Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

BUỔI CHIỀU CƯỜI KHÓC...

KHÓC: Chiều nay đi một đám ma... Chờ xe đến để về suýt ngạt thở...
Lại  được thông báo tiếp một đám ma tình xa... chạy hộc tốc dốc gan nhờ một người chị xuống tận Hải Phòng phúng viếng hộ.
CƯỜI: Long tong nháo về nhà thay giặt quân áo để còn đi đám cưới.


Thế là vừa khóc vừa cười... mặt mình giống một cái BỊ... hay cái RÓ rách?! Hay giống chú TỄU???


Đứng ngó nghiêng, thấy đã hết Xuân. Viết loăng quăng cho vui nè

Đám tang
Một vòng xe... lại một vòng

Loay hoay tôi giữa lung bung nửa chiều.
Ngọn gió lệch, bóng nắng xiêu
Một đi… dăm bảy cũng liều mà đi!
*
Đám cưới
Hương tình ngào ngạt đê mê
Én Xuân đan cánh cùng về bến Xuân
 Tháng Ba
Hoa gạo đỏ sân
Vừờn đêm đóm đóm quẩn chân ai người?..





Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

BÊNH SỞI

Mẹ cần biết để phòng bệnh sởi cho con
 Bệnh Sởi Ở Trẻ em
Bệnh sởi thường gây thành dịch vào mùa xuân.
Các trẻ nhỏ từ 1 - 5 tuổi thường dễ mắc nhất. Nếu không phát hiện kịp thời hoặc không biết cách điều trị, có thể để lại những hậu quả như kiết lỵ ra máu, tiêu chảy kéo dài, ho kéo dài, hoặc vẩy mại mắt... thậm chí có trường hợp gây tử vong.
Sách Y học cổ truyền mệnh danh bệnh này là bệnh “ma chẩn” (bệnh có mọc nốt ẩn náu dưới da, hình giống như hạt vừng
Nếu gặp thời khí thuận hoà, trẻ có sức khoẻ tốt thì 3 ngày mọc, 3 ngày phát, 3 ngày bay. Trẻ yếu lại gặp thời tiết xấu thì phải 20 ngày mới bay được sởi.
Triệu chứng lâm sàng
Muốn biết được trẻ lên sởi, cần phải biết mấy nguyên tắc sau đây: Sởi mọc từ đầu xuống chân là thuận, mọc từ chân lên đầu là nghịch. Mắc bệnh vào thời tiết xấu, trẻ thường bị sốt cao, nóng li bì, có trẻ bị tiêu chảy hoặc bị kiết lị, đái đục; có khi sốt kéo dài mà vẫn không thấy sởi mọc, nhưng ngón tay giữa lạnh, dái tai lạnh, mắt hung hung đỏ, nước mắt vòng quanh, như thế là trẻ bị sởi ủ bên trong, không mọc ra ngoài được.
Bệnh phát triển theo 3 thời kỳ như sau:
Thời kỳ phát nóng
Sốt nóng vừa, khoảng trên 38 độ, ho, xổ mũi, chảy nước mắt, có khi thổ và tả... giống như cảm mạo, nhưng cần phân biệt những triệu chứng khác với cảm mạo như sau: ngón tay giữa lạnh, sau tai nổi dây máu đỏ và 90% trẻ lên sởi, trong miệng phía bên má có nổi 1 điểm trắng ở giữa, chung quanh đỏ hồng.
Thời kỳ sởi mọc
Bình thường, phát nóng 3 - 4 ngày thì sởi mọc. Thường thường mọc ở sau tai trước, dần dần lan khắp thân mình rồi đến tay, chân. Có khi lại mọc ở thân mình trước, rồi sau mọc ở các bộ phận khác; độ 3 - 4 ngày thì mọc khắp người. Trong lúc sởi mọc, sờ tay vào da thấy nham nhám, nóng thêm, ho tăng, có khi phiền khát, ngứa ngáy khó chịu; có trẻ tiêu chảy hay nôn mừa, mắt sưng, sợ ánh sáng và ngứa dũi. Sởi mọc dày, sắc đỏ là nhẹ; sởi mọc thưa, sắc nhợt là nặng; sởi không mọc được hay mọc ít là nặng hơn.
Thời kỳ sởi bay
Sau khi sởi mọc 3 - 4 ngày thì bắt đầu bay, chỗ nào mọc trước sẽ bay trước. Lúc sởi bay, các chứng đều nhẹ dần.
Cách đề phòng
Về cuối năm, các bà mẹ nên mua nhiều cây Mùi già, có quả già rắn chắc, buộc treo trên cao, ở chỗ có thể hóng gió cho khô giòn, vò lấy hạt và lá khô, cho vào lọ đậy kín. Đến thời kỳ hay có bệnh sởi, lấy một nắm nhỏ hạt và lá Mùi già, đun sôi với 3 gáo nước, để gần nguội tắm cho trẻ. Trước khi tắm, nên cho trẻ uống một thìa canh nước Mùi đó. Cứ cách nửa tháng lại tắm một lần. Cách này có thể đề phòng được bệnh sởi phát sinh, lại sạch và thơm. Nếu cẩn thận hơn và có điều kiện thì thỉnh thoảng quần áo của trẻ cũng nên cho vào nồi nước Mùi già, đun sôi càng tốt.
Trước mùa bệnh sởi phát sinh, nên chọn mua những con cá Mè tươi, đánh vẩy sạch, luộc, gỡ nấu cháo cho trẻ ăn. Tuỳ theo độ tuổi của trẻ, tuỳ mức ăn của trẻ để nấu cho vừa đủ. Nếu trẻ nào có thể ăn vã thay cơm được thì nên cho ăn, không hạn chế. Nếu có điều kiện, nên cho ăn nửa tháng một lần. Mỗi lần ăn xong lại tắm lá Mùi già. Cách này vừa để phòng được bệnh sởi, vừa bồi dưỡng sức khoẻ cho trẻ để trẻ có sức đề kháng với bệnh tật. Nếu có bị lên sởi cũng không nặng lắm.
Khi đang có bệnh sởi lan tràn, cần cho trẻ tránh xa nơi đang có bệnh. Người nhà hay cha mẹ của trẻ khi có việc cần phải đến nơi có bệnh sởi, ngay sau khi về tới nhà phải thay, giặt quần áo bằng nước sôi và tắm rửa sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ. Gia đình nào có đông con, nếu có một trẻ bị sởi, phải cho trẻ cách ly, không cho nằm chung; chăn màn, giường chiếu phải giặt sạch.
Cách xử lý và điều trị
Cổ phương có nhiều bài thuốc chữa sởi. Sau đây là những bài thuốc kinh nghiệm, dân gian đơn giản, hiệu quả cao:
- Đang mùa sởi, nếu trẻ có vẻ kém vui đùa, không chịu chơi như mọi ngày thì các bà mẹ nên lưu ý theo dõi ngay: Quan sát thấy trán trẻ âm ấm lại có mụn lờ mờ ở dưới da mắt, da trán, dái tai hơi man mát thì đó là dấu hiệu sắp mọc sởi. Lúc này cần cho trẻ kiêng nước, tránh gió và ủ ấm. Đồng thời cho trẻ uống ngay bài thuốc sau :
Bài thuốc: Củ Sắn dây một miếng to khoảng bằng 2 bao diêm, gọt vỏ, thái mỏng; cánh Bèo cái 5 cây, vặt bỏ rễ; Kinh giới 10 ngọn (khô hoặc tươi, nếu có hoa càng tốt)
Cả 3 thứ trên, đun sôi kỹ với nửa bát ăn cơm nước, gạn ra còn âm ấm, cho uống rồi đắp chăn cho kín gió. Đây là liều lượng thuốc cho trẻ từ 1 - 3 tuổi. Trẻ lớn hơn, tăng liều gấp 2; trẻ dưới 1 tuổi, chỉ cho uống một nửa liều lượng trên. Mỗi ngày một thang. Uống 2 ngày liền. Khi sởi đã mọc ra được đủ thì thôi.
Ngoài ra cũng có thể dùng cách khác: Lấy 5 - 6 chiếc lá cây hoa Nhài hoặc một cái nấm Hương, đun sôi kỹ với một chén nước, để gần nguội cho trẻ uống.
- Trong khi mới lên sởi 1, 2 ngày đầu, nếu trẻ bị tiêu chảy mỗi ngày 3 - 4 lần, cũng không ngại, khi sởi mọc sẽ bớt tiêu chảy. Sởi đã mọc mà chưa khỏi tiêu chảy thì chữa như sau:
Bài thuốc: Búp ổi 5 - 6 cái, lá Chè xanh 20 chiếc (hoặc Chè khô một ấm), Gừng tươi 2 lát. Tất cả đun sôi với một chén nước to lấy nửa chén, gạn ra để nguội, cho trẻ uống dần dần, từng thìa nhỏ. Nếu uống hết chỗ thuốc đó mà chưa khỏi, lại làm tiếp lần nữa cho trẻ uống. Trẻ từ 2 - 3 tuổi trở lên, liều lượng các vị thuốc trên phải tăng gấp đôi.
- Nếu sởi không mọc ra ngoài (không phát lên được), cần làm như sau:
Bài thuốc: Hạt Mùi 10g, đun sôi trong một xoong con để hạt Mùi rữa ra và dùng lưng chén rượu hòa vào hạt Mùi rồi phun từ cổ đến chân và lưng trẻ (tránh đầu và mặt). Phun xong ủ ấm cho ra mồ hôi, sởi sẽ mọc đều ra ngoài da. Hằng ngày lấy 10g hạt Mùi và 50g rau Má sắc cho uống đến khi sởi mọc hết là được. Khi sởi sắp bay hết cho uống 3 thang giải độc như sau:
Bài thuốc : Hoa Kinh giới, Kim ngân, Sài đất, Đại hành, Bạch chỉ, Thổ phục linh, ý dĩ, mỗi thứ 10g, sao qua; Cam thảo 5g để sống. Tất cả sắc với 2 bát ăn cơm nước lấy một bát, sắc như thế làm 2 lần để được 2 bát, trộn hai lần sắc, cô lại còn một bát, cho uống nhiều lần trong ngày. Mỗi lần từ một chén con trở lên, tuỳ theo tuổi. Dùng liên tiếp 3 thang trong 3 ngày cho bệnh lui hẳn.
Gia giảm
Nếu uống bài thuốc trên mà đại tiện táo bón thì gia 20 cây Nhọ nồi; nếu có tiêu chảy thì gia 20 búp ổi sao vàng và 3 lát Gừng tươi sắc cùng với thuốc; nếu có ho nhiều thì dùng một nắm lá Chua me đất, giã lọc lấy nước hoà với một tí muối, hoặc dùng một nắm lá Dấp cá, giã nhỏ, lọc lấy nước hoà với một tí muối để trẻ nhấp hằng ngày.
Về biện pháp hộ lý dinh dưỡng
Tránh cho trẻ ăn các chất cay, nóng, dễ làm thêm sốt cao, co giật; tránh cho trẻ ăn chất có đạm, chất tanh, dễ dẫn tới tiêu chảy, kiết lỵ. Giữ cho trẻ không gặp khí lạnh ngoài trời hoặc khí lạnh người chết, sẽ phản ứng không mọc được ra ngoài mà chạy vào trong sinh bệnh lớn. Khi bệnh nhi khỏi, muốn tắm cho trẻ thì đun nước sôi để âm ấm rồi vò lá Kinh giới hay lá Sả, lá Mùi già và tắm nhanh rồi lau khô, không cần phải xông.
Sau 3 - 4 ngày, sởi đã bay, nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu như: cháo đường, canh rau Ngót nấu với cá Trê hoặc cá Rô. Không nên cho trẻ ăn nhiều thịt, chỉ nên cho ăn ít thịt nạc.
Sau khi sởi đã bay rồi mà sinh ra kiết lỵ, đại tiện ra mũi nhầy hoặc có dính máu thì nên cho trẻ ăn Trứng gà với lá Mơ tam thể thái nhỏ hấp cơm hoặc lấy một chén nước chè tươi thật đặc, hoà với một thìa đường đỏ cho uống. Cần kiêng ăn mỡ, thịt. Nếu trẻ đã lớn, có thể luộc rau Sam non cho ăn và uống nước rau Sam thay nước thường.
Có trẻ khi sởi đã bay rồi mà 2 mu mắt vẫn còn hum húp, mắt vẫn nhắm thì nên làm như sau: lấy 10 ngọn Húng dũi rửa sạch bằng nước muối, dùng một cái bát con và một cái chầy nhỏ rửa sạch, luộc nước sôi, giã nhừ Húng dũi để đắp mắt. Qua một đêm mắt sẽ mở được.

Tiêm vacxin phòng sởi
Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ, đúng lịch. Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng trong cả nước, đặc biệt là các địa phương xảy ra dịch sởi tăng cường các hoạt động giám sát, hướng dẫn việc cách ly, tổ chức điều trị kịp thời để hạn chế tối đa các trường hợp mắc, biến chứng và tử vong do sởi.
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 - 11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
Hiện nay đang là mùa đông - xuân, điều kiện thời tiết thuận lợi cho vi rút sởi lưu hành và gây bệnh. Theo kết quả giám sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các trường hợp có sốt phát ban nghi sởi là rất cao (trên 70%). Do vậy, khi phát hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.


Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

PHÒNG CHỮA BÊNH MÙA XUÂN

 Cảm Cúm.
( sốt vi- rut, sốt nóng ho không rõ nguyên nhân) có khi trở thành dịch lây lan rất rộng.
Triệu chứng: Đau đầu, sốt nóng, ngạt mũi, hay chảy nước mũi, ho, thở, đau mình mẩy, nôn mửa, mệt mỏi...
Nếu kèm theo các triệu chứng như sợ gió, sợ lạnh là phong hàn,
 lại thêm miệng khô, khát nước hay lưỡi vàng... là phong nhiệt.
Trị phong hàn: 
Dùng thuốc Tân ôn giải biểu
Bài thuốc: Tử tô, Kinh giới, Trần bì, Hương phụ, Bán hạ, Quế chi, mỗi vị một nhúm (12 - 20g) sắc với 2 bát nước, lấy 1 bát, uống 1 lần lúc nóng cho ra mồ hôi.
Trị phong nhiệt: Dùng thuốc Tân lương Các bài thuốc phát tán phong nhiệt thường được dùng để chữa bệnh cảm mạo có sốt, bệnh truyền nhiễm ở giai đoạn đầu (viêm khởi phát) bệnh thấp khớp cấp v.v...
Bài thuốc: Cát căn (củ Sắn dây), lá Dâu, hoa Cúc, Sài hồ, lá Tre, Bạc hà, mỗi thứ một nhúm (12 - 20g) sắc và uống như trên.
Nếu vì nóng quá, sinh các chứng nói mê, phiền khát hay đại tiện táo bón… thì gia các thuốc trị nóng như Thạch cao sống , Tri mẫu. Mã thày,…
Đề phòng bệnh cúm

- Dùng Tỏi rất tốt. Khi có dịch cúm, dùng dầu Vừng với Tỏi nhỏ mũi và uống, ngày 3 – 4 lần, mỗi lần một thìa cà phê. Nếu ăn được Tỏi, mỗi bữa ăn nên dùng một vài nhánh Tỏi. Mới bị cúm, ăn Tỏi cũng có thể khỏi bệnh.

Ôn bệnh mùa xuân”: là một bệnh danh mà Y học cổ truyền thường dùng để chỉ một loại bệnh hay bị cảm nhiễm trong mùa xuân. Mùa xuân, thời tiết còn lạnh, hay mưa phùn, chốc lại nắng nóng, làm cho cây cối dễ phát triển nhưng người sức yếu, người già, trẻ em dễ bị cảm.
Chẩn đoán phân biệt: - Nếu đau đầu, phát nóng, sợ gió, sợ lạnh, ho hen… là phong hàn
Nếu thêm các chứng miệng khô, khát nước hay lưỡi vàng là phong nhiệt (đã nói ở trên).
- Nếu cũng đau đầu phát nóng nhưng không sợ gió, sợ lạnh mà sợ nóng thì gọi là “bệnh ôn”. “Bệnh ôn” cũng là một bệnh truyền nhiễm, thường gây thành dịch, nguy hiểm.Bệnh ôn” thường biểu hiện ra nóng sốt và hay lây, nên khi trị “bệnh ôn”, thường dùng thuốc mát để thanh nhiệtthuốc thơm để trừ tà (dịch khí hay vi khuẩn).
Trị “bệnh ôn” cần phân biệt như sau:
- Bệnh mới phát, chỉ đau đầu, phát nóng, ho, miệng khô, hay khát nước hoặc không khát: dùng thuốc cay, mát để thanh nhiệt, trục tà:
Bài thuốc:

Lá Dâu, hoa Cúc, Kim ngân hoa, lá Tre, Bạc hà, Kinh giới, Tử tô, Hương phụ, mỗi thứ một nhúm (12 - 20g), sắc với 3 bát nước lấy 2 bát, chia 2 lần, uống lúc ấm.
- Nếu thêm các chứng nôn mửa, ngực đầy hơi, thì gia: Hoắc hương, Hậu phác, NgHệ, hạt Cau rừng… mỗi thứ một nhúm.
- Nếu phát nóng, sinh điên cuồng, nói mê, phiền khát hoặc đại tiện táo bón thì tuỳ từng chứng: như Thách cao, Tri mẫu , Đại Hoàng…
Đề phòng “bệnh ôn”

Lúc có dịch, lấy Hùng hoàng tán bột, gói vào lụa hoặc vải mỏng, nhét vào một lỗ mũi hay dầu Tỏi thoa mũi cũng tốt.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

NGAN NGỮ VÀ CÁCH NGÔN DƯỠNG SINH Vần M

Biên tâp : BÙI HẠNH CẨN. Với sự cộng tác của ĐÀO THU THỦY


VẦN M

Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên( Kienlucbat) tặng cụ Bùi Hạnh Cẩn bản Gõ Đồng DÂN PHÚ QUỐC CƯỜNG (tranh chữ của cụ Bùi  )

Mau mồm dễ sai, bước vội dễ ngã.
- Mắt bị bệnh từ tay ra, dạ dày bị bệnh từ miệng.
- Mắt là cửa sổ tâm hồn, sách là lương thực của tinh thần.
- Mặt không rửa sinh bẩn, đất không quét sinh bụi.
- Mầm bệnh từ miệng vào, điều xấu từ lòng dạ ra.
- sống là do trời ban cho, của cải là do lao động mang lại.
- Mềm mại có thể thắng được cứng rắn, yếu có thể thắng đựơc mạnh.
- Mệt mỏi là sự sụp đổ của cơ thể và buồn rầu là lưỡi búa của tâm hồn.
- Mệt mỏi thân thể nhưng không mệt mỏi trí tụê.
- Miếng thịt nướng phải ăn nóng, lời nói qúy báu phải đúng lúc.
- Miệng luôn cười người luôn trẻ, gặp việc không buồn ,sống lâu trăm tuổi.
- Miệng nói tay làm thì lời nói mới quý.
- Món ăn cần nóng, quần áo cần mặc rộng.
- Mồ hôi chảy thì đổi được mùa màng, cần mẫn học tập thì được tri thức.
- Mồ hôi chảy thì tài năng mới là quả ngọt ngon, tấm lòng chân thành mới là tri kỷ.
- Mồ hôi cần chảy trên mình người ốm, và tiền cần chi tiêu ở trên mặt con đường chân chính.
- Môi hở răng lạnh, cửa phá nhà tan.
- Mỗi người một bệnh, mỗi việc một đặc trưng.
- Mỗi vị thuốc một vị riêng, uống loạn thuốc thì mất mạng.
- Mồm tham lam một lúc khổ đến thân cả đời.
- Mơ màng lắm rồi cũng có lúc tỉnh, cùng cựa lắm rồi cũng có lúc giàu sang.
- Mỗi ngày ăn ba quả táo, một đời người không biểu hiện già.
- Một bánh xe thì không chạy được , người mà không tiết kiệm thì dễ phiền não.
- Một bước sai cả đời lầm lỡ.
- Một cái lá che mắt không nhìn thấy núi Thái Sơn, hai hạt đậu bịt lỗ tai không nghe thấy tiếng sấm ù.
- Một câu đồn nhảm có thể làm tổn thương đến quần chúng, một gốc cây cháy có thể tiêu hủy cả rừng.
- Một câu nói có thể dẫn đến họa sập trời, lời nào mà chưa suy nghĩ đi nghĩ lại ba lần thì không nên nói ra.
- Một câu nói hay cũng có thể làm cho nghìn người vui thú, một câu nói dở khiến cho nghìn người chia rẽ.
- Một đêm không ngủ tốt, chín đêm đau đầu liền.
- Một đêm không ngủ, mười đêm vẫn còn thiếu thốn.
- Một điều phúc có thể nén được trăm mối họa, một điều chính đáng có thể chiến thắng được trăm điều ác.
- Một đường mạch không ổn, khắp người khó chịu.
- Một giờ ngủ trước nửa đêm giá trị hơn ba giờ sau đó.
- Một là chờ đợi hai là mong mỏi ba là hụt hẫng ,một là học hỏi hai là làm ba là thành công.
- Một lần dạy sớm, vạn việc dễ dàng.
- Một miếng cơm thiu hại dạ dày, một người hư hỏng loạn trăm nhà.
- Một ngày ba bữa cơm thựa không phải là hạnh phúc thực.
- Một ngày có thể bỏ lỡ một mùa xuân, mười năm có thể bỏ lỡ cả đời ngừơi.
- Một ngày công việc không hoàn thành, hỏng kế hoạch cả năm.
- Một ngày của người có tri thức giá trị hơn cả đời người vô học.
- Một ngày cười ba lần không cần dùng thuốc bổ.
- Một ngày cười ba lần suốt ngày không già, một ngày mà buồn ba lần càng thêm già.
- Một ngày cười một ít ,hơn cả uống thuốc bổ.
- Một ngày gây rối, mười ngày không yên.
- Một ngày không ăn thì đói, một ngày không học thì ngu.
- Một ngày không luyện chân tay chậm lại ,hai ngày không luyện mất mộ nửa sức lực,ba ngày không luyện người không ra người,bốn ngày không luyện mắt lờ đờ.
- Một ngày say rượu,mười ngày đau đầu.
- Một ngày tập thể dục, tuổi thọ lên đến trăm.
- Một nghề không giỏi cả đời nghèo khó

- Một ngón tay bị đau, chín ngón tay đều nhức.
- Một người chăm chỉ mà kết giao với mười người lười biếng thì không lười cũng thành lười, một người lười biếng mà kết bạn với mười người chăm chi thì không chăm chỉ cũng thành chăm chỉ.
- Một Mẹ già có thể nuôi được mười đứa con, mười đứa con khó nuôi được Mẹ già.
- Một nhà hòa thuận thì thường yên vui, một trại đoàn kết có thể chống được địch.
- Một thân thể khỏe là nơi cư trú tốt của tâm hồn.
-Một thầy thuốc không thể trở thành bác sĩ giỏi nếu người đó không từng ốm.
- Một việc biết đến nơi đến chốn, còn hơn trăm việc biết có một nửa.
- Một trăm kẻ lười biếng nói năng giỏi đạo lý, không bằng một người biết chăn dê cừu.
- Một trăm khúc hát không thể có một điệu, một trăm dạng bệnh tật không thể có một loại thuốc.
- Một trăm lời nói suông không bằng một việc làm thật, trăm lần ao ước không bằng một lần đến tận nơi.
- Một túi tiền vàng, một bao tải phiền não.
- Một việc làm tốt có thể trừ được trăm cái khó, một việc làm hỏng dẫn đến nghìn cái tai vạ.
- Mùa đông ăn rau cải mùa hạ ăn gừng, bệnh nhỏ họa ít đều hết cả.
- Mùa đông cần lợp kín giàn che mát. Mùa hạ cần lợp kín phòng giữ ấm.
- Mùa đông chớ bỏ áo vải mỏng, mùa hạ chớ bỏ áo lông cừu.
- Mùa đông không che đầu, mùa xuân không hở bụng.
- Mùa đông không lạnh nhờ chăm chỉ dệt may, năm mất mùa không đói nhờ cày cấy vất vả.
- Mùa đông không tiết kiệm, thì mùa xuân u sầu,mùa hạ không lao động thì mùa thu không có hoa mầu.
- Mùa đông kỵ ăn cá gỏi, mùa hạ kỵ ăn thịt chó.
- Mùa đông lạnh hay nóng đừng có đi hỏi người mặc nhiều quần áo, sự đời dễ hay khó đừng có đi hỏi thằng đần.
- Mùa đông luyện tập chút ít bệnh tật sẽ bớt đi, mùa đông lười thêm chút nữa sẽ uống thêm vài bát thuốc.
- Mùa xuân không vội giảm bớt áo ,mùa thu không vội thêm mũ.
- Một gậy học một chiêu.
- Mũi ngạt không ngửi được hương thơm, mắt đau không thích ánh sáng .
- Mụn ghẻ do lây lan, tai họa do miệng lưỡi mang lại.
- Muôn việc sai lầm đều xảy ra trong lúc vội vã.
- Muốn được mùa thì lao động, muốn sức khỏe nhiều thì rèn luyện.
- Muốn đời sống ngọt ngào, nhà không một người nhàn.
- Muốn được trường thọ, trước tiên cai thuốc bỏ rượu.
- Muốn học tốt một đời, cần đau lưng mỏi mắt.
- Muốn hưởng phúc thường biết đủ.
- Muốn khỏe mạnh cần trong sạch, muốn tinh thần sáng suốt cần đọc sách.
- Muốn khỏe mạnh cần vệ sinh, muốn giàu có cần chăm chỉ lao động.
-Muốn khỏe mạnh ngày ngày luyện tập.
- Muốn không bệnh cần giảng vệ sinh, muốn có tài nên cần đọc sách báo.
- Muốn không bị sinh bệnh thì nồi,gáo ,bát tẩy rửa sạch sẽ.
- Muốn không buồn rầu ,chớ ước muốn xằng bậy.
- Muốn không cô đơn lạnh lẽo khẩn trương làm công việc nhiều.
- Muốn ngọt bùi trước tiên phải khổ cực, muốn yên vui trước tiên phải lao động.
- Muốn nhìn nước biển phải nhìn ở chỗ nước sâu, chữa bệnh phải chữa tận rễ.
- Muốn khỏe mạnh, ăn cơm nhai thật kỹ.
- Muốn sống lâu cần sống giản dị, khó khăn kéo dài thì chết sớm.
- Muốn thân thể khỏe mạnh .bữa ăn đừng thiếu tỏi.
- Muốn thân thể khỏe mạnh, hằng ngày phải dậy sớm.
- Muốn thân thể khỏe mạnh ít bệnh, ngày ngày đi bộ tập luyện sớm.
- Muốn thân thể khỏe mạnh , thức ăn cần tươi sống.
- Muốn tránh xa siêu thuốc phải rửa tay trước khi ăn.
- Muốn trăm bệnh không sinh ra , đừng bao giờ ăn no quá.
- Muốn trẻ con được bình an, thường cho chúng đôi chút đói rét .
- Muốn trẻ con được mạnh khỏe, ăn mặc đừng quá mức.
- Mưa bay làm ẩm áo nỉ, lời nói xằng bậy làm hại đến hòa khí.
- Mưa to thì úng ruộng,nói nhiều thì mệt người.