Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

GIƠ TAY CHẠM CÕI HƯ KHÔNG

Giơ tay chạm cõi hư không
Một xanh mây biếc một hồng vầng dương
Một  xôi xa mấy dặm đường
Một  đau đáu cõi linh hồn bơ vơ...
Một thương một nhớ ngẩn ngơ
Một nghiệp duyên biết bao giờ trả xong...

Ngồi buồn gỡ mớ bòng bong
Ai ơi...  biết có tương phùng chốn 
nao?


BÀI THƠ CON CÓC 4 - LỜI ƯỚC ĐOÁN NẰM SAU TRANG GIẤY


BÀI THƠ CON CÓC 4

THỨ SÁU, NGÀY 13 THÁNG 6 NĂM 2014


Con Cóc trong hang, thủng thẳng
Này rắn rết làng bên, áo nắng làng các ngươi đã phủ đầy bụi khói
Gió tự do bị cùm xích khẩu tra (trang)
Sao còn hung hăng múa búa liềm can qua ?


Con Cóc nhảy ra
Ao làng ta mùa này đua hoa cho gió dậy thì
Đồng lúa vàng phơi lúa nắng
Nắng thơm bồng bềnh trải lụa hoan ca..

Con cóc ngồi đó, ngẫm nghĩ
Trỗi dậy hòa bình sao không giặt áo cho nắng?
Sao không trả tự do cho gió vốn tự do 
Cớ chi trỗi dậy hòa bình bằng lửa đạn? 

(Nhím cười)
 Này rắn rết làng bên, chưa biết bảo cho mà biết
Đừng tưởng nắng gió làng ta hiền hòa mà ngon xâm lược
Sông đã có Bạch Đằng non đã có Chi Lăng..(Nghiến răng)
Con cóc nhảy đi..

Bài thơ CON CÓC 4 - LỜI ƯỚC ĐOÁN  NẰM SAU TRANG GIẤY. 
Lão bà bà tôi lại thử làm "Thày bói mù xem voi"  thêm một lần, lấy Âm _ Dương làm rường cột, lấy biến hóa sinh khắc ngũ hành mà Khiên cưỡng ép bài thơ Con cóc 4 của Nguyễn Nguyên Bảy vào Dịch quái để xem " Cậu ông Trời " muốn nói gì
1-- Nếu theo thứ tự câu thơ từ trên xuống dưới
B
ắt đầu bằng: 

Con Cóc trong hang, thủng thẳng  với một loát đông thái phủ đầy, cùm xích   một  loạt hành động cứng chết  tĩnh: xin cho đó là hào âm

Con Cóc nhảy ravới  đua hoa cho gió dậy thì với đồng lúa vàng phơi nắng , bồng bềnh trải lụa hoan ca đều là động cả thì phải xem  đó là  hào dương 
Con cóc ngồi đó, ngẫm nghĩ 
Một hành động tĩnh : hào âm 
Tiếp 
(Nhím cười) .(Nghiến răng) và Con cóc nhảy đi... là ba động thái động, nên đặt thành hào dương cả
Thế là theo thứ tự bài thơ, Ta có quẻ Thủy Thiên nhu 
Trên là Khảm (nước), dưới là Càn (trời)


Quẻ trên là Mông, nhỏ thơ; nhỏ thơ thì cần được nuôi bằng thức ăn, cho nên quẻ này là Nhu. Chữ Nhu này [ 需 ] là chữ nhu trong “nhu yếu phẩm”, những thứ cần thiết, tức thức ăn. Tự quái truyện giảng như vậy.

Nhưng Thoán Từ thì lại giải thích khác: Nhu đây còn có nghĩa nữa là chờ đợi, và theo cái tượng của quẻ thì phải hiểu là chờ đợi.

Thoán từ :
需: 有 孚, 光 亨, 貞, 吉 . 利 涉 大 川 .
Nhu: Hữu phu, quang hanh, trinh, cát. Lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Chờ đợi: có lòng thành thực tin tưởng, sáng sủa, hanh thông, giữ vững điều chính thì tốt. “Dù gặp việc hiểm như qua sông cũng sẽ thành công.
Giảng: Nội quái là Càn, cương kiện, muốn tiến lên nhưng gặp ngoại quái là Khảm (hiểm) chặn ở trên, nên phải chờ đợi.
Hào làm chủ trong quẻ này là hào 5 dương, ở vị chí tôn (ở quẻ này nên hiểu là ngôi của trời – theo Thoán truyện) mà lại trung, chính; cho nên có cái tượng thành thực, tin tưởng, sáng sủa, hanh thông; miễn là chịu chờ đợi thì việc hiểm gì cũng vượt được mà thành công.
Đại tượng truyện giải thích cũng đại khái như vậy: dưới là Càn, trời, trên là Khảm, mây (Khảm còn có nghĩa là mây); có cái tượng mây đã bao kín bầu trời, thế nào cũng mưa; cứ “ăn uống yến lạc” (ẩm thực yến lạc) yên vui di dưỡng thể xác và tâm chí mà đợi lúc mưa đổ.
Hào từ:
1. 初 九: 需 于 郊, 利 用 恆 , 无 咎 .
Sơ cửu: Nhu vu giao, lợi dụng hằng, vô cữu.
Dịch: Hào 1 là dương, cương kiện, sáng suốt mà ở xa ngoại quái là Khảm, tức xa nước, xa chỗ hiểm (cũng như còn ở ngòai thành, không gần sông nước), đừng nóng nảy xông vào chỗ hiểm nạn, cứ chịu chờ đợi thì không có lỗi. Chu Công khuyên như vậy vì hào dương này không đắc trung mà có ý muốn tiến.
2. 九 二: 需 于 沙 , 小 有 言 , 終 吉 .
Cửu nhị: Nhu vu sa, tiểu hữu ngôn, chung cát.
Dịch: Hào 2, dương: Đợi ở bãi cát, tuy có khẩu thiệt một chút, nhưng sau sẽ tốt.
Giảng: Hào này đã gần quẻ Khảm hơn, ví như đã tới bãi cát ở gần sông, chưa tới nỗi sụp hiểm; mà hào lại đắc trung, cho nên tuy là dương cương mà biết khôn khéo, ung dung, không nóng nảy như hào 1, cho nên dù có điều tiếng nho nhỏ, rốt cuộc cũng vẫn tốt.
3. 九 三 : 需 于 泥 . 致 寇 至.
Cửu tam: Nhu vu nê, trí khấu chí.
Dịch: Hào 3, dương : đợi ở chỗ bùn lầy, như tự mình vời giặc đến.
Giảng: Hào này đã ở sát quẻ Khảm, tuy chưa sụp xuống nước, nhưng đã ở chỗ bùn lầy rồi; thể của nó là dương cương, vị của nó cũng là dương, mà lại không đắc trung, có cái “tượng rất táo bạo nóng nảy, làm càn, tức như tự nó vời giặc đến, tự gây tai họa cho nó. Nếu nó biết kính cẩn, thận trọng thì chưa đến nỗi nào, vì tai họa vẫn còn ở ngoài (ở ngoại quái) (theo tiểu tượng truyện).
4. 六 四 : 需 于 血, 出 自 穴 .
Lục tứ: Nhu vu huyết, xuất tự huyệt.
Dịch: Hào 4, âm: như đã chờ đợi ở chỗ lưu huyết mà rồi ra khỏi được.
Giảng: hào này đã bắt đầu vào quẻ Khảm, tức chỗ hiểm (như vào chỗ giết hại), nhưng nhờ nó là âm, nhu thuận lại đắc chính (ở vị âm) , nên tránh được họa.
5. 九 五 : 需 于 酒 食, 貞 吉 .
Cửu ngũ: Nhu vu tửu thực, trinh cát.
Dịch: Hào 5, dương: Chờ đợi ở chỗ ăn uống no say (chỗ yên vui), bền giữ đức trung chính thì tốt.
Giảng: Hào 5, địa vị tôn quí, mà là dương cương trung chính, cho nên tốt, nhưng muốn hạnh phúc được bền thì phải giữ đức trung chính.
6.上 六:. 入 于 穴 , 有 不 速 之 客 三 人 來 , 敬 之 , 終 吉 .
Thượng lục: Nhập vu huyệt, hữu bất tốc chi khách tam nhân lai, kính chi, chung cát.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Vào chỗ cực hiểm rồi, nhưng có ba người khách thủng thẳng tới, biết kính trọng họ thì sau đựơc tốt lành.
Giảng: Hào này ở trên cùng ngọai quái là Khảm, cho nên bảo là chỗ cực hiểm. Nó có hào 3 ở dưới ứng với nó, hào 3 là dương , kéo theo cả hào 1 và 2 cũng là dương, cho nên nói là có 3 người khách sẽ tới; họ không tới ngay được vì họ ở xa hào 6, cho nên nói là họ thủng thẳng sẽ tới.
Hào 6 âm, có đức Khiêm, nhu thuận, biết trong và nghe theo ba vị khách đó, cho nên cuối cùng sẽ được họ cứu ra khỏi chỗ hiểm mà được tốt lành.
Tiểu tượng truyện: bàn thêm: Tuy hào 6 không xứng vị (bất đáng vị), nhưng không đến nỗi thất bại lớn.
Chu Hi hiểu chữ “vị” đó , là ngôi chẵn (âm vị) ; hào âm ở âm vị, là “đáng” chứ sao lại “bất đáng”, cho nên ông bảo là :”chưa hiểu rõ” (vị tường).
Phan Bội Châu hiểu chữ “vị” là ngôi cao hay thấp; hào 6 ở trên cùng, tức là ngôi cao nhất, mà là âm nhu, bất tài, cho nên bảo “bất đáng” là phải .
+
Quẻ này chỉ cho ta cách xử thế khi chờ đợi, tùy họa ở gần hay ở xa, cốt nhất là đừng nóng nảy, mà phải giữ trung chính. Chúng ta để ý: hào 5 ở giữa quẻ Khảm, tức giữa cơn nguy hiểm mà Chu Công vẫn cho là tốt chỉ vì hào đó cương mà trung chính, nghĩa là cương một cách vừa phải, sáng suốt, chính đáng.



Nguyễn Hiến Lê viết

Tự quái truyện đã cho Nhu là ăn uống, cho nên giảng rằng vì (vấn đề) ăn uống mà người ta sinh ra tranh nhau, rồi kiện nhau, cho nên sau quẻ Nhu là quẻ Tụng (có nghĩa là kiện cáo)
Thoán từ:
訟 . 有 孚 , 窒, 惕 . 中 吉 . 終 凶 . 利 見 大 人 . 不 利 涉 大 川.
Tụng: Hữu phu, trất, dịch. Trung cát, chung hung
Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giỡ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành,nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì chỉ có lợi, nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không có lợi.
Giảng: Theo tượng quẻ này có thể giảng: người trên ( quẻ Càn) là dương cương, áp chế người dưới,mà người dưới ( quẻ Khảm) thì âm hiểm, tất sinh ra kiện cáo, hoặc cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì cương cường (ngoại quái là Càn), tất sinh sự gây ra kiện cáo.
Thoán từ của Chu Công không hiểu hai cách đó mà cho quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực (hữu phu) mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho, cho nên lo sợ, phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì sẽ tốt, nếu cứ đeo đuổi cho tới cùng, quyết thắng, không chịu thôi, thì sẽ xấu.
Quẻ khuyên người đó nên đi tìm bậc đại nhân công minh (tức hào 5 - ứng với hào 2, vừa trung ,chính, vừa ở ngôi cao), mà nghe lời người đó thì có lợi; nếu không thì là tự mình tìm sự nguy hại, như lội qua sông lớn.
Đại tượng truyện đưa ra một cách giảng khác nữa: Càn (trời) có xu hướng đi lên; Khảm (nước) có xu hướng chảy xuống thấp, như vậy là trái ngược nhau, cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh ra kiện cáo. Và Đại tượng truyện khuyên người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo. ......

2... 
Lại làm ngược lại : ta được quẻ
. QUẺ THIÊN THỦY TỤNG
Trên là Càn (trời), dưới là Khảm (nước) ngược hẳn với quẻ 5.

Bài thơ dồn dập ba hành động: từ Nhím cười - Nghiến răng đến Con cóc nhảy đi nằm trong khổ cuối.
Cái cuối cùng bao giờ cũng là khởi đầu cho biến
 mới. Tôi đặt nó làm ngoại quái. 
Ba khổ trên khoan hòa hơn... chậm rãi hơn xếp cho làm nội quái. 
Bài thơ CON CÓC 4 - quẻ Tụng 
(có nghĩa là kiện cáo) 

Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giữ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành, nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì có lợi; nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không lợi.
(Quẻ này răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo).

Tự quái truyện đã cho Nhu là ăn uống, cho nên giảng rằng vì (vấn đề) ăn uống mà người ta sinh ra tranh nhau, rồi kiện nhau, cho nên sau quẻ Nhu là quẻ Tụng (có nghĩa là kiện cáo)
Thoán từ:
訟 . 有 孚 , 窒, 惕 . 中 吉 . 終 凶 . 利 見 大 人 . 不 利 涉 大 川.
Tụng: Hữu phu, trất, dịch. Trung cát, chung hung
Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giỡ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành,nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì chỉ có lợi, nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không có lợi.
Giảng: Theo tượng quẻ này có thể giảng: người trên ( quẻ Càn) là dương cương, áp chế người dưới,mà người dưới ( quẻ Khảm) thì âm hiểm, tất sinh ra kiện cáo, hoặc cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì cương cường (ngoại quái là Càn), tất sinh sự gây ra kiện cáo.
Thoán từ của Chu Công không hiểu hai cách đó mà cho quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực (hữu phu) mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho, cho nên lo sợ, phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì sẽ tốt, nếu cứ đeo đuổi cho tới cùng, quyết thắng, không chịu thôi, thì sẽ xấu.
Quẻ khuyên người đó nên đi tìm bậc đại nhân công minh (tức hào 5 - ứng với hào 2, vừa trung ,chính, vừa ở ngôi cao), mà nghe lời người đó thì có lợi; nếu không thì là tự mình tìm sự nguy hại, như lội qua sông lớn.
Đại tượng truyện đưa ra một cách giảng khác nữa: Càn (trời) có xu hướng đi lên; Khảm (nước) có xu hướng chảy xuống thấp, như vậy là trái ngược nhau, cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh ra kiện cáo. Và Đại tượng truyện khuyên người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo.
Hào từ:
1. 初 六: 不 永 所 事 , 小 有 言 , 終 吉 .
Sơ lục: Bất vinh sở sự, tiểu hữu ngôn, chung cát.
Dịch: Hào 1 âm: đừng kéo dài (vụ kiện) làm gì, tuy bị trách một chút, nhưng sau được tốt.
Giảng: Hào 1, âm nhu ở dưới, được hào 4 cương kiện ở trên ứng viện, tức là có chỗ dựa; nhưng đừng nên ỷ thế sinh sự kéo dài vụ kiện; có bị trách một chút thì cũng thôi, kết quả được biện minh, thế là tốt.
2. 九 二: 不 克 訟 , 歸 而 逋. 其 邑 人 三 百 戶, 无 眚.
Cửu nhị: Bất khắc tụng, qui nhi bô. Kì ấp nhân tam bách hộ, vô sảnh.
Dịch: Hào 2, dương : không nên kiện, lui về mà tránh đi, ấp mình chỉ có ba trăm nóc nhà thôi (ý nói địa vị mình thấp, thế mình nhỏ), như vậy thì không bị họa.
Giảng: Trong phần I, chương IV, chúng tôi đã nói: các hào ứng với nhau (1 với 4, 2 với 5, 3 với 6) phải một dương một âm thì mới có “tình” với nhau, mới đứng vào một phe, viện trợ nhau, tức trường hợp hào 1 và hào 4 quẻ này; nếu cả hai cùng là dương hay là âm thì tuy ứng nhau đấy, nhưng có thể kị nhau, cũng như hào 2 và hào 5 quẻ này. Hai hào này đều là dương cả, cho nên coi là địch nhau, đứng vào hai phe ở trong quẻ tụng (kiện cáo).
Hào 2 ở dưới, trung chứ không chính, ở giữa nội quái là Khảm (hiểm) lại bị hai hào âm 1 và 3 vậy, nên thế yếu, muốn kiện hào 5 (vì 2 có tính dương cương) nhưng thế không địch nổi, vì 5 trung , chính lại ở ngôi cao. Dưới kiện trên khác gì trứng chọi đá, không nên, thà rút lui về, tránh đi còn hơn, như vậy không bị tội lỗi.
Tiểu tượng truyện còn dặn thêm: nếu dưới mà kiện trên, tai họa tới là tự mình vơ lấy đấy: hoạn chí xuyết (cũng đọc là chuyết, là đoát) dã:
Phan Bội Châu giảng hào này, dẫn việc Nguyễn Hoàng muốn kình với Trịnh Kiểm (sự thực Trịnh Kiểm muốn hại Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hoàng sợ), cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đáp: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, có ý khuyên nên trốn tránh vào Nam cho thoát nạn; đó là ý nghĩa ba chữ “qui nhi bô” trong hào này.
3. 六 三 : 食 舊 德, 貞 厲, 終 吉 . 或 從 王 事 , 无 成.
Lục tam: Thực cựu đức, trinh lệ,
Chung cát; hoặc tòng vương sự, vô thành.
Dịch: Hào 3 âm, Cứ (yên ổn) hưởng cái đức (ân trạch) cũ của mình (Chu Hi hiểu là giữ cái nếp cũ), ăn ở cho chính đáng mà thường để lòng lo sợ thì kết quả sẽ tốt; nếu phải đi theo làm với người trên (chữ vương ở đây trở người trên, không nhất định là vua), thì cũng đừng mong thành công.
Giảng: Hào 3 đã âm nhu lại bất chính (vì hào âm mà ở ngôi dương, ở chông chênh trên cùng quẻ Khảm (hiểm), chung quanh đều là kẻ thích gây sự, kiện cáo (vì hào 2 và 4 đều là dương), cho nên 3 thường phải lo sợ (lệ), nếu hiểu vậy mà biết giữ gìn thì rốt cuộc sẽ yên ổn.
Hào 3 có hào 5 ở trên ứng và có “tình” với mình, 6 là dương cương lại là bề trên (ngôi cao), nên có khi lôi kéo 3 theo nó; trong trường hợp đó, 3 nên an phận thủ thường, cứ phục tùng 6, đừng mong thành công (chẳng hạn 6 muốn đứng ra kiện, kéo 3 theo thì 3 chỉ nên giúp 6 lấy lệ thôi, đừng ham lập công).
4. 九 四 : 不克 訟 , 復 即 命, 渝 , 安 貞 吉 .
Cửu tứ: Bất khắc tụng, phục tức mệnh, du, an trinh cát.
Dịch: Hào 4, dương : không thể kiện cáo được, trở lại theo thiên mệnh (lẽ chính đáng), đổi ý đi, ở yên theo điều chính thì tốt.
Giảng: Hào này dương cương mà bất trung, bất chính, “tượng” một người ham kiện cáo. Nhưng không thể kiện ai được: kiện 5 thì 5 ở trên mình, ngôi tôn, không dám kiện; kiện 3 thì 3 nhu thuận, chịu thua trứơc rồi; kiện 2 thì 2 vừa cương, chính , trung, sáng suốt, đã tiên liệu rồi, không chịu kiện; còn 1 thì đã về phe với 4. Đành phải bỏ ý ham kiện đi, theo lẽ phải, ở yên, giữ điều chính, như vậy thì tốt.
5. 九 五 : 訟, 元 吉 .
Cửu ngũ: Tụng, nguyên cát.
Dịch: Hào 5 dương : xử kiện hay đi kiện, đều rất tốt.
Giảng : Hào 5 này ở ngôi chí tôn, cương mà minh, trung và chính. Nếu là người xử kiện thì là bậc có đức, có tài (như Bao Công); nếu là người đi kiện thì gặp đựơc quan tòa có đức, có tài. Không gì tốt bằng.
6. 上 九 : 或 錫 之 鞶 帶 , 終 朝, 三 褫 之.
Thượng cửu: hoặc tích chi bàn đái, chung triêu, tam sỉ chi.
Dịch: hào trên cùng, dương : (kiện ) may mà được cái đai lớn (của quan chức) thì trong một buổi sáng sẽ bị cướp ba lần.
Giảng: Hào dương này ở trên cùng quẻ Tụng là kẻ rất thích kiện, kiện tới cùng. Nó ở ngôi 6 là bất chính, cho nên dù có may ra được kiện, thì chẳng bao lâu cũng sẽ mất hết, rốt cuộc vẫn không lợi.
°
Quẻ tụng này ý nghĩa các hào rất nhất trí, sáng sủa.
Trước sau chỉ là răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo: hào 3 không kiện với ai, tốt; hào 2 muốn kiện mà sau thôi không kiện, cũng tốt; hào 1 bị kiện thì nên nhường nhịn một chút, rốt cuộc sẽ tốt, duy có hào 6 bằng kiện tới cùng thì dù có thắng, cũng hóa xấu.
Còn hào 5 diễn cái ý: có một Tòa án công minh thì phục cho dân biết bao.


Tóm tắt ý nghĩa: Kiện cáo. Đừng ham kiện. Việc hình pháp nên công minh.
Xem ý nghĩa của hào động:
Hào 1, Âm: Đừng kéo dài (vụ kiện) làm gì, tuy bị trách một chút, nhưng sau được tốt.
Hào 2, Dương: Không nên kiện, lui về mà tránh đi, ấp mình chỉ có ba trăm nóc nhà thôi (ý nói địa vị mình thấp, thế mình nhỏ), như vậy thì không bị họa.
Hào 3, Âm: Cứ (yên ổn) hưởng cái đức (ân trạch) cũ của mình, ăn ở cho chính đáng mà thường để lòng lo sự thì kết quả sẽ tốt; nếu phải đi theo làm với người trên thì cũng đừng mong thành công.
Hào 4, Dương: Không thể kiện cáo được, trở lại theo thiên mệnh (lẽ chính đáng), đổi ý đi, ở yên theo điều chính thì tốt.
Hào 5, Dương: Xử kiện hay đi kiện, đều rất tốt.
Hào 6, Dương: (kiện) may mà được cái đai lớn (của quan chức) thì trong một buổi sáng sẽ bị cướp ba lần.

 Thiên Thủy Tụng : TƯ TƯỞNG - TRUÂN CHUYÊN
Tranh kiện khiếu nại, kiện tụng, chỉ đi vào bế tắc. Nhất thời thủ thua được an lợi, gấp thủ thắng thì lại biến họa. 
Vật dụng dợn sóng cong lệch không đồng bộ khác nguồn không thay thế được. Đường xưa lối cũ ngao ngán thật, nhưng dẫu sao cũng là đường xưa, dể cảm nhận, dể đi hơn. 
Thoán từ:
, , 川.
Tụng: Hữu phu, trất, dịch. Trung cát, chung hung
Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giỡ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành,nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì chỉ có lợi, nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không có lợi.
Giảng: Theo tượng quẻ này có thể giảng: người trên ( quẻ Càn) là dương cương, áp chế người dưới,mà người dưới ( quẻ Khảm) thì âm hiểm, tất sinh ra kiện cáo, hoặc cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì cương cường (ngoại quái là Càn), tất sinh sự gây ra kiện cáo.
Thoán từ của Chu Công không hiểu hai cách đó mà cho quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực (hữu phu) mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho, cho nên lo sợ, phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì sẽ tốt, nếu cứ đeo đuổi cho tới cùng, quyết thắng, không chịu thôi, thì sẽ xấu.
Quẻ khuyên người đó nên đi tìm bậc đại nhân công minh (tức hào 5 - ứng với hào 2, vừa trung ,chính, vừa ở ngôi cao), mà nghe lời người đó thì có lợi; nếu không thì là tự mình tìm sự nguy hại, như lội qua sông lớn.
Đại tượng truyện đưa ra một cách giảng khác nữa: Càn (trời) có xu hướng đi lên; Khảm (nước) có xu hướng chảy xuống thấp, như vậy là trái ngược nhau, cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh ra kiện cáo. Và Đại tượng truyện khuyên người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo.

Tự quái truyện đã cho Nhu là ăn uống, cho nên giảng rằng vì (vấn đề) ăn uống mà người ta sinh ra tranh nhau, rồi kiện nhau, cho nên sau quẻ Nhu là quẻ Tụng (có nghĩa là kiện cáo)
Thoán từ:
訟 . 有 孚 , 窒, 惕 . 中 吉 . 終 凶 . 利 見 大 人 . 不 利 涉 大 川.
Tụng: Hữu phu, trất, dịch. Trung cát, chung hung
Lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Kiện cáo vì mình tin thực mà bị oan ức (trất), sinh ra lo sợ (dịch). Nếu giỡ đạo trung (biện bạch được rồi thì thôi) thì tốt lành,nếu kiện cho đến cùng thì xấu. Tìm được bậc đại nhân (công minh) mà nghe theo thì chỉ có lợi, nếu không thì như lội qua sông lớn (nguy), không có lợi.
Giảng: Theo tượng quẻ này có thể giảng: người trên ( quẻ Càn) là dương cương, áp chế người dưới,mà người dưới ( quẻ Khảm) thì âm hiểm, tất sinh ra kiện cáo, hoặc cho cả trùng quái chỉ là một người, trong lòng thì nham hiểm (nội quái là Khảm), mà ngoài thì cương cường (ngoại quái là Càn), tất sinh sự gây ra kiện cáo.
Thoán từ của Chu Công không hiểu hai cách đó mà cho quẻ này là trường hợp một người có lòng tin thực (hữu phu) mà bị oan ức, vu hãm, không có người xét rõ cho, cho nên lo sợ, phải đi kiện. Nếu người đó giữ đạo trung như hào 2 (đắc trung), nghĩa là minh oan được rồi thì thôi, thì sẽ tốt, nếu cứ đeo đuổi cho tới cùng, quyết thắng, không chịu thôi, thì sẽ xấu.
Quẻ khuyên người đó nên đi tìm bậc đại nhân công minh (tức hào 5 - ứng với hào 2, vừa trung ,chính, vừa ở ngôi cao), mà nghe lời người đó thì có lợi; nếu không thì là tự mình tìm sự nguy hại, như lội qua sông lớn.
Đại tượng truyện đưa ra một cách giảng khác nữa: Càn (trời) có xu hướng đi lên; Khảm (nước) có xu hướng chảy xuống thấp, như vậy là trái ngược nhau, cũng như hai nơi bất đồng đạo, tranh nhau mà sinh ra kiện cáo. Và Đại tượng truyện khuyên người quân tử làm việc gì cũng nên cẩn thận từ lúc đầu để tránh kiện cáo.
Hào từ:
1. 初 六: 不 永 所 事 , 小 有 言 , 終 吉 .
Sơ lục: Bất vinh sở sự, tiểu hữu ngôn, chung cát.
Dịch: Hào 1 âm: đừng kéo dài (vụ kiện) làm gì, tuy bị trách một chút, nhưng sau được tốt.
Giảng: Hào 1, âm nhu ở dưới, được hào 4 cương kiện ở trên ứng viện, tức là có chỗ dựa; nhưng đừng nên ỷ thế sinh sự kéo dài vụ kiện; có bị trách một chút thì cũng thôi, kết quả được biện minh, thế là tốt.
2. 九 二: 不 克 訟 , 歸 而 逋. 其 邑 人 三 百 戶, 无 眚.
Cửu nhị: Bất khắc tụng, qui nhi bô. Kì ấp nhân tam bách hộ, vô sảnh.
Dịch: Hào 2, dương : không nên kiện, lui về mà tránh đi, ấp mình chỉ có ba trăm nóc nhà thôi (ý nói địa vị mình thấp, thế mình nhỏ), như vậy thì không bị họa.
Giảng: Trong phần I, chương IV, chúng tôi đã nói: các hào ứng với nhau (1 với 4, 2 với 5, 3 với 6) phải một dương một âm thì mới có “tình” với nhau, mới đứng vào một phe, viện trợ nhau, tức trường hợp hào 1 và hào 4 quẻ này; nếu cả hai cùng là dương hay là âm thì tuy ứng nhau đấy, nhưng có thể kị nhau, cũng như hào 2 và hào 5 quẻ này. Hai hào này đều là dương cả, cho nên coi là địch nhau, đứng vào hai phe ở trong quẻ tụng (kiện cáo).
Hào 2 ở dưới, trung chứ không chính, ở giữa nội quái là Khảm (hiểm) lại bị hai hào âm 1 và 3 vậy, nên thế yếu, muốn kiện hào 5 (vì 2 có tính dương cương) nhưng thế không địch nổi, vì 5 trung , chính lại ở ngôi cao. Dưới kiện trên khác gì trứng chọi đá, không nên, thà rút lui về, tránh đi còn hơn, như vậy không bị tội lỗi.
Tiểu tượng truyện còn dặn thêm: nếu dưới mà kiện trên, tai họa tới là tự mình vơ lấy đấy: hoạn chí xuyết (cũng đọc là chuyết, là đoát) dã:
Phan Bội Châu giảng hào này, dẫn việc Nguyễn Hoàng muốn kình với Trịnh Kiểm (sự thực Trịnh Kiểm muốn hại Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hoàng sợ), cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đáp: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, có ý khuyên nên trốn tránh vào Nam cho thoát nạn; đó là ý nghĩa ba chữ “qui nhi bô” trong hào này.
3. 六 三 : 食 舊 德, 貞 厲, 終 吉 . 或 從 王 事 , 无 成.
Lục tam: Thực cựu đức, trinh lệ,
Chung cát; hoặc tòng vương sự, vô thành.
Dịch: Hào 3 âm, Cứ (yên ổn) hưởng cái đức (ân trạch) cũ của mình (Chu Hi hiểu là giữ cái nếp cũ), ăn ở cho chính đáng mà thường để lòng lo sợ thì kết quả sẽ tốt; nếu phải đi theo làm với người trên (chữ vương ở đây trở người trên, không nhất định là vua), thì cũng đừng mong thành công.
Giảng: Hào 3 đã âm nhu lại bất chính (vì hào âm mà ở ngôi dương, ở chông chênh trên cùng quẻ Khảm (hiểm), chung quanh đều là kẻ thích gây sự, kiện cáo (vì hào 2 và 4 đều là dương), cho nên 3 thường phải lo sợ (lệ), nếu hiểu vậy mà biết giữ gìn thì rốt cuộc sẽ yên ổn.
Hào 3 có hào 5 ở trên ứng và có “tình” với mình, 6 là dương cương lại là bề trên (ngôi cao), nên có khi lôi kéo 3 theo nó; trong trường hợp đó, 3 nên an phận thủ thường, cứ phục tùng 6, đừng mong thành công (chẳng hạn 6 muốn đứng ra kiện, kéo 3 theo thì 3 chỉ nên giúp 6 lấy lệ thôi, đừng ham lập công).
4. 九 四 : 不克 訟 , 復 即 命, 渝 , 安 貞 吉 .
Cửu tứ: Bất khắc tụng, phục tức mệnh, du, an trinh cát.
Dịch: Hào 4, dương : không thể kiện cáo được, trở lại theo thiên mệnh (lẽ chính đáng), đổi ý đi, ở yên theo điều chính thì tốt.
Giảng: Hào này dương cương mà bất trung, bất chính, “tượng” một người ham kiện cáo. Nhưng không thể kiện ai được: kiện 5 thì 5 ở trên mình, ngôi tôn, không dám kiện; kiện 3 thì 3 nhu thuận, chịu thua trứơc rồi; kiện 2 thì 2 vừa cương, chính , trung, sáng suốt, đã tiên liệu rồi, không chịu kiện; còn 1 thì đã về phe với 4. Đành phải bỏ ý ham kiện đi, theo lẽ phải, ở yên, giữ điều chính, như vậy thì tốt.
5. 九 五 : 訟, 元 吉 .
Cửu ngũ: Tụng, nguyên cát.
Dịch: Hào 5 dương : xử kiện hay đi kiện, đều rất tốt.
Giảng : Hào 5 này ở ngôi chí tôn, cương mà minh, trung và chính. Nếu là người xử kiện thì là bậc có đức, có tài (như Bao Công); nếu là người đi kiện thì gặp đựơc quan tòa có đức, có tài. Không gì tốt bằng.
6. 上 九 : 或 錫 之 鞶 帶 , 終 朝, 三 褫 之.
Thượng cửu: hoặc tích chi bàn đái, chung triêu, tam sỉ chi.
Dịch: hào trên cùng, dương : (kiện ) may mà được cái đai lớn (của quan chức) thì trong một buổi sáng sẽ bị cướp ba lần.
Giảng: Hào dương này ở trên cùng quẻ Tụng là kẻ rất thích kiện, kiện tới cùng. Nó ở ngôi 6 là bất chính, cho nên dù có may ra được kiện, thì chẳng bao lâu cũng sẽ mất hết, rốt cuộc vẫn không lợi.
°
Quẻ tụng này ý nghĩa các hào rất nhất trí, sáng sủa.
Trước sau chỉ là răn người ta đừng ham tranh nhau kiện cáo: hào 3 không kiện với ai, tốt; hào 2 muốn kiện mà sau thôi không kiện, cũng tốt; hào 1 bị kiện thì nên nhường nhịn một chút, rốt cuộc sẽ tốt, duy có hào 6 bằng kiện tới cùng thì dù có thắng, cũng hóa xấu.
Còn hào 5 diễn cái ý: có một Tòa án công minh thì phục cho dân biết bao.


Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

TỰ TRÁCH

Lời thưa: Lang thang trên mạng cũng sắp được 5 năm... Hat Cat là MỘT CỤ LANG VƯỜN VUI TÍNH, CÓ TRÁCH NHIỆMVỚI MÌNH VÀ MỌI NGƯỜI. 
E rằng năm tháng giao lưu cùng bạn bè có khi làm ai đó mếch lòng.
 Ngồi " kiểm điểm " xin viết vài dòng, coi như là lời XIN LỖI .

Bài thơ ĐÊM LỬA TÂY NGHUYÊN - Lý Viễn Giao

CẢM NHÂN
 bài thơ Đêm lửa Tây nguyên của Lý Viễn Giao



Huỳnh Xuân Sơn

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

THƯ CHO NGƯỜi

MY HEART WILL GO ON

LÂU KHÔNG NGHE CŨNG THẤY NHỚ NHỚ BÀI HÁT NÀY...

TÔI VỀ VẸN VỚI NGUYÊN TÔI - Thơ Nguyễn Khôi

TÔI VỀ VẸN VỚI NGUYÊN TÔI
       
           Tặng  :Diệu Sinh
                  ---------
  Tôi về vẹn với Nguyên Tôi
Càn khôn khép kín đất trời bồng bênh
  Lơ mơ bơi chiếc thuyền tình
Bên ni, bên nớ chênh vênh tình người
  Vô vi Đạo / vô vi Đời
Giấc Nam Kha mộng chơi vơi bốn bề
  Bên cồn đã rộn tiếng  Ve
Trong mưa cánh Phượng lửa hè cháy trôi
  Loanh quanh em / loanh quanh tôi
Vòng vo luẩn quẩn giữa trời sắc / không
  Trớ trêu con Tạo xoay vần
Tôi / em đi đến tận cùng cuộc chơi
Tôi về vẹn với Nguyên Tôi.


      Góc thành nam Hà Nội 23-6-2014
***********************************
*************************
********************


TÔI  LẠI VỀ VỚI VẸN NGUYÊN TÔI 


 
Tôi lại về với vẹn nguyên Tôi
Càn _ Khôn khép kín
Bồng bềnh bay  lơ mơ bến hẹn
Vô vi Đời. Vô vi Đạo. Mông lung.


Nén không gian, bứt thời gian nhỏ to, rộng hẹp khôn cùng
lịm đắm mê man giấc ngủ
Méo tròn vũ trụ
Bốn bề toang hoác rỗng không.


… Ngoài kia hè
ríu ran ve chia chác  cánh phượng hồng
Tôi thấy giọt chiều nhểu nơi vạt áo
Thấy mầm sống tuột chỉ lắt lẻo bên thìa cháo
Lẩy bẩy tay già không díu
 nổi mũi khâu.

...Chìm dần theo chiều sâu
nhẹ như hơi thở
 bỗng 
ào lốc tố
Lạnh lẽo thinh không banh cửa Bồng lại.

Loanh quanh 

Tôi
 nửa nhát
 hôm qua, nửa nhát ngày mai.
Vòng vô nghĩa

quay thản nhiên
vô nghĩa!

Kiếp Con người _ trò trớ trêu
 Tạo hóa

Đến rồi đi... Đi rồi đến...
Lộn vòng!
*
 Cuộc chơi
  Xin theo đến tận cùng!




14/6/2014 : sau ngày ốm 


Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

CỬA THIỀN



Của thiền nay sắc, mai không
Rau dưa đắp đổi, nâu sồng trả vay
Như say mà chả như say
Bòng bong vò rối nắng ngày mưa đêm
Tạnh khuya sương giá buốt thềm
 Ngoắc cơn gió lạc ngang rèm mà chơi
Ngẩn ngơ đất, ngỡ ngàng giời
Ai xui cỏ dạt bèo trôi xéo bờ?
Bồng bềnh cõi thực, chốn mơ
Xa xôi... mà vẫn cứ ngờ đâu đây
Gặn gần ánh mắt vòng tay
Nghĩa trăm năm giữa tình này. Ai ơi! 
Khi nắng trái, lúc động giời
Một mình mưa đứng, gió ngồi an nhiên.

Đem bình yên trả bình yên
Đem nghiệp duyên trả nghiệp duyên cõi đời
Đem tươi vui trả ngậm ngùi
Đem mê đắm trả luân hồi đắm say.
Đem muối mặn trả gừng cay
Mỏng dày muôn kiếp nợ vay khôn cùng

Cửa thiền trăng gió hư không.


Nỗi ĐAU ĐÁU của NGƯỜI LÍNH GIÀ


(Chuyện của bạn hôm nghe trên Hà Giang)

Tram y tế tiền phương
 Chúng mình đối mặt nhau
Ngày chiến tranh biên giới
Hơi khác kiểu, cũng quân phục đồng mầu, cũng sao vàng mũ cối
Bốn mắt trợn trừng cố không nhận nhau
Hai hàng súng chết chóc đối đầu
Hai hàng lính căm thù lặng lẽ
Mùi tanh nồng "xăng""ga" cỏ úa nhểu quánh bầm máu đỏ
Lầm lầm ký
Lầm lỳ giao 

  người bị thương  hai bên tuyến lửa.

… Trên mặt anh loang dài tím đen vết nhọ
Mồ hôi khét mù
Quần áo bết đất bùn khô
dúm dó.
Tôi cũng tả tơi như cánh chim ngược gió,

Như chuột  lột mưa giông.

Nỗi đớn đau thảng thốt ngập ngừng.
Cùng  lạnh lùng

 cùng dửng dưng
Hai trái tim cùng hờn căm
cùng loạn nhịp.
Ghê rợn chiến tranh
Ghê rợn máu xương 

Rùng mình cái chết.

Bạn học ấu thơ - tôi và anh

thành kẻ thù không đội trời chung.
Đạn súng tôi và anh đều đã  lên nòng
Khi có lệnh
Chúng mình sẵn sàng nhằm tim nhau mà bắn!..

……
35 năm…
Cuộc chiến tưởng rơi vào quá vãng…
Chúng mình khi gặp lại nhau đã méo mó nở nụ cười
Nỗi đớn đau muốn xé toạc bầu trời
Nỗi thống khổ muốn bới tung lòng đất.

Tóc bạc chúng mình khóc không còn nước mắt...
Tan nát cõi lòng nào dám hỏi vì đâu?
Cố gắng vùi chôn năm tháng nát nhàu
Khỏa lấp dần niềm đau bè bạn...


Vẫn biết chiến tranh tăm tối rập rình đen sì súng đạn
Nhưng lòng vẫn âm thầm nuôi hy vọng hão huyền.

Mấy tuần nay
Biển Đông
Lại náo loạn dàn khoan, chiến thuyền

Nguy cơ đẩy ta vào cuốc chiến.

Không phải tại trời, cũng không tại biển
Chỉ tại lòng tham vô đáy bọn hung tàn
Muốn chót vót quyền uy, muốn chất ngất lòng tham
Muốn làm bá chủ.
Dân bên ấy, bên này ngàn đời vẫn cầu mong dịu sông,
 lắng bể
Mong bầu trời hòa bình
Mong mặt đất yên lành
Mong Biển Đông lặng sóng.

Mong Cửu Long, Hoàng Hà
gió lộng
Ca khúc kết đoàn.

Ai cũng hay
Chiến tranh đưa con người về lại hồng hoang
Trái đất có ngày tự diệt
Tất thảy không gì mạnh hơn cái chết
Mà sao các người nỡ thiêu đốt lương dân?!

Tôi đọc tin ngoài khơi tàu chiến, tàu bay ràn rạt ầm ầm
Nhớ ngày chiến tranh, nhớ anh
Lại
Nhói lòng đau đáu!





Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

GIÔNG

Bỏng rẫy mưa cơn thắp lửa
Xoe mây xẹt chớp xém giời
Ngồi buồn nhặt tia sét vụn
Thổi bùng khuya lặng đêm côi.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

XÉ TOẠC LÁ NHO



Giơ tay xé toạc lá nho
Chiếc lá cuối cùngche chốn người xấu hổ. 
Chiếc lá sâu ăn nham nhở
Trong ngoài thâm đen
Trên dưới thâm đen
Nát ba bề
rách bốn bên
nhom nhem tứ phía.


Gió phứa phựa
cát bụi mù giời.

Mưa nhăn nhăn nhở nhở
rong chơi
Tồ tồ nước
ngập làng, lụt bản. 


Mặt trời len lén
méo mặt  cười 
kéo mây
trùm kín mít đầu,
nút chặt hai tai.
Kệ sấm sét rùng rùng đuổi nhau
ùng oàng
u ơ...
thở hắt!

Bạc phếch đất

dế giun đói khát
ngô lúa xác xơ
Sông phơi mình đáy cạn bùn trơ
nứt nẻ cong vênh càng tôm, râu tép.
Rừng trọc lốc.
Búp non,
nõn lộc

cùn mằn
trơ khấc
toang hoang.

Đồi núi -Thảo nguyên
đá gan gà lộn ngược
hòn cuội vón dồn cuối dốc
Tơ hơ!

Biển vật vờ
Lù lù thuyền câu thiên hạ
Vênh vang lá nho rách tã
Mùi tanh đồng lợm giọng
Gió cơn.

Cạp đáy rêu méo mồm thờn bơn

Thậm thụt chia chác từng nắm bùn, vốc đá
 Mắm môi hè nhau lận lưng quần người ăn mày từng cắc lẻ
Dán dọc ngang lá nho tơi tả...
tướp xơ...!

Có bao giờ lại giống bây giờ?!
...
Giơ tay
Xé toạc lá nho
- Cái lá nho
che không kín
chốn người xấu hổ!

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

NỖI NHỚ


Một hạt mưa lơ lửng cơn giông.
Một phiến lá hững hờ cành rủ
Một cuộc đời rối bởi dang dở
Ngổn ngang chồng chéo bơ vơ

Rời xa nhau đến hai ngả mịt mờ
Ngả khát khao thắt tim buốt dạ
Ngả dai dẳng giấc say vật vã
Nén tàn canh chìm đáy thẳm mông lung

Khắc khoải mịt mở sương khói nhớ nhung
Hơi ấm len khuya gió trái
Lặng lẽ lửa đèn tê dại
Nến phập phù vón lệ giọt phai.

Cung đàn khuya tơ trúc nhịp lẻ loi
Tiếng phách lạc đêm rời rã
Câu ca lưng chừng nghẹn nửa
Tình trăng sao đắp điếm trả vay.

Nỗi nhớ dài trời rút sợi xe mây
Nối nhớ ngắn biển cồn cào bọt sóng
Nỗi nhớ than hồng cháy bỏng
Cuốn sập chiều hoàng hôn
Riêng tôi!

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

GỦI


Gửi 
Gửi hão huyền chút mộng mơ
Gửi say đắm những dại khờ đắm say
Gửi nồm Nam gió heo may
Giữ tàn đông trọn tháng ngày tàn đông!

ĐẠO BÙA

Mỏng manh một niệm đạo bùa
Trả hôm nay lại muôn xưa... riêng mình.
Mênh mông bể ái, trời tình
" Nam Mô" khuôn trọn cõi linh gửi người ...

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

VÒNG TAY SÓNG


Ngỡ ngàng sóng
Diết da sóng
Sặc sụa trêu đùa em vẫn sóng.

Cánh tay sóng màu xanh
Vòng ôm 
sóng màu xanh

Nghẹt thở nụ hôn nghịch ngợm cũng màu xanh
Tung hứng triều lên cay xè muối
 dập dềnh.


Vòng tay sóng rộng dài - vòng tay anh rộng dài
Tãi tình phơi buồm trăng ngọn
Lử lả yêu
Đau đáu thương...
Lướt thướt

 gom
 chát mặn
 biển 
vô thường...


Vòng tay sóng chồm lên đời phủ nắng
Vòng tay người nghe lẳng lặng xa xôi
Riết vào khơi che rốn bể nghịch cười
Riết vào hồn thoảng trăm lời miên mặn

Vòng tay sóng bao la trùm che chắn
Ôm cát bờ thoa phấn cho hồng môi
Bước chân lơi nhè nhẹ bậc thềm tôi
Vẫn mặn đắng hết xuân thời tươi trẻ

Vòng tay sóng chạm màu xanh ngược sáng
Vẽ vào hồn ánh trăng rạng tình yêu
Lữ lả luồn rồi nghịch ngợm cô liêu
Rẽ thuyền nhớ về nghịch chiều duyên phận

Vòng tay sóng cũng trăm chiều lận đận
Ôm bên này quên mấy bận bên kia
Thiên đường cát giấu trăng khuya côi cút
Mây hững hờ ngập lụt vuột tay ôm...

HUỲNH XUÂN SƠN VỚI :BẾN ĐỢI " CỦA LÊ THANH BÌNH ( bloger Ngựa mỏi chân rồi )


Không biết từ bao giờ?
Bắt đầu ở đâu? Do ai phát hiện ra? Mà cứ mỗi khi mùa hè về  lại có tiếng ve cất lên. Nếu có phải bộn bề công việc mưu sinh hoặc do nơi sinh sống chẳng phân ra ranh giới bốn mùa rõ rệt, thì cứ nghe tiếng râm ran của dàn đồng ca ấy cất lên là biết hạ đã về…
Hạ về! lại là khởi nguồn cho bao hoài niệm của thời tuổi hồng. Mỗi tuổi mỗi hoài niệm khác nhau. Hình như không ai giống ai cả…
Mùa hạ cũng là khởi nguồn cho cảm xúc thơ ca dâng trào…Thơ về mùa hạ thì nhiều vô kể như lớp lớp sóng  trên sông. Không con sóng nào, giống con sóng nào cả… Và Bến Đợi của tác giả Lê Thanh Bình là một con sóng đặc biệt trên dòng sông thơ mùa hạ.

Bến Đợi
(Tặng Một Người)
Tiếng ve thao thiết gọi hè
Khiến người day dứt lời thề ...bến xưa
Con sông ngày đứng tiễn đưa
Nửa bên nắng, nửa bên mưa rối bời...

Người đi như cánh chim trời
Để người ở lại bời bời ngóng trông
Dặn nhau giấu nhớ vào trong
Mà sao lại cứ mỏi mong thành lời...

Lời yêu ai thả cuối trời
Để ve khản tiếng ca bài hạ sang
Chia phôi cắt nửa vầng trăng
Ai đo nỗi nhớ thử bằng bao nhiêu??? (Lê Thanh Bình)

HUỲNH XUÂN SƠN VỚI BÀI THƠ "ĐỜI LÁ" của Trần Minh Lê (Bloger Ngày mai trời lại sáng )


Tôi biết đến tác giả Trần Minh Lê thời gian gần đây và đã đọc rất nhiều tác phẩm của anh. Đề tài được anh viết hầu như là thơ tình….
Thật bất ngờ hôm nay tôi gặp bài thơ Đời Lá dẫu đã coi tên tác giả…mà vẫn phải xem lại. Một bài thơ khác hoàn toàn với một Trần Minh Lê. Từ tình thơ, ý thơ, câu chữ hoàn toàn thay đổi. Thơ mênh mang ý, hồn phiêu du theo câu chữ và chuyên chở một khối tình nặng trĩu. Bố cục chặt chẽ xuyên suốt toàn bài là sợi dây tình cảm kéo người đọc cuốn theo:


Đời Lá
Lá nhìn vào khoảng trống rộng mênh mang
Nơi chất chứa bao buồn vui sướng khổ
Lá gần trọn một đời hoa cây cỏ
Chỉ còn sót chút sắc vàng chiều nay
.
Mà đảo chao giữa trời đất vần xoay
Dốc nhân gian chạm chân ngày vào tối
Định mệnh đời càn khôn ai dời đổi
Vẫn reo gió thèm vương nắng dư dôi
.
Đời lá trải mưa nắng bao mùa trôi
Đủ gánh đời với mầm xanh thành lá
Thời gian đắp vận đổi rời chẳng lạ
Run trên cành mà cười với chồi non
.
Trọn kiếp rồi giờ ngồi đếm héo hon
Trong nắng đời chiều nay đang vụn nát
Mảng nối tình trong lòng ta phiêu dạt
Thương lá vàng đang khắc khoải hồn đau
.
Trong lòng ta héo hắt nỗi khổ sầu
Hồn se sắt hận đơn côi xanh nụ
Lá vàng ơi chiều rời đừng ủ rũ
Bao mầm cây còn đón nắng ngoài kia -
-
Viết cho mẹ -(Trần Minh Lê)