Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Về BÀI THƠ CON CÓC 1 của NT Nguyễn Nguyên Bảy

“ Bài thơ con cóc “Đọc đằng sau trang giấy 



Để hiểu ý tứ văn thơ Nguyễn Nguyên Bảy... tôi bèn c moi mọi thứ có trong cái "sọ dừa" của mình ra. Anh là người câu chữ chất chồng, ngôn từ cuồn cuộn... bỗng dưng sao lại lặp đi lặp lại mấy câu thơ CON CÓC này nhỉ?!
Vừa có ý tò mò, vừa thử làm một việc khiên cưỡng nghich đùa: tôi bê thơ anh ghép vào Dịch quái mà xem... may ra có hiểu được chút nào không?! 
...
Vốn bướng bỉnh từ ngày cha đẻ mẹ sinh... Tôi lần mò đọc đi đọc lại bốn bài thơ con cóc của Anh, đọc như một thày bói mù xem voi...
Lẳng lặng đọc, lẳng lặng ngẫm nghĩ. lẳng lặng về... lẳng lẳng nhắm măt tư duy, bỗng phì cười...

Phì  cười nhớ đến cách xếp hai quẻ “càn khôn”
Càn trên - Khôn dưới: nghịch
 hướng trời là Thiên Địa bĩ 

Khôn trên - Càn dưới, thuận hướng đất lại là Địa Thiên thái. 
Thế là tôi mang thơ anh ra mắm môi mắm lợi ghép vào Dịch. Tôi chỉ có một chút kiến thức Kinh Dich mỏng dính, hiểu biết mờ hồ, tôi vẫn hì hụi bê bài thơ này của  anh xếp vào đấy... để cho mình đọc, để cho mình hiểu...


BÀI THƠ CON CÓC
Thi nhân thả hồn bờ ao
Hái cỏ đất, nắng trời đan mặt nước
Con Cóc trong hang..

Thi nhân vớt nắng vừa ngâm nước

Đội lên đầu thấy mình cao von
( Con cóc trong hang) Con Cóc nhảy ra..

Thi nhân hái đôi bóng cỏ lung linh mặt ao

Khoác vai làm súng chờ đũa nhạc trưởng..
( Con cóc nhảy ra) Con cóc ngồi đó..

Mặt ao rùng rùng âm thanh

Trống nắng chiêng cỏ Sát Thát trùng trùng
(Con cóc ngồi đó) Con Cóc nhảy đi..
Thơ NGUYỄN NGUYÊN BẢY

Tôi đem cái đoạn đầu có thi nhân mơ màng... đang tự tan mình với mênh mông yên ắng  với con cóc trong hang ( tĩnh ) làm hào âm;
lại tiếp Thi nhân vẫn bồng bềnh trong không gian trong veo nhặt nắng, nhặt gió kê mình cao ngang nóc giời vẫn chỉ thấy con cóc trong hang ( tĩnh ) Lại là hào âm nữa.
Hi, bỗng thấy tâm hảo hán " động lòng bốn phương", quơ một nhát vớ được cái gì đó làm võ khí hộ thân, hộ quốc... nhún chân nhảy chắc lên đường 
Con cóc nhảy ra (động – dương) .
 Ra rồi, quyết chí lên đường, gươm đàn cả một gánh, vê ngược râu: Lại con cóc nhảy ra _ dương chả biết đi về hướng nào. Thi nhân ngơ ngác nhìn lên nhìn xuống, ngó trái ngó phải... rồi thừ người : Con cóc ngồi đó _ tĩnh : âm.
Hình như sấm động bốn bề, mặt ao váng xô nghiêng dạt ngửa... rồi bèo lại khép kín, nước lại ắng chìm... ao tù lại bị ép yên phận nước đọng: 
Con cóc ngồi đó : lại tĩnh: âm.
Nhưng gió cuốn bốn bề tung lên, ao nước ngầm nối dòng mương máng... mương máng xuôi theo dòng cuồn cuộn trôi xuôi....
Con cóc nhảy đi : động - dương

Vậy là tôi được Quẻ số 17: Trạch Lôi Tùy (隨 - suí)
▬    ▬
▬▬▬
▬▬▬
▬    ▬
▬    ▬
▬▬▬ \

Quẻ Tùy chỉ thời vận tốt, nhưng phải theo thời mà hành động thì mới thắng lợi. Theo thời nhưng phải giữ được trung chính, lắng nghe tiếng nói mọi người thì hành động mới hanh thông, trên dưới mới đồng lòng. Không tiếp thu ý kiến mọi người thì thất bại. Vì vậy còn phải kiên nhẫn chờ đợi, không thể nóng nẩy, vội vàng.
 là quẻ thứ 17 trong Kinh Dịch. Quẻ Tùy được kết hợp bởi Nội quái là ☳ (震 zhen 4) Chấn hay Sấm (雷) và Ngoại quái là ☱ ( 兌 dui 4) Đoài hay Đầm (澤).
Giải nghĩa: Thuận dã. Di động. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chiều theo, đại thể chủ việc di động, thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng: loại không ở cố định bao giờ.
Nguyễn Hiến Lê viết: 
 Tùy là theo.
Thoán từ
隨: 元, 亨, 利, 貞, 无咎.
Tùy: Nguyên, hanh, lợi, trinh, vô cữu.
Dịch: Theo nhau: rất hanh thông, nhưng phải theo điều chính đáng, vì điều chính đáng (trinh) mới có lợi, không có lỗi.
Giảng: Đoài ở trên là vui vẻ, Chấn ở dưới là động; đó là cái tượng hành động mà được người vui theo.

Lại có thể giảng: Chấn là sấm, Đoài là chằm, sấm động ở trong chằm, nước chằm theo tiếng sấm mà cũng động, cho nên gọi là tùy.
Lời thoán từ quẻ này chỉ khác lời Thoán từ quẻ Càn vì có thêm hai chữ “vô cữu” (không có lỗi) ở sau, mà nghĩa thay đổi hẳn. Chúng tôi dịch như trên là theo Chu Hi: nguyên hanh (rất hanh thông) là “đức” (tính cách) của Tùy; còn trinh (chính đáng) là điều kiện để cho Tùy có lợi mà không có lỗi.
Phan Bội Châu hiểu hơi khác: cả nguyên, hanh, lợi, trinh đều là điều kiện để “Tùy” có lợi mà không có lỗi. Theo người nhưng phải theo cái hay, theo đạo ; người có rất thiện (nguyên) , việc có thông thuận (hanh), có cái lợi công (lợi), thì mới nên theo, và khi theo thì phải giữ tiết tháo (trinh) thì mới không có lỗi.
Đại khái ba cách hiểu đó cũng không khác nhau mấy. Mà quẻ Tùy so với quẻ Càn thì kém xa.
Thoán truyện bàn rộng thêm, đưa một điều kiện nữa: Theo mà phải đúng thời mới được. Ví dụ thời Hán, Vương Mãng cũng đã muốn làm một cuộc cách mạng xã hội; rất công bằng, tốt; nhưng thời đó sớm qua, nên thất bại. Tới đời Tống, Vương an Thạch cũng thất bại, như vậy là không hợp thời. Và Thoán truyện nhấn mạnh vào cái nghĩa tùy thời đó. (Tùy thời chi nghĩa đại hỉ tai!) 


Tôi viết bài này cốt để thỏa tính nghịch ngợm của mình...Chỉ mong tác giả không nổi cơn thịnh nộ là may lắm!
Thế nhưng: sau khi lu
ận ghép với thế thời... 

lại thật đúng đấy ạ! 

5 nhận xét:

Nhamy nói...

Hiiii...CHI THAT LA TAI GIOI A

thanhthuoczvolen nói...

Em chịu!

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

http://i2.ytimg.com/vi/iPSyhfyXbfQ/mqdefault.jpg
ĐAY MỚI LÀ NGƯỜI TÀI....
http://1.bp.blogspot.com/-txkbZFF5xgE/U6ugdFUnUHI/AAAAAAAABSY/by9Fptj7k-g/s1600/DSC01876.JPG
ĐAY MỚI LÀ NGƯỜI GIỎI , NHÃ MY À

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

http://vemaybayq.com/images/stories/khuyen-mai-ve-doan-di-thai-lan-nhan-ngay-gia-dinh.jpg
CHUC THÀNH GIANG... VÀ CẢ NHÀ HẠNH PHÚC

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

TẢI MÃI CHẢ ĐƯỢC ẢNH EM
TẶNG MỘT BÓ HOA VẬY
http://www.hoacuoi24h.net/res/product/hoa-%C4%91e-ban-05-126.jpg