Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Tạo thế cân bằng mới trên Biển Đông

Thứ bảy, 10/5/2014 | 15:36 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Tạo thế cân bằng mới trên Biển Đông

Ngày 8/5 chưa bao giờ thị trường chứng khoán rớt thê thảm như vậy trong hơn chục năm qua. Ngay cả những công ty có chỉ số tài chính tốt cũng chứng kiến giá chứng khoán sặc màu đỏ chạm tới sàn.c




Ngoài sự kiện biển Đông, các thông tin vĩ mô đều không có gì đặc biệt. Điều này cho thấy, dù con người chỉ muốn an cư làm ăn thì họ cũng không thể hững hờ trước những biến động của sinh mệnh dân tộc. Nhiều người đang trong trạng thái rất dễ bị kích động.


Chúng ta phải thấy, hiểu rõ đúng bản chất của cuộc chiến này, cùng với Chính phủ đưa ra những tính toán sáng suốt, chiến lược lâu dài để chiến thắng. Dựa vào các bài học từ Binh pháp Tôn Tử, Lý thuyết Trò chơi trong kinh tế học và vấn đề cải cách thể chế được áp dụng để phân tích diễn biến sự kiện trên biển Đông xem ra là một chuỗi móc nối rất logic với nhau.


Chúng ta thường ngộ nhận câu nói của Binh pháp Tôn Tử là “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Theo tôi, Binh pháp Tôn Tử không nói vậy mà chính xác là: "Biết địch biết ta trăm trận không nguy". Nếu theo cách hiểu thứ nhất, chúng ta “biết địch”, “biết ta” và đối thủ của chúng ta cũng “biết địch”, “biết ta” thì cả hai bên đều thắng? Vậy ai bại đây? Thực ra câu nói thứ hai mới thực sự đầy đủ hơn khi cả hai bên đều “biết địch”, “biết ta” thì sẽ chẳng có bên nào thắng cả mà chỉ duy trì thế cân bằng mà thôi (không nguy). Tuy nhiên, khi một trong hai bên mắc sai lầm (tức là “không biết địch” hoặc “không biết ta”) thì thế cân bằng cũ sẽ bị phá vỡ và dịch chuyển sang thế có lợi cho “bên thắng” (có bên thắng, có bên thua).


Cái này nếu giải thích theo Lý thuyết Trò chơi trong Kinh tế học thì chúng ta sẽ hiểu rằng, khi cả hai bên đều có hiểu biết đầy đủ về chiến lược của đối thủ và của mình thì cuộc chơi sẽ tiến đến một trạng thái cân bằng bền vững. Tuy nhiên, khi một trong hai bên mắc sai lầm về mặt chiến lược thì trạng thái cân bằng cũ sẽ bị phá vỡ và trạng thái cân bằng mới được thiết lập nơi mà đối thủ sẽ có lợi hơn.


Quan sát cách mà người Trung Hoa đã và đang làm ở biển Đông thì có vẻ họ rất "biết địch, biết ta", còn cách mà một số người phản ứng lại thì có vẻ như họ mới chỉ "biết ta”, mà "chưa biết địch". Quay lại nhìn những vấn đề trên biển Đông dưới góc nhìn của Lý thuyết Trò chơi, nhìn vào bối cảnh chiến lược để phân tích tương quan giữa Trung Quốc và Việt Nam.


Trung Quốc, theo tiếng Hán nghĩa là “quốc gia trung tâm của thế giới”. Vậy là ngay thời lập quốc những kẻ cai trị, họ đã mang mộng bá chủ thế giới rồi. Tuy nhiên, người Trung Hoa mà phần đa là người Hán phải chịu sự cai trị của dân tộc ngoại lai Mãn Thanh, sau đó là sự xâu xé của các nước đế quốc như Anh, Pháp, Mỹ... và đặc biệt là sự chiếm đóng của người Nhật. Thực tế kéo dài hàng trăm năm đó đã nung nấu một chủ nghĩa dân tộc cực đoan hàng thế kỷ của người Trung Hoa. Đây là lúc kinh tế, quân sự Trung Quốc đạt được sự chín muồi để thực hiện giấc mộng bá quyền và tinh thần phục hận hàng thế kỷ trước đó.


Về kinh tế, năm 1999, Trung Quốc bình quân thu nhập đầu người bằng Việt Nam. Nhưng đến 2014, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc đã gấp gần 3 lần so với chúng ta và họ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong khi Việt Nam là vẫn là một trong những nền kinh tế kém nhất ở Đông Nam Á, thậm chí hiện nay tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn bị cả Lào và Campuchia vượt qua. Về quân sự, kinh tế vượt trội kéo theo khả năng mua sắm thiết bị quân sự vượt trội. Mình có thể mua được một tàu ngầm thì Trung Quốc có thể mua được mười, thậm chí một trăm và hơn nữa.


Những nhân tố quan trọng khác trong bối cảnh cuộc chơi trên biển Đông thì sao?


Nước Mỹ, khi không may có cuộc chiến xảy, liệu sẽ ủng hộ chúng ta? Trung Quốc đã xâm lược Hoàng Sa năm 1974 sau khi Tổng thống Nixon và Mao Trạch Đông gặp nhau. Nếu không có sự thỏa hiệp từ Mỹ thì sẽ không bao giờ Trung Quốc dám chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó. Sau sự kiện Crimea, nếu người Nga và người Trung bắt tay với nhau thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lực độc tôn của Mỹ. Do đó tôi cho rằng, nước Mỹ sẽ quan tâm tới việc Nga – Trung đang chuẩn bị tập trận với nhau hơn là việc Trung Quốc đặt giàn khoan ở thềm lục địa Việt Nam.


Nước Nga sẽ ủng hộ ta? Năm 1978, Liên Xô và Việt Nam ký Hiệp định Hữu nghị và Hợp tác Liên Xô - Việt Nam, trong đó điều 6, hai bên thoả thuận: trong trường hợp một trong hai bên bị tiến công thì bên kia sẽ áp dụng các biện pháp thích đáng có hiệu lực. Hiệp định có giá trị trong 25 năm, tuy nhiên chỉ một năm sau, năm 1979 Trung Quốc đưa quân sang xâm lược Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc, Liên Xô đã làm gì? Hiện nay Trung Quốc đã đưa dàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam trên biển Đông thì nước Nga vẫn im lặng.


Mỗi khi lẽ phải và luật pháp quốc tế bị chà đạp thì tất cả quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước nhỏ, sẽ là những đối tượng bị thiệt hại nhiều nhất. Hãy đừng quên lực lượng thứ ba là những người bạn như Philipinnes, Maylaysia, Nhật, Hàn Quốc, ASEAN, những quốc gia đang có chung hiểm họa với chúng ta trước mộng bá quyền của Trung Hoa.


Vậy chúng ta phải làm sao đây? Theo tôi, chúng ta phải phát triển các yếu tố dẫn đến kiến tạo một vị thế cân bằng mới có lợi cho ta trên biển Đông.


Thứ nhất, hãy coi đây là cơ hội để chúng ta thay đổi nhằm phát huy được năng lực nội tại của toàn dân từ đó tạo ra một thế cân bằng mới cho quốc gia. Lúc này đây, nhân dân, Quốc hội và Chính phủ phải cùng xem đây là lúc thực sự nghiêm túc cải thiện môi trường thể chế (trong đó có cải cách hệ thống luật pháp) theo hướng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch để mỗi người dân phát huy hết được năng lực nội tại của mình, từ đó tạo ra một sức mạnh của toàn dân to lớn hơn.


Thứ hai, xây dựng vị thế mới trên chiến trận về kinh tế mà ở đó doanh nhân phải là những chiến sĩ tiên phong. Chỉ có thắng trên mặt trận kinh tế thì chúng ta mới có thể chiến thắng trên biển. Kinh tế tương đối chúng ta so với Trung Quốc càng kém đi, bối cảnh chiến lược biển Đông sẽ luôn xấu dần đi. Sẽ không bao giờ thắng trên mặt trận kinh tế nếu chúng ta không có những doanh nhân giỏi. Động lực làm giàu mỗi người dân sẽ giúp chúng ta có những doanh nhân giỏi hơn và các doanh nghiệp sẽ làm ăn cạnh tranh hơn. Khi nước chúng ta có những doanh nhân giỏi như người Israel, doanh nhân Việt có thể cạnh tranh được với doanh nhân Trung Quốc và thế giới. Đừng bao giờ quên người Israel chỉ có 6,9 triệu dân (năm 2004) luôn bị đe dọa xóa sổ bởi hàng trăm triệu người Ả rập ngay bên cạnh mà họ luôn đứng vững và không những thế còn phát triển và ngày càng trở nên thịnh vượng hơn. Chúng ta có đến 90 triệu dân!


Thứ ba, hãy liên kết với lực lượng thứ ba lại thành một khối. Chúng ta phải nói cho bạn bè trên thế giới (bao gồm cả những người Trung Hoa yêu chuộng hòa bình) lẽ phải và phải để họ hiểu được những đe dọa chung. Tham vọng bá quyền của Trung Hoa là cơ hội để những những nước cùng chung hiểm họa ngồi lại với nhau. Đừng bao giờ mắc sai lầm khi thực hiện đàm phán song phương vì đó là cách mà Trung Quốc chia rẽ sức mạnh tổng hợp chúng ta và những người bạn có cùng mâu thuẫn quyền lợi với Trung Quốc.


Thứ tư, quan trọng nhất là phải lấy dân làm gốc. Sinh mạng của nhân dân là thiêng liêng. Chúng ta yêu hòa bình và sẽ bằng mọi cách tránh chiến tranh nếu chúng ta còn có lựa chọn khác để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, khi không còn lựa chọn nào khác mà chúng ta phải chiến đấu thì hãy luôn lắng nghe nhân dân, hãy học hỏi cách mà ông cha đã làm. Ngày xưa giặc Mông Nguyên chiếm gần cả thế giới nhưng qua xâm chiếm ta cả 3 lần đều bại.


Trong chiến tranh không phải cứ mạnh là thắng mà là sự sáng tạo của một dân tộc bảo vệ lẽ phải sẽ là vô địch. Chúng ta có Điện Biên Phủ ở trên đất, Điện Biên Phủ trên không sao chúng ta lại không làm được một Điện Biên Phủ trên biển?


Lê Hữu Đức

6 nhận xét:

Unknown nói...

Tem vàng nhà Cát phát nào (~_~)

http://sl.glitter-graphics.net/pub/2910/2910520wmdx7uh66b.gif

Unknown nói...

Chúng ta thắng Pháp ở Điện Biên
Quân tàu khựa coi chừng tan thây

Chúc Cát iêu tuần mới an lành nhé ! (~_~)

http://3.bp.blogspot.com/-gQZU3QnLaSw/UMROCf4rHKI/AAAAAAAAAug/5vQ4Zqwu1fs/s1600/Untitled-2.jpg
http://www.oyegraphics.com/o/good_morning/good_morning_127.gif

vu song thu nói...

Bài viết rất hay. Những đề xuất xây dựng và có tầm vóc Cát à!

Unknown nói...

Giờ là lúc phát huy sức mạnh toàn dân hiến kế cho nước nhà.

OM nói...

Hix, chị em mình chỉ là phận đàn bà, lại chỉ là những phó thường dân, chả phải chức sắc gì, bàn chuyện lớn e là không hợp. Nhưng giờ giặc đến nhà...
Bài viết đưa ra 4 chiến lược mà tác giả cho là quan trọng.
1. Phát huy năng lực nội tại, cụ thể là cải thiện mộ trường thể chế, hệ thống luật pháp. Chị Cát nghĩ là các đồng chí ở trên có muốn làm chuyện cải này không ạ?
2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế, mà tiên phong phải là các doanh nhân.
Trong thời điểm kinh tế thê thảm, doanh nghiệp lăn ra chết hàng loạt thế này, chị Cát nghĩ cách đẩy mạnh xem thế nào?
3. Liên kết các lực lượng thứ 3.
Các lực lượng ấy gồm Philippin (có Mỹ chống lưng), Nhật (có nền kinh tế theo hướng TBCN cực mạnh). Liệu ta một mình một kiểu thì liên kết được hem?
4. Lấy dân làm gốc. Hehe. Cái này nghe quen từ nhiều chục năm nay nhưng chưa thấy. Liệu giờ là lúc sắp được thấy?

Có thể, giống như mọi khi, chị sẽ không trả lời còm này của em. Cũng không sao ạ! Giặc đến nhà, đàm bà cũng... tám thôi ạ!

Namcua nói...

Bài viết hay quá chị ạ, đầy khí thế và trí tuệ.