lòng lợn 1 đoạn, nấu canh ăn. Món canh này có tác dụng dự phòng và điều trị khá tốt trĩ nội và trĩ ngoại. Có thể ăn liên tục đến khi khỏi bệnh. Đối với trường hợp sa trực tràng do táo bón, hàng ngày có thể dùng 5 – 10 quả, sắc lấy nước uống.
- Trĩ : Dùng 10 quả sung; nếu không có quả có thể dùng 1 miếng vỏ cây (cỡ 2 bàn tay, đẽo bỏ vỏ ngoài) hoặc một nắm to lá sung, nấu với 1,5 – 2 lít nước. Tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút nấu nước xông giang môn, khi nước đỡ nóng (nhiệt độ còn 37độ C – 38độ C) thì lấy nước rửa. Mỗi ngày rửa một lần, liên tục 8 – 10 ngày (1 liệu trình), cũng có tác dụng trị liệu tốt. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một số trường hợp chỉ xông – rửa như vậy mà bệnh cũng khỏi.

Dùng quả sung chữa sỏi mật, sỏi thận.
Cách dùng : Thu hái những quả sung già, thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ sau đó phơi hay sấy khô để dùng. Mỗi lần dùng khoảng100gr quả sung đã sấy khô, đổ ngập nước sắc còn 1/3 để uống hàng ngày, sau 1 ngày bệnh nặng sẽ nhẹ, uống nhiều ngày bệnh sẽ khỏi. Nhiều người bệnh được chữa bằng phương pháp nầy đã khỏi hẳn 100%.
.
Thật bất ngờ khi dùng quả sung điều trị bệnh viêm đại tràng- Dạ dạy: khỏi nhanh chóng sau khi uống cốc thuốc thứ 2 sắc từ quả sung. Uống thay nước các bạn nhé, ít nhất ngày 3 cốc vào lúc đói.(theo bài viết, và phản hồi qua bài của: Trà Quang Doan, Kỹ sư nông nghiệp yêu nghề thuốc)
Lưu ý: Những người có bệnh túi thừa đại tràng nên tránh ăn sung, bởi các hạt nhỏ có thể tích tụ lại và gây rối loạn tiêu hóa.
Chữa viêm khớp: Lấy 2 - 3 quả sung tươi rửa sạch, thái nhỏ, tráng với trứng gà ăn. Hoặc sung tươi hầm với thịt lợn nạc ăn.
Chữa viêm họng: Sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn, cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hằng ngày.

Chữa chứng ho khan (không có đờm): Lấy 50 - 100 gr quả sung chín, gọt bỏ vỏ đem nấu với 50 - 100 gr gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.
Chữa tỳ vị hư nhược, rối loạn tiêu hóa: Lấy 30 gr quả sung sao hơi cháy. Mỗi ngày dùng 10 gr hãm khoảng 20 phút với nước sôi trong bình kín, cho thêm ít đường phèn, uống thay trà.
Chữa bệnh kiết lỵ: tùy theo độ tuổi dùng nhiều hay ít quả sung, sắc kỹ với nước, cho thêm chút đường cho dễ uống. Nếu không có quả sung thì có thể dùng lá sung tươi rửa sạch, sắc uống.

Nghiên cứu và ứng dụng của YHHĐ


Kết quả nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, các bộ phận của cây sung, đặc biệt là quả sung, ccó rất nhiều tác dụng ch ữa bệnh.
Dưới đây là một số tác dụng mới phát hiện và cách sử dụng cây sung để chữa bệnh mà có thể còn ít người biết.
_ Hỗ trợ trong trị ung thư và các bệnh khác
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhựa của quả sung xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như: Ung thư mô liên kết, ung thư vú tự phát, sarcoma hạch bạch huyết… Còn có thể làm chậm quá trình di căn. Vì vậy, có thể sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư theo một số phương pháp như sau:
Ung thư dạ dày, ung thư ruột: Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn, “tráng miệng” 5 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống.
Ung thư thực quản: Quả sung tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trogn 30 phút. Ăn thịt, uống nước canh.
Ung thư bàng quang: Quả sung xanh 30g (khô), mộc thông 15g, sắc nước uống trong ngày.
Ung thư phổi: Quả sung xanh 20 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày. Tác dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể áp dụng đối với người ung thư phổi trong thời kỳ đầu.

Sung với Thai phụ
Sung chứa lượng kali cao, giúp kiểm soát huyết áp. Do đó, Thai ph ăn qa sung giúp ngăn chặn tăng huyết áp liên quan tới tiền sản giật – một dấu hiệu rất nguy hiểm khi mang thai. 

- Sung nhiều chất xơ, giúp giảm bớt táo bón – rắc rối phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai.
- Enzyme proteolytic trong sung hỗ trợ hệ tiêu hoá cho người mẹ.
- Chất kiềm trong sung giúp kiềm chế cảm giác thèm ăn trong thời kỳ mang thai. Điều này giúp thai phụ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thừa cân, béo phì.
- Sung cũng giàu vitamin B6, vitamin từ lâu đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc giảm táo bón. Nó cũng chứa một lượng đáng kể omega 3, cần thiết cho sự phát triển thai nhi, cũng như giảm nguy cơ sinh non.Thai ph an qua sung được dùng như một vị thuốc chữa các bệnh sau:
Sản phụ thiếu sữa: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc có rất ít.
Ngoài ra, Thai phụ ăn qua sung rất có lợi cho hệ tiêu hoá, chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza… là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai.
Với em béSung là một loại quả dân dã, dễ kiếm và rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé vì có chứa chất xơ và một số vitamin tốt cho đường ruột. Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng cũng khuyến cáo các mẹ chỉ nên cho bé thử ăn sung khi con tròn 8 tháng nhé.
Món ăn từ quả sung
1. Quả sung muối
Nguyên liệu:
Quả sung : 01 kg (quả xanh già)
Muối : 100 gr
Nước : 01 lít
Tỏi : 01 củ
Mía : 01 khúc
Dụng cụ : Liễn, đá dằn
Cách làm :
Sung nhặt sạch cuống, dùng một miếng rửa chén còn mới cà cho hết lông bên ngoài vỏ quả sung rồi rửa sạch, xếp vào liễn. Tỏi bóc vỏ, chẻ đôi múi tỏi phủ lên trên mặt; Mía chẻ mỏng, đan thành mên, đặt lên trên mặt liễn rồi dằn đá cuội lên.

Muối với nước đun sôi, đê nguội đến 20°C, lóng cặn trút vào cho ngập mặt sung, để chừng 7 – 10 ngày là ăn đuợc. Món này có thể ăn thay cà pháo muối với canh.

2. Quả sung kho cá lẹp

Nguyên liệu :
Cá lẹp : 300 gr
Sung : 20 quả
Tương : ½ bát
Mật mía : 01 thìa canh; ớt bột, tỏi
Mỡ phần : 100 gr
Cách làm :
Sung cắt bỏ cuống, chẻ làm đôi rồi chần sơ với nước sôi; Mỡ phần rán thành mỡ và tóp mỡ.
Trộn cá và sung, tóp mỡ lẫn vào nhau rồi sắp vào nồi. Cho tương, mật mía và tỏi, ớt bột vào, bắc lên bếp đun vài dạo thì cho thêm nước chè xanh sâm sấp, đun vừa lửa cho đến khi gần cạn thi cho mỡ vào, đun thêm 05 phút cho thấm mỡ là đuợc.

3. Quả sung kho thịt ba chỉ

Nguyên liệu :
Sung : 20 quả
Thịt ba chỉ : 300 gr
Gia vị : Hành tăm, cà ri, nước mắm, tiêu, lá chanh
Cách làm :
Thịt ba chỉ thái mỏng, ướp với cà ri, nước mắm và tiêu; Sung làm như sung kho cá
Phi thơm hành tăm, cho thịt vào xào sơ rồi cho sung vào đảo đều, đổ thêm 01 bát nước dùng và đun vừa lửa cho tới khi nước trong nồi sền sệt, vàng ánh thì đuợc. Tắt bếp rồi mới cho tiêu và lá chanh thái chỉ vào. Món này ăn với cơm rất ngon.


Món sung nộm

Nguyên liệu: Sung xanh bổ đôi, ngâm trong nước muối khoảng 30 phút, rửa sạch, để ráo.

Cho đường, muối tinh (hoặc nước mắm), dấm trắng, nước lọc vào một bát to. Đánh tan nguyên liệu được một hỗn hợp có độ sánh và vị ngọt, đậm đà sâu.
Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
Ớt thái mỏng, bỏ hạt, băm nhỏ như tỏi.


Cho sung, tỏi, ớt vào hỗn hợp đã pha. Ngâm khoảng vài tiếng là bạn đã có món nộm sung chát dịu mà dòn tan, thấm vị chua cay mặn ngọt hài hòa. (Nếu muốn dùng nhanh hơn bạn hãy cắt mỏng những miếng sung ra).
Nộm sung có thể được dùng để lai rai ăn chơi cùng bạn bè, hay dùng ghém với các loại rau thơm ăn cùng thịt ba chỉ luộc, thịt ba chỉ áp chảo, tai lợn trộn thính hoặc cá trích nướng... đều rất ngon.

9 nhận xét:

NHAMY nói...

các loại cây rau cỏ đều là những vị thuốc hay và dễ tìm


vu song thu nói...

Nghe nói bà mẹ cho con bú, uông hoặc ăn sung xanh cho nhiều sữa. Không biết có đúng?

Đỗ Thị Lan nói...

Mùa sung nào chị cũng muối ăn với canh thay cà vì ăn cà muối đau khớp.

thanhthuoczvolen nói...

Cám ơn chị đã cho biết nhiều công dụng của Sung. Bọn em chỉ biết sung quả chấm mắm tôm để...nhậu thôi!

hoangxuanhoa nói...

Cây sung nhiều tác dụng quá đi. H thích nhất món sung muối chua của các nhà sư khi được mới ăn cơm chay.ở chùa, như chùa Linh Đường...

Đi tìm sự thật nói...

ĐÓI LÒNG ĂN TRÁI SUNG NON...
Mùa hè đỏ lửa 72 lương khô ăn với cơm vắt của chúng tớ là sung băm nhỏ trộn với bã mắm cái rang khô ...và RA TRẬN.
Bây giờ hắn là đặc sản đấy CÁT ui. Năm nào đó về Nam Định, Mâm thịt dê núi có hẳn một chùm sung..chấm mắm tôm. Bá cháy Chỉ nghĩ đến thôi là đã tứa nước miếng rồi

Unknown nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Unknown nói...

nguyenhuechi thai06:58 Ngày 22 tháng 12 năm 2013
Chào cô bạn già nêu chỉ đọc sơ một lượt thì thấy một bài viết tông hợp có ngọn ngành ..đầy đủ - nhưng nếu biết người viết là BS đông y quân đội- với tầm suy nghĩ và cập nhật những tinh túy có thực nghiệm của nhân gian và chính mình thì mới thấy bài viết là một tư liệu rất cần thiết cho mọi người việt như chàng hoài Sơn ngâm nga" ĐÓI LÒNG ĂN TRÁI SUNG NON...''của cát khi mở đầu bài viết . Chả biết có ai đói không ! nhưng trong những ngày này của tháng 12... NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN (22-12-1946-22-12-2013) Chủ nhà , tôi , HS,TT và các bạn khác nữa những người lính một thời đói khổ giữa đại ngàn trường sơn với nhưng cơn mưa rừng không giứt ....hành quân ra trận ....có đi không biết ngày về để tổ Quốc tôn sinh hòa bình hôm nay - chúc mừng Cát nhà thơ- thầy thuốc luôn khỏe nhiều nha

NoiLieuhaha nói...

Hay quám chỉ dẫn của Lan tuyệt vời, NL sẽ bắt chước để hướng dẫn cho bà xã nhà này dùng, chắc có hiệu quả tốt