Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

NỤ TẦM XUÂN NỞ RA XANH BIẾC ?! là TẦM XUÂN NÀO?


 : Phan Bảo Thư   Chúa Nhật, 13 Tháng 12 Năm 2009 08:03
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước ra vườn cà hái nụ tầm xuân,
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay...  Những câu ca dao với lời và ý thật nhã đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhac đóng góp vào những bản nhạc xuân. Từ ngữ "xuân " trong danh từ "nụ tầm xuân " dễ gợi cho mọi người những ý nghĩ về tuổi trẻ; những hoài niệm về thuở ầu thơ với những tưởng tượng mơ hồ về hính dáng của loài hoa: HOA TẦM XUÂN hay NỤ TẦM XUÂN NỞ RA XANH BIẾC.

 Nhưng, ...thật sự có thứ nu tầm xuân nở ra xanh biếc hay không ? Vì nhiều người cho rằng nụ tầm xuân chỉ là những cánh hoa hồng dại làm gì có màu xanh biếc? Để nhận ra xem có còn loài hoa tầm xuân nào mà nụ nở ra xanh biếc nữa chăng bài viết này sẽ đề cập đên những dữ kiện liên quan đến nụ tầm xuân.
Trước hết như nhiều người công nhận rằng hoa Tầm xuân chỉ là một chi nhánh của loài hoa mọc hoang dại trong họ hoa hồng. Tầm Xuân còn có những tên khác là: thích hoa, bạch tán hoa, thích mi, ngưu cúc, thập tỉ muội, thất tỉ muội, dã tường vi. Hoa co' màu trắng hay hồng; còn màu "xanh biếc" trong câu thơ thì tac giả đã túng vận nên chỉ nói cho suôn, cho hợp với vần "iếc" trong từ ngữ "tiếc" của câu sau. Chuyện túng vận đúng hay sai sẽ được đề cập ở phần sau. Và trong nhóm hoa thuộc họ nhà hồng này có những loài có tên khoa học là Rosa tunquinesis hay Rosa cymosa hay Rosa multiflora (Wikipedia) và có nguồn gốc từ Âu châu, Tây Á.Sách Và tài liệu của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ cũng như Võ Văn Chi và Lê Khả Kế chỉ cho thấy Tầm Xuân thuộc họ nhà Hồng (Rosaceae) với các loài sau: Rosa tunquinensis (Tầm Xuân Bắc hay còn gọi là Quầng quầng), Rosa cymosa (Tầm xuân-hồng choắt-hồng roi), Rosa multiflora (Tầm xuân đa hoa). Tự điển của Nguyễn Đình Hoà dịch chữ Tầm Xuân sang tiếng Anh là dog rose: hồng chó hay hồng cẩu, thật không thanh lịch lãng mạn gì hết vì tất cả các loài hoa hồng này chỉ là những loài hoa mà cành cây đầy gai góc và màu hoa thì từ trắng đến màu hường nhạt không có loài nào nở ra xanh biếc.Từ Nguyên tự điển chỉ ghi Tầm Xuân là đi tìm mùa xuân, có mấy câu thơ liên quan đến ý nghĩa của hai chữ Tầm Xuân:
Tầm Xuân du thượng lộ
Truy yến nhập tiên gia
 [ Trần Tử Ngang] hay: .
Ngũ hành` tương cấm hoa
Thập bộ tưởng tầm xuân
[Mạnh Hạo Nhiên]. 
Thi nhân của nền Văn chương Hoa Việt cũ không có nhiều cảm hứng trước loài hoa Tầm xuân vì nó hiếm hoi hay vì hương sắc quá khiêm nhường trước những mẫu đơn, hải đường, hoàng mai, tịnh lan... nhưng dù hiếm hoi thì "nụ tầm xuân' cũng đã có tên trong nền văn chương Đai Việt. 
Như đã nói, tình, ý gởi gắm trong mấy câu ca dao thật yêu kiều và lãng mạn và cũng đã có một giai thoại của lịch sử về chúa Trịnh Tráng ở Đàng Ngoài và vị khai quốc công thần Đào Duy Từ ở Đàng Trong trong giai đoạn mở đầu của thời Trịnh - Nguyễn phân tranh.Là một đấng thiên tài nhưng lại sinh ra từ một gia đình xướng ca họ Đào không thể tiến thân bằng con đường khoa cử nơi đất Bắc, đành phải dung thân, tìm chân chúa nơi "Đạo Hoành-sơn ". Noi theo chí lập thân của người xưa, theo cách cũ của Bách Lý Hề, Ninh Thích gõ sừng trâu mà đủng đỉnh ngâm khúc "Ngoạ Long Cương ". Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã "già " đoán anh hùng giữa chốn trần ai. Rồng mây gặp hội, Đào Duy Từ đã đem hết tài kinh luân giúp chúa Nguyễn an bang tế thế, vững bền biên thuỳ một cõi nguy nga ở phương Nam, sá gì Trịnh phủ hiếp đáp vua Lê ở Bắc Hà mà không dám đương đầu : dư bất thụ sắc!Thành tích và chiến công của Đào Duy Từ đến tai chúa Trịnh, Trịnh Tráng sai người mang lễ vật cho Đào Duy Từ với lời ân hận đã bỏ lỡ cơ hội cho cuộc tương phùng:Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước ra vườn cà hái nụ tầm xuân;
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em lấy chồng anh tiếc lắm thay.Lễ vật và tình ý không chiêu dụ được Đào vì ông đã tìm ra chân chúa, ông đã trả lời Trịnh Tráng: Ba đồng một mớ trầu cay,
sao anh không hỏi những ngày còn không ?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra !Lời từ chối nhẹ nhàng nhưng khéo léo; Trinh Tráng lại cho người chiêu dụ một lần nữa; lần này ho Đào quyết liệt hơn:
Có lòng xin tạ ơn lòng,
Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen.

Trinh Tráng không còn kiên nhẫn nữa, tức giận:Có ai vể tới Đàng Trong,
Nhắn nhe Bố Đỏ liệu trông đường về;
Mãi tham lợi bỏ quê quán tổ,
đất nước người dù có như không.Không biết ai là tác giả của những câu ca dao ấy, Trinh Tráng và Đào Duy Từ sáng tác hay là chỉ góp nhặt từ trong dân gian như viên đá quý trong đám sỏi đá của văn chương bình dân mà họ đã gặp trên đường đi. Cho dù tác giả là ai thì những viên đá hay những thanh kiếm bắt gặp trong án thư của vương phủ hay của một đại thần phải là một viên đá quý không có tỳ vết hay là thanh bảo kiếm không hoen rỉ. Chúa Trinh đã dùng lời lẽ trong mấy câu thơ để chiêu dụ hiền tài thì đó không thể là cau thơ của một thi sĩ túng vận. Một chút dài dòng văn tự trên đây chắc cũng đủ để nhận chân giá trị bài thơ.
Tô Đông Pha chắc phải thẹn thùng nhiều lắm về chuyện sửa câu thơ của Vương An Thạch sau khi nhận ra sự hiện hữu của loài chim có tên Minh Nguyệt và loài sâu có tên Hoàng Khuyển. Hy vọng chúng ta không phạm phải lỗi lầm của người xưa; chớ vội nói rằng câu ca dao câu ca dao trên đã có sự túng vần trước khi nhận dạng ra một loài hoa Tam Xuân nở ra xanh biếc.Thật vậy.
Bàn trở lại về cách gieo vần của bài thơ, đây là bài thơ theo thể lục bát thất ngôn, vần "iếc" trong chữ "biếc" của câu thứ ba [câu thất thứ nhất] sẽ được nối vần với chữ thứ năm của câu thất thứ hai [chữ tiếc]. Khi đưa ra chữ biếc để gieo vần tác giả có hoàn toàn tự do vì chưa phải tìm vần. Nếu chữ tiếc, chữ thứ năm của câu thất thứ nhì [câu thứ tư của bài thơ] gieo đúng vần với chữ biếc mà không có nghĩa thì mới nói là câu thơ bị ép vần vì thi sĩ đang bị túng vần. Tóm lại ở đây thi sĩ có hoàn toàn tự do để viết (nói ) ra rằng nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Phải có một thứ Nụ Tầm Xuân nở ra xanh biếc.
 Lịch sử còn đó, Thanh Đô Vương Trịnh Tráng và Nội tán Lộc Khê Hầu Đào Duy Từ đã đi vào lịch sử, chuyện chiêu dụ và khước từ cũng đã rõ ràng nhưng câu chuyện văn chương thì vẫn còn là những ẩn khuất. lấy gì làm bằng chứng rằng hai bậc vương hầu Trịnh - Đào đã đối đáp với nhau bằng những câu ca dao như thế. Văn khố nào lưu giữ bút tích của người xưa? Chắc là khó vì xét cho cùng thì đó là những bí mật quân sự. Khó tìm thấy câu chuyện văn chương này trong những thư tịch khả tín nhưng giai thoại thì vẫn đồn đãi, lưu truyền trong dân gian. Không có lửa sao có khói hay là chúng ta dễ dãi một chút, chấp nhận câu chuyện qua lời truyền tụng của nhân gian. Tư-mã Thiên, đệ nhất sử gia Trung quốc đã không tìm tài liệu từ những lời nói lưu truyền trong dân gian đó sao?! Và rồi nếu câu chuyện văn chương có thật thì hoa tầm xuân nở ra xanh biếc cũng có thật. Phần khẳng định này phải nhờ đến những nhà nghiên cứu văn học và những nhà thực vật hoc.
  Sách Và tài liệu của Giáo sư Phạm Hoàng Hộ cũng như Võ Văn Chi và Lê Khả Kế chỉ cho thấy Tầm Xuân thuộc họ nhà Hồng (Rosaceae) với các loài sau: Rosa tunquinensis (Tầm Xuân Bắc hay còn gọi là Quầng quầng), Rosa cymosa (Tầm xuân-hồng choắt-hồng roi), Rosa multiflora (Tầm xuân đa hoa). Tự điển của Nguyễn Đình Hoà dịch chữ Tầm Xuân sang tiếng Anh là dogrose: hồng chó hay hồng cẩu, thật không thanh lịch lãng mạn gì hết vì tất cả các loài hoa hồng này chỉ là những loài hoa mà cành cây đầy gai góc và màu hoa thì từ trắng đến màu hường nhạt không có loài nào nở ra xanh biếc.Vậy tai sao còn có một nhà thơ vẫn ngâm nga:Chạm vào một nhánh Tầm Xuân,
Vẫn xanh biếc nụ, vẫn ngần ấy hương." vẫn xanh biếc nụ, vẫn ngần ấy hương" xem ra thì thi sĩ đã quen thuộc với hoa Tầm xuân lắm và hy vọng rằng lần này thi nhân nhắc đến tên tầm xuân với màu xanh biếc không phải là một sự mô tả theo lối ước lệ vì tác giả câu thơ đã từng quen nhìn tầm xuân nên thấy "vẫn" xanh biếc nụ và đã từng quen thuộc với mùi hương hoa nên cũng chỉ ngửi thấy "ngần ấy hương". Và như vậy thì phải có một loại hoa tầm xuân có màu xanh biếc.Theo công trình nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đức thì có một loại hoa họ đậu được phân phối nhiều ở duyên hải miền Trung Việt nam có tên là Tầm Xuân hay còn gọi là hoa Đâu biếc có màu xanh tím.Theo những nghiên cứu của Nguyễn Xuân Đức thì hoa Tầm Xuân có nhiều ở duyên hải miền trung Việt nam từ Thanh hoá Nghệ an đến Bình Thuận. Hoa thuộc họ đậu sắc màu xanh tím nên còn có tên là hoa đậu biếc.Theo nhà thực vật học, giáo sư Nguyễn Thiện Tích ở Đai Học Khoa Học đường Saigon [nay là Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên] thì giống hoa này có chung một họ mà tên khoa học là Clitoria . Cái tên thật dễ gợi đến phần nhạy cảm nhật trong cái "vưu vật tôn nghiêm" của cơ thể phụ nữ: "Clitoris". Thuộc dòng ho Clitoria này có những chi mariana, blue pea, vine, fragan, macrophylla, alba, ... Có lẽ ví lý do thỗ nhưỡng, khí hậu mà loài hoa chỉ xuất hiện ở duyên hải miền trung Việtnam. Có lẽ vùng Thanh hoá Nghệ an, miền đất tổ của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng không hiếm loài hoa này và Thanh Đô Vương đã có dịp hội kiến loài hoa mang nhiều đặc tính lãng mạn, hoa Tầm XuânTự điển Việt Anh của Nguyễn Đình Hoà dịch tên Tầm Xuân từ tiếng Việt sang tiếng Anh là dogrose. Cái tên dễ làm thất vọng những ai có tâm hồn lãng mạn vì nó đã làm mất đi tất cả những thi vị của tên gọi Tầm XuânNhưng ngoài câu ca dao trên còn vài câu thơ như là :
Dáng tầm xuân uốn trong tranh tố nữ
Ôi tiên nương nàng lại ngự nơi đây,
Mắt ngời châu rung ánh sáng nghê thường,
[ Bích Khê- Bức Tranh Tố Nữ]. Loài hoa hồng thì chắc là không thể khêu gợi, uốn éo như lời thơ của Bích Khê . Có lẽ Bích Khê, thi sĩ của thi sĩ sinh trưởng trên vùng đất của sông Thu bồn, núi Thiên ấn có dịp ngắm nhìn những đoá Tầm Xuân thuộc họ đậu lãng mạn Clitoria mariana hay Clitoria ternatea này chăng ? Xem như thế thì có hai nhóm hoa Tầm Xuân: nhóm thứ nhất thuộc loại nhà hồng với Rosa cymosa, Rosa multiflora, Rosa tunquinensis và nhóm thứ hai thuộc họ đậu như: Clitoria mariana, Clitoria ternatea, ... Không biết nhạc sĩ Xuân Tiên đã dề cập đến loài hoa Tầm Xuân nào khi soạn "Khúc Ca Ân Tình" ..."một ngày tìm về phương Bắc, hái hoa Tầm Xuân trao nàng... "Hoa cỏ thì đã có từ bao nhiêu triệu năm trước khi loài người xuất hiện trên hành tinh này, xét cho cùng thì cũng chỉ là những thứ hữu thể vô thường. Có thể chúng ta đã chiêm ngưỡng với nét đẹp tưởng tượng qua mấy ca dao trước khi thực chứng căn cước của loài hoa của Hoa Tầm Xuân. Nét đẹp trong huyễn tưởng bao giờ cũng lãng mạn và mỹ miều hơn trong thực tế và nhắc nhở nhiều đến những hoài niệm ấu thơ.
Nụ Tầm Xuân rộn hương ngày cũ,
Hoa bưởi thơm trắng tụ vườn xưa.
Để trời đừng nắng đừng mưa,
Chỉ hiu hiu gió cho vừa nhớ thương

12 nhận xét:

Bâng Khuâng nói...

TEM!

Tải tặng HẠT CÁT BÀ BÀ nhé!

http://www.youtube.com/watch?v=hYlIoCNXVCA

Bâng Khuâng nói...

VÀI HÌNH ẢNH VỀ NỤ TẦM XUÂN XANH BIẾC:

http://img.photobucket.com/albums/v397/Miiu/Ngoc%20Tram/muathu029.jpg

http://lh5.ggpht.com/_0kjErERIU_Y/TTRu76Ol42I/AAAAAAAAAHs/FQ9NXVBdsEE/DAU%20BIEC.jpg

http://nhavuonmientay.com/blog/article/56/day-dau-biec-clitoria-ternatea.jpg/654x360,crop.aspx

http://static.kienthuc.net.vn:81/Images/dataimages/201210/original/images1021545_hoatamxuan_kienthuc.jpg

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

http://e-cadao.com/tieuluan/images/clitoria_ternatea-tamxuan.jpg
nụ tầm xuân nở ra xanh biếc...
https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/t1.0-9/p296x100/10154354_443290802472716_8539962666482252164_n.jpg
Tầm xuân màu hồng

NoiLieuhaha nói...

Cảm ơn Hạt Cát đã cho biết nhiều điều thú vị
Anh cứ tưởng cái bó cành đơn không nhánh đầy nụ đỏ, xanh, trắng, tím chưa nở bán mỗi dịp tết đến là cành tầm xuân, má chưa từng thấy hoa nở lần nào (người bán cứ bảo hoa tầm xuân Trung Quốc), té ra hoa tầm xuân lại thế này sao?

Lê Vân nói...

Cát: Nhà thơ, BS, DS lại kiêm nhà SVH, ghê thật!

Unknown nói...

Bây giờ em mới biết tầm xuân là cây này-

NGƯỜI THỔI TÙ VÀ TRÊN CAO NGUYÊN nói...

Hay quá!

hoangxuanhoa nói...

Ui bà lang Cát, tác giả bài viết này “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành” về cái nụ tầm xuân xanh biếc đầy đủ “khoa học kỹ thuật” quá đi?. Theo thiển ý của H thì thơ ca được quyền nhân hóa đến độ tối đa hình ảnh, sự việc... Các cụ nhà ta xưa ghẹo nhau ở trinh độ nghệ thuật nhân hóa khá là cao:
“Lỗ mũi em tám gánh lông/
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho...”?
Sự thực mà lỗ mũi các cụ bà xưa mà những tám gánh lồng thì có mà các cụ ông chạy mất guốc! Nhà thơ mới Xuân Diệu đã dịch hai câu thơ Pháp làm câu đề từ trong bài thơ Vội Vàng của ông:
“Tôi muốn tắt nắng đi/
Cho đừng màu nhạt mất/
Tôi muốn buộc gió lại/
Cho hương bay đi”.
Làm sao con người đủ khả năng buộc được gió, tắt được nắng? Điều ấy chỉ riêng các nhà thơ làm được và họ đã làm bằng nhân hóa và phi thực rất hay:
“ Muốn trèo lên nắng mà đi/
Muốn đu lên gió mà về với nhau”(Đỗ Trọng Khơi).
Ai trèo được lên nắng ai đú được lên gió bao giờ? Ngoại trừ các nhà thơ!
Còn về cái màu xanh biếc, xanh dương, xanh lam, hay xanh gì gì thì cũng chỉ là một cách nói nhân hóa của thi ca. Ví như trái tim con người ai cũng biết là nó đỏ. Nhà thơ Tố Hữu viết về Ga ga rin bay lên vũ Trụ thì trái tim Ga ga rin lại là xanh:
“Trái đất xanh như trái tim anh”. Khi Tố Hữu viết về Đảng thì trái tim không xanh như trái tim nhà vũ Ga ga rin, mà nó lại đỏ nguyên bản:
“Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều...”
Bởi trong thơ ca được phép nhân hóa, phóng đại, phi thực, đão ngữ đến đến tối đa...!

thanhthuoczvolen nói...

Có cả tầm xuân xanh biếc nữa?

Lý Viễn Giao nói...

Chẳng cứ Tầm xuân . Nụ hoa hầu như xanh biếc cả . Chỉ có hoa thì "Mỗi cây mỗi hoa" mà vàng tía đủ đường !

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

Thật ra , bài khảo cứu này đã cho em hết thắc mắc Một Đời. Những chuyện khác em kệ các nhà thơ của anh, chuyện câu ca dao này là của nhân dân cần lao...em tò mò từ hồi em còn bé, vì đã là của dan gian thì phải có lý do, có hình ảnh cụ thể nào đó . Rồi một đời em đi tìm hoa tám xuân xanh. Bây giờ em đã gặp. Hihi... Em rất thích mà

Namcua nói...

Hay lắm chị ạ, giải đáp thắc mắc của em nữa chứ. Cám ơn chị.