Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

30/4. Gửi hai người vợ trong đoàn BS B2 ( ĐI B-- 13/4/1973)



Các em đâu rồi? K. ơi! V. ơi!
30 tháng tư, lúc 9 giờ 30  hai đứa ôm chị cười đầm đìa nước mắt
Trong ba chúng mình chị là người lớn nhất
- chỗ dựa cho trái tim đơn côi.

Các em đâu rồi?
39 năm dặc dài...
39 năm ấm nồng? hoang lạnh?!
30/ 4 này,
 Các em xa… chồng chị xa…  đồng đội xa…
Ăng lặng chị một mình!

Ngoài kia
Phố phường ngày lễ vắng tanh
Heo may trái mùa dấm dứt
 Mưa  cơn dài ngắn dỗi hờn
Cây xanh ủ ê buồn bực.

… Tái tê gió rét đầu hè!


Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Gửi: CHƠI VƠI



Dán kín tháng ngày cô lẻ
Gửi theo cánh nhạn cuối chiều.
Ngày Sóc chợt heo may lạnh
Khói hương se sắt cô liêu…

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Bệnh GOUT & ĐIỀU TRỊ


   
Làm thế nào để phòng cơn gút cấp?
Xuân - hạ - thu - đông chúng ta đều gặp bệnh nhân gút điều trị tại các khoa xương khớp. Tăng axit uric máu kéo dài và lắng đọng các tinh thể urat tại khớp gây viêm khớp được gọi là bệnh gút. Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa axit uric máu nên phải kiểm soát bệnh suốt đời”

XIN MỘT LẦN...


Họa bài thơ :KHI NÀO THẤY của NT XUÂN HOÀNG

KHI NÀO THẤY


 XUÂN HOÀNG 
( Một nhà thơ cùng thời của cha tôi có một tâm hồn thơ & nhân cách lớn )

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

HỌA THƠ CAO SƯ PHỤ

XƯỚNG:

 NGẬM NGÙI BẾN HẸN

Ngậm ngùi nhớ bến hẹn ngày xưa
Tắc Ráng hàng ngày một chuyến trưa
Khách đỗ bờ kênh hòa nắng gió
Ta chờ bóng gáo rụng hoa mưa
Ân tình mỗi lúc mù sương thấm
Nghĩa cữ sau cùng cánh nhạn đưa
Cuối nẻo bụi hồng xa dấu ái
Còn chăng phảng phất chút hương thừa.

CAO LINH TỬ


HẠT CAT HỌA
15:09 Ngày 22 tháng 04 năm 2014

XIN GỬI VỀ ĐÂY
Bên cũ còn đây, dâu dáng xưa
Tháp Mười nắng dãi dọc trời trưa
Sen xanh búp ngả lơ thơ lá
Quán nhỏ tường xiêu tí tách mưa
Thương nhớ bao ngày sông nước biệt 
Duyên tình mấy thuở gió mây đưa 
Xa xôi có nhớ lời thề hẹn
Xin gửi về đây chút thiếu thừa

**********************
LAN HUỆ

Lan huệ sầu chồng héo lạ thay
Sao buồn da diết phận hoa này
Thuyền quyên cơm hẩm chan dòng lệ
Thục nữ bùn đen lấm gót hài
Sân trước phớt hồng bung nở cánh
Cụ già lặng lẽ đứng khoanh tay
Lời ru cùa mẹ thời xưa ấy
Đơn giản nhưng mà ngẫm cũng hay

Cao Linh Tử
18/42014
***
Hoa Bướm Ngày Xưa

Bốn mùa trăn trở tiết đổi thay
Xuân hạ thu đông gợi lòng này
Một cánh bướm vờn hoa e thẹn
Mưa gió hờn ghen rủ vóc hài
Ngày đêm mong ngóng màu sắc úa
Đợi chờ quân tử khéo đôi tay
Chăm sóc vườn xưa hoa rực rỡ
Nơi chốn biên thùy ai có hay

Kim Oanh

***
DỞ HAY

Hương trời sắc nước cũng là đây
Đẹp đến ngẩn ngơ lòng dạ này
Sương gió ào ào trời đẫm lệ
Hồng trần mờ mịt đât lem hài
Cánh nhung rực rỡ long lanh mắt
Nhụy thắm rung rinh mát mịn tay
Giáng thế Thiên Nga nơi cát bụi
Duyên lan tình huệ có gì hay?!

Hat Cat
22/4/2014

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

PHƠI XUÂN

Vén mây cho nắng ló ra
Cho hoa gạo nở tháng ba đỏ giời

HÌNH NHƯ...




Hình như… Người ạ… hình như
Nghiệp duyên vấn vít, ngãi nghì quấn quanh.

HỌA THƠ CAO SƯ PHỤ

16/4

CHUYỆN TÌNH ĐOẢN HẬU

Cao Linh Tử
Tháng mười rằm ấy mở đầu chương
Mười tám tuổi đầu biết vấn vương
Sông nước đồng quê khung lễ giáo
Thư sinh thôn nữ cửa luân thường
Chập chờn giấc ngủ lầm say đắm
Tha thiết lời thư lén nhớ thương
Áo tím theo chồng tình bế ngõ
Rồi an lòng đất cạn sông Tương.

Cao Linh Tử

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

RAU QUẢ cho người acd uric cao & vài nét về PHÙ NỀ

Một số thực phẩm nên kiêng: 
 Người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu... Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt...

TRIẾT LÝ VỤN


1-

Tình yêu: Không nô lệ - chủ nô
Không kẻ cầu xin - không người bạn tặng.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

TÔI KHÓA CỬA ĐỜI - ĐI VỀ CHỐN THÊNH THANG

TÔI KHÓA CỬA ĐỜI - ĐI VỀ CHỐN THÊNH THANG
Thơ Ngô Bảo Đài

cat-rain-on-window-1376016671_600x0.gif
Cánh cửa đời khép chặt mấy mươi năm
Bản lề rỉ và khóa đồng hoen rỉ
Đặt trái tim giữa vàn muôn ước lệ
Tôi một mình đi về phiá không Tôi…

BẾN BÌNH AN

Tặng bè bạn tôi

Ta về bên bến bình an
Để lòng vơi những đa đoan nỗi người

Họa thơ Cao sư phụ: THƠ HUYỀN THỜ


Thơ vui tặng Ký Gàn
THƠ HUYỀN THỜ
Lỡ nhầm mụ vợ suốt ngày thơ
Bà Cửu Thiên kia chắc để thờ

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

KHÚC KHÔNG ĐỀ


1-
Đem phận riêng trộn muôn chung
Dấu vô ưu dưới khôn cùng đắm say

Nồng nàn đẫm ướt ngàn mây
Trăng ngà ai rắc mỏng dầy ban mai?...

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Theo bạn già ra công viên HÀ NỘI

Hình ảnh: Thân mến gửi Cát !
Hat Cat _ Hanh Nguyên_ ( ngồi)
Tâm Tâm _ Hà Chu ( hàng đứng giữa )
Anh Hoàng Giap Ton _ anh Hải Xuân











Hình ảnh: Đây nữa !
Chia ray...

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

EM ĐITÌM NỤ TÀM XUÂN XANH




Em đi tìm nụ Tầm Xuân
Nụ Tầm Xuân xanh biếc.

CON MẸ MÃI BAY CAO BAY XA...



Con gái bé bỏng bay lên từ lời ru à ơi
Sữa mẹ thơm môi hồng mọng hé
Con bay lên từ ngát thơm Hương nhu
Tóc chiều mẹ thả lơi ngọn gió...
Con gái bé bỏng bay lên từ vai cha
Đôi vai gồng tháng năm vất vả
Con bay lên từ ước vọng khát khao.
Cha mẹ một đời gian khó.

Con gái bay từ lên tình yêu
Trái tim máu đỏ
Mẹ chắt nắng mưa.

Cha neo giông tố
Kết tinh khôi cho con bay xa... bay xa...

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

NỤ TẦM XUÂN NỞ RA XANH BIẾC ?! là TẦM XUÂN NÀO?


 : Phan Bảo Thư   Chúa Nhật, 13 Tháng 12 Năm 2009 08:03
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước ra vườn cà hái nụ tầm xuân,
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay...  Những câu ca dao với lời và ý thật nhã đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhac đóng góp vào những bản nhạc xuân. Từ ngữ "xuân " trong danh từ "nụ tầm xuân " dễ gợi cho mọi người những ý nghĩ về tuổi trẻ; những hoài niệm về thuở ầu thơ với những tưởng tượng mơ hồ về hính dáng của loài hoa: HOA TẦM XUÂN hay NỤ TẦM XUÂN NỞ RA XANH BIẾC.

 Nhưng, ...thật sự có thứ nu tầm xuân nở ra xanh biếc hay không ? Vì nhiều người cho rằng nụ tầm xuân chỉ là những cánh hoa hồng dại làm gì có màu xanh biếc? Để nhận ra xem có còn loài hoa tầm xuân nào mà nụ nở ra xanh biếc nữa chăng bài viết này sẽ đề cập đên những dữ kiện liên quan đến nụ tầm xuân.
Trước hết như nhiều người công nhận rằng hoa Tầm xuân chỉ là một chi nhánh của loài hoa mọc hoang dại trong họ hoa hồng. Tầm Xuân còn có những tên khác là: thích hoa, bạch tán hoa, thích mi, ngưu cúc, thập tỉ muội, thất tỉ muội, dã tường vi. Hoa co' màu trắng hay hồng; còn màu "xanh biếc" trong câu thơ thì tac giả đã túng vận nên chỉ nói cho suôn, cho hợp với vần "iếc" trong từ ngữ "tiếc" của câu sau. Chuyện túng vận đúng hay sai sẽ được đề cập ở phần sau. Và trong nhóm hoa thuộc họ nhà hồng này có những loài có tên khoa học là Rosa tunquinesis hay Rosa cymosa hay Rosa multiflora (Wikipedia) và có nguồn gốc từ Âu châu, Tây Á.Sách Và tài liệu của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ cũng như Võ Văn Chi và Lê Khả Kế chỉ cho thấy Tầm Xuân thuộc họ nhà Hồng (Rosaceae) với các loài sau: Rosa tunquinensis (Tầm Xuân Bắc hay còn gọi là Quầng quầng), Rosa cymosa (Tầm xuân-hồng choắt-hồng roi), Rosa multiflora (Tầm xuân đa hoa). Tự điển của Nguyễn Đình Hoà dịch chữ Tầm Xuân sang tiếng Anh là dog rose: hồng chó hay hồng cẩu, thật không thanh lịch lãng mạn gì hết vì tất cả các loài hoa hồng này chỉ là những loài hoa mà cành cây đầy gai góc và màu hoa thì từ trắng đến màu hường nhạt không có loài nào nở ra xanh biếc.Từ Nguyên tự điển chỉ ghi Tầm Xuân là đi tìm mùa xuân, có mấy câu thơ liên quan đến ý nghĩa của hai chữ Tầm Xuân:
Tầm Xuân du thượng lộ
Truy yến nhập tiên gia
 [ Trần Tử Ngang] hay: .
Ngũ hành` tương cấm hoa
Thập bộ tưởng tầm xuân
[Mạnh Hạo Nhiên]. 
Thi nhân của nền Văn chương Hoa Việt cũ không có nhiều cảm hứng trước loài hoa Tầm xuân vì nó hiếm hoi hay vì hương sắc quá khiêm nhường trước những mẫu đơn, hải đường, hoàng mai, tịnh lan... nhưng dù hiếm hoi thì "nụ tầm xuân' cũng đã có tên trong nền văn chương Đai Việt. 
Như đã nói, tình, ý gởi gắm trong mấy câu ca dao thật yêu kiều và lãng mạn và cũng đã có một giai thoại của lịch sử về chúa Trịnh Tráng ở Đàng Ngoài và vị khai quốc công thần Đào Duy Từ ở Đàng Trong trong giai đoạn mở đầu của thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.Là một đấng thiên tài nhưng lại sinh ra từ một gia đình xướng ca họ Đào không thể tiến thân bằng con đường khoa cử nơi đất Bắc, đành phải dung thân, tìm chân chúa nơi "Đạo Hoành-sơn ". Noi theo chí lập thân của người xưa, theo cách cũ của Bách Lý Hề, Ninh Thích gõ sừng trâu mà đủng đỉnh ngâm khúc "Ngoạ Long Cương ". Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã "già " đoán anh hùng giữa chốn trần ai. Rồng mây gặp hội, Đào Duy Từ đã đem hết tài kinh luân giúp chúa Nguyễn an bang tế thế, vững bền biên thuỳ một cõi nguy nga ở phương Nam, sá gì Trịnh phủ hiếp đáp vua Lê ở Bắc Hà mà không dám đương đầu : dư bất thụ sắc!Thành tích và chiến công của Đào Duy Từ đến tai chúa Trịnh, Trịnh Tráng sai người mang lễ vật cho Đào Duy Từ với lời ân hận đã bỏ lỡ cơ hội cho cuộc tương phùng:Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước ra vườn cà hái nụ tầm xuân;
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay.Lễ vật và tình ý không chiêu dụ được Đào vì ông đã tìm ra chân chúa, ông đã trả lời Trịnh Tráng: Ba đồng một mớ trầu cay,
sao anh không hỏi những ngày còn không ?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra !Lời từ chối nhẹ nhàng nhưng khéo léo; Trinh Tráng lại cho người chiêu dụ một lần nữa; lần này ho Đào quyết liệt hơn:
Có lòng xin tạ ơn lòng,
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen.

Trinh Tráng không còn kiên nhẫn nữa, tức giận:Có ai vể tới Đàng Trong,
Nhắn nhe Bố Đỏ liệu trông đường về;
Mãi tham lợi bỏ quê quán tổ,
đất nước người dù có như không.Không biết ai là tác giả của những câu ca dao ấy, Trinh Tráng và Đào Duy Từ sáng tác hay là chỉ góp nhặt từ trong dân gian như viên đá quý trong đám sỏi đá của văn chương bình dân mà họ đã gặp trên đường đi. Cho dù tác giả là ai thì những viên đá hay những thanh kiếm bắt gặp trong án thư của vương phủ hay của một đại thần phải là một viên đá quý không có tỳ vết hay là thanh bảo kiếm không hoen rỉ. Chúa Trinh đã dùng lời lẽ trong mấy câu thơ để chiêu dụ hiền tài thì đó không thể là cau thơ của một thi sĩ túng vận. Một chút dài dòng văn tự trên đây chắc cũng đủ để nhận chân giá trị bài thơ.
Tô Đông Pha chắc phải thẹn thùng nhiều lắm về chuyện sửa câu thơ của Vương An Thạch sau khi nhận ra sự hiện hữu của loài chim có tên Minh Nguyệt và loài sâu có tên Hoàng Khuyển. Hy vọng chúng ta không phạm phải lỗi lầm của người xưa; chớ vội nói rằng câu ca dao câu ca dao trên đã có sự túng vần trước khi nhận dạng ra một loài hoa Tam Xuân nở ra xanh biếc.Thật vậy.
Bàn trở lại về cách gieo vần của bài thơ, đây là bài thơ theo thể lục bát thất ngôn, vần "iếc" trong chữ "biếc" của câu thứ ba [câu thất thứ nhất] sẽ được nối vần với chữ thứ năm của câu thất thứ hai [chữ tiếc]. Khi đưa ra chữ biếc để gieo vần tác giả có hoàn toàn tự do vì chưa phải tìm vần. Nếu chữ tiếc, chữ thứ năm của câu thất thứ nhì [câu thứ tư của bài thơ] gieo đúng vần với chữ biếc mà không có nghĩa thì mới nói là câu thơ bị ép vần vì thi sĩ đang bị túng vần. Tóm lại ở đây thi sĩ có hoàn toàn tự do để viết (nói ) ra rằng nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Phải có một thứ Nụ Tầm Xuân nở ra xanh biếc.
 Lịch sử còn đó, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng và Nội tán Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ đã đi vào lịch sử, chuyện chiêu dụ và khước từ cũng đã rõ ràng nhưng câu chuyện văn chương thì vẫn còn là những ẩn khuất. lấy gì làm bằng chứng rằng hai bậc vương hầu Trịnh - Đào đã đối đáp với nhau bằng những câu ca dao như thế. Văn khố nào lưu giữ bút tích của người xưa? Chắc là khó vì xét cho cùng thì đó là những bí mật quân sự. Khó tìm thấy câu chuyện văn chương này trong những thư tịch khả tín nhưng giai thoại thì vẫn đồn đãi, lưu truyền trong dân gian. Không có lửa sao có khói hay là chúng ta dễ dãi một chút, chấp nhận câu chuyện qua lời truyền tụng của nhân gian. Tư-mã Thiên, đệ nhất sử gia Trung quốc đã không tìm tài liệu từ những lời nói lưu truyền trong dân gian đó sao?! Và rồi nếu câu chuyện văn chương có thật thì hoa tầm xuân nở ra xanh biếc cũng có thật. Phần khẳng định này phải nhờ đến những nhà nghiên cứu văn học và những nhà thực vật hoc.
  Sách Và tài liệu của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ cũng như Võ Văn Chi và Lê Khả Kế chỉ cho thấy Tầm Xuân thuộc họ nhà Hồng (Rosaceae) với các loài sau: Rosa tunquinensis (Tầm Xuân Bắc hay còn gọi là Quầng quầng), Rosa cymosa (Tầm xuân-hồng choắt-hồng roi), Rosa multiflora (Tầm xuân đa hoa). Tự điển của Nguyễn Đình Hoà dịch chữ Tầm Xuân sang tiếng Anh là dogrose: hồng chó hay hồng cẩu, thật không thanh lịch lãng mạn gì hết vì tất cả các loài hoa hồng này chỉ là những loài hoa mà cành cây đầy gai góc và màu hoa thì từ trắng đến màu hường nhạt không có loài nào nở ra xanh biếc.Vậy tai sao còn có một nhà thơ vẫn ngâm nga:Chạm vào một nhánh Tầm Xuân,
Vẫn xanh biếc nụ, vẫn ngần ấy hương." vẫn xanh biếc nụ, vẫn ngần ấy hương" xem ra thì thi sĩ đã quen thuộc với hoa Tầm xuân lắm và hy vọng rằng lần này thi nhân nhắc đến tên tầm xuân với màu xanh biếc không phải là một sự mô tả theo lối ước lệ vì tác giả câu thơ đã từng quen nhìn tầm xuân nên thấy "vẫn" xanh biếc nụ và đã từng quen thuộc với mùi hương hoa nên cũng chỉ ngửi thấy "ngần ấy hương". Và như vậy thì phải có một loại hoa tầm xuân có màu xanh biếc.Theo công trình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đức thì có một loại hoa họ đậu được phân phối nhiều ở duyên hải miền Trung Việt nam có tên là Tầm Xuân hay còn gọi là hoa Đâu biếc có màu xanh tím.Theo những nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đức thì hoa Tầm Xuân có nhiều ở duyên hải miền trung Việt nam từ Thanh hoá Nghệ an đến Bình Thuận. Hoa thuộc họ đậu sắc màu xanh tím nên còn có tên là hoa đậu biếc.Theo nhà thực vật học, giáo sư Nguyễn Thiện Tích ở Đai Học Khoa Học đường Saigon [nay là Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên] thì giống hoa này có chung một họ mà tên khoa học là Clitoria . Cái tên thật dễ gợi đến phần nhạy cảm nhật trong cái "vưu vật tôn nghiêm" của cơ thể phụ nữ: "Clitoris". Thuộc dòng ho Clitoria này có những chi mariana, blue pea, vine, fragan, macrophylla, alba, ... Có lẽ ví lý do thỗ nhưỡng, khí hậu mà loài hoa chỉ xuất hiện ở duyên hải miền trung Việtnam. Có lẽ vùng Thanh hoá Nghệ an, miền đất tổ của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng không hiếm loài hoa này và Thanh Đô Vương đã có dịp hội kiến loài hoa mang nhiều đặc tính lãng mạn, hoa Tầm XuânTự điển Việt Anh của Nguyễn Đình Hoà dịch tên Tầm Xuân từ tiếng Việt sang tiếng Anh là dogrose. Cái tên dễ làm thất vọng những ai có tâm hồn lãng mạn vì nó đã làm mất đi tất cả những thi vị của tên gọi Tầm XuânNhưng ngoài câu ca dao trên còn vài câu thơ như là :
Dáng tầm xuân uốn trong tranh tố nữ
Ôi tiên nương nàng lại ngự nơi đây,
Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường,
[ Bích Khê- Bức Tranh Tố Nữ]. Loài hoa hồng thì chắc là không thể khêu gợi, uốn éo như lời thơ của Bích Khê . Có lẽ Bích Khê, thi sĩ của thi sĩ sinh trưởng trên vùng đất của sông Thu bồn, núi Thiên ấn có dịp ngắm nhìn những đoá Tầm Xuân thuộc họ đậu lãng mạn Clitoria mariana hay Clitoria ternatea này chăng ? Xem như thế thì có hai nhóm hoa Tầm Xuân: nhóm thứ nhất thuộc loại nhà hồng với Rosa cymosa, Rosa multiflora, Rosa tunquinensis và nhóm thứ hai thuộc họ đậu như: Clitoria mariana, Clitoria ternatea, ... Không biết nhạc sĩ Xuân Tiên đã dề cập đến loài hoa Tầm Xuân nào khi soạn "Khúc Ca Ân Tình" ..."một ngày tìm về phương Bắc, hái hoa Tầm Xuân trao nàng... "Hoa cỏ thì đã có từ bao nhiêu triệu năm trước khi loài người xuất hiện trên hành tinh này, xét cho cùng thì cũng chỉ là những thứ hữu thể vô thường. Có thể chúng ta đã chiêm ngưỡng với nét đẹp tưởng tượng qua mấy ca dao trước khi thực chứng căn cước của loài hoa của Hoa Tầm Xuân. Nét đẹp trong huyễn tưởng bao giờ cũng lãng mạn và mỹ miều hơn trong thực tế và nhắc nhở nhiều đến những hoài niệm ấu thơ.
Nụ Tầm Xuân rộn hương ngày cũ,
Hoa bưởi thơm trắng tụ vườn xưa.
Để trời đừng nắng đừng mưa,
Chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ thương

VIẾT CHO CON GÁI NHỎ nhân ngày chị lấy chồng

Mẹ yêu con có nhỉnh hơn?!
Vì khi bé mấy lần con…

 Tưởng là...
Chong chong đèn bấc đỏ hoa
Mẹ ôm con... cõi Ta Bà chông chênh
Tháng năm lên thác xuống ghềnh
Thuyền đời táp gió... nổi nênh chống chèo.
Thân thiếu phụ hạt nắng xiêu
Bồng bềnh mẹ… giống cánh diều gió xiên.

Bé yêu của mẹ ngoan hiền
Má bồ quân… mắt hạt huyền xinh xinh
Mướt dài một mớ tóc xanh
Giỏi giang nết đất, thông mình tính trời.
Dặc dài đêm dọc, ngày xuôi
Thản nhiên con giữa cuộc đời bão giông.

Dõi con … mẹ đứng bên sông
Thấy hoa vườn vẫn thắm hồng màu tươi.

Bây giờ dù lớn khôn rồi…
Mẹ yêu con vẫn như hồi bé thơ.




VIẾT CHO HAI CON GÁI


HAI CON GÁI VỚI THÀY GIÁO CŨ
VIẾT CHO CON GÁI nhân kỷ niệm lần thứ 15 Ngày cưới  ( 12/4)

Muộn rồi con ạ. 
Đêm nay
Mưa... mưa mãi
 Mấy hôm rày vẫn mưa.
Biết con tíu tít sớm trưa
Công  _ Tư  nặng gánh, rau dưa nặng làn.

… Đò đưa con mẹ sang ngang
Bến sông mịn cát, đường làng thênh thênh.
Dù không sân cỏ, mái gianh
Hiền lương phúc phận, an lành đức nhân.
Quế hòe xanh phủ rợp sân
Gió gieo giọt ngọc trong ngần ánh sương
Mõ chuông  thanh thản Phật đường
Phận dâu con  _  chỗ tựa nương bóng chiều.

Đất cao, trời thấp bao nhiêu
Nhớ nghe con: lấy  thương yêu làm đầu.
Nổi trôi bãi bể nương dâu
Một gang… chả có dài đâu cuộc đời!

Cau non _ trầu quế thắm vôi
Tình tào khang chớ để vơi… 

cuối mùa!

***********************
**************
**********

VIẾT CHO CON GÁI NHỎ nhân ngày chị lấy chồng

Mẹ yêu con có nhỉnh hơn?!
Vì khi bé mấy lần con…

 Tưởng là...
Chong chong đèn bấc đỏ hoa
Mẹ ôm con... cõi Ta Bà chông chênh
Tháng năm lên thác xuống ghềnh
Thuyền đời táp gió... nổi nênh chống chèo.
Thân thiếu phụ hạt nắng xiêu
Bồng bềnh mẹ… giống cánh diều gió xiên.

Bé yêu của mẹ ngoan hiền
Má bồ quân… mắt hạt huyền xinh xinh
Mướt dài một mớ tóc xanh
Giỏi giang nết đất, thông mình tính trời.
Dặc dài đêm dọc, ngày xuôi
Thản nhiên con giữa cuộc đời bão giông.

Dõi con … mẹ đứng bên sông
Thấy hoa vườn vẫn thắm hồng màu tươi.

Bây giờ dù lớn khôn rồi…
Mẹ yêu con vẫn như hồi bé thơ.



Hai con gái & và các bạn lớp chuyên toán TN

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

TIÊU GIAO

Hình nền động đàn bướm hồng lấp lánh

Cứ như dạo, cứ như chơi
Mất còn, thua được, khóc cười mà chi
Chớp nhoằng đến, giông ào đi
Mưa bỏng rát, nắng dầm dề dối nhau.

Khư khư giữ trước, gìn sau
Sẩy tay vô ý qua cầu đánh rơi.

Dại khôn cũng đến thế thôi
Kiếp người ai chả nổi trôi Ta Bà.
*
 Tiêu giao cánh bướm la đà
Mặc gió mây đợi lá hoa... ghẹo mùa...