Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

VĂN TẾ TỬ SĨ - NHÂN 27/7


Lời thưa: Cái chết của người lính nhiều khi không hẳn là chết trận.
Có nhiều người là lính
 chết mà không được công nhân là liệt sĩ, ..
Tôi ngồi ngẩn ngơ... viết vài dòng cho những đồng đội không may đã ra đi vì một lý do nào đó chỉ được gọi là TỬ SĨ!

LẠI NÓI VỀ NGHỆ

LẠI NÓI VỀ NGHỆ



Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

NHẠT THẾCH

Hôm về nhà một người bạn xa quê, nhìn thấy căn nhà trống trơn, xiêu vẹo. Mấy tên già bèn bảo nhau thử vịnh.
Thế là đứa nọ nối tiếp đứa kia... thành một LIÊN VẦN không chấm phảy.
********************

chữ nhạt thếch
dưới ngón tay
 tranh nhạt thếch
sau ngọn cọ
mùa đông nhạt thếch
trời
trên lá

nhạt thếch gió 
 nhạt thếch mưa
chân đưa
qua  nhạt thếch những con  đường vòng vo
đến những ngôi nhà nhạt thếch
trống  huếch
phên thưa

chủ nhà ngủ chưa
um tùm gai mây chẹn kín
 lối ra  vào con chó vện
    mèo mun nghển cổ ngoao ngoao 

con cóc lòn qua hàng rào
nghiến răng  kèn kẹt
con thạch sùng giấu mình sau kẽ liếp
tặc lưỡi liên hồi
đàn  kiến đen nhỏ xíu tha mồi
nem nép nơi chân cột

nhà tranh dột
gió lùa mưa hắt tứ tung
vách đất trống không
nền nhà chuột dũi
cửa hang tối
chin chít tiếng rít răng
chuột chuột chuột
chuột chạy lăng xăng
béo ú

nhạt thếch trăng đầu ngõ
bụi duối, cây cau

nhạt thếch màu
nhòa nhòa bóng tối

vồi vội
ánh tà dương
vương vương
 vãi vãi

le le lói lói
 ma trơi
vù vù
hớt hải

nhạt thếch
 sợ hãi
nhạt thếch thở dài
 bi ai
 nhạt thếch 

nhạt thếch
 ao bèo nước ốc
tôi ơi

16:38 09-11-2010


Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Bài thơ CON CÓC 4/ LỜI ƯỚC ĐOÁN NẰM SAU TRANG GIẤY.




NNB:
Tôi thực có viết 4 Bài Thơ Con Cóc nhân sự kiện dàn khoan 981 kéo sang xâm lược nước ta. Đó là thành ý muốn góp sức bé mọn của mình cùng toàn dân chống giặc, nhưng ngại e đóng góp làm quẩn rối Diên Hồng, nên chép thành thơ dịch học. Vui thay, thơ dịch học con cóc này được bầu bạn cảm thông, chia sẻ. Biết ơn và sẽ ráng sức góp phần có thể cho sự tồn vinh của dân tộc, của đất nước Việt Nam ta.
Bài thơ CON CÓC 4 

LỜI ƯỚC ĐOÁN  NẰM SAU TRANG GIẤY.
Hạt Cát 

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

HOA DẠI



Hoa dại ngàn đời vẫn vậy
Mãi còn là dại chưa khôn
Chỉ tiếc cho ai độ ấy 
Bỏ quên mất cả linh hồn.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

BÔNG MÂY LẠC

 

THỬ LIỀU VỚI HAI KU...

Thơ Haiku

Thơ Haiku là gì ?
           Haiku âm theo lối chữ Kanji ( gốc chữ Nho) là bài cú , có nghĩa là câu nói để trình bày . Chữ "hai" nghĩa là "bài" , trong tiếng Hán Việt có nghĩa "phường tuồng" , chữ "ku" là "cú" hay "câu". Haiku là loại thơ độc đáo , rất thịnh hành của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới.

Hình thức thơ Haiku
           Một bài thơ theo thể thơ Haiku có ba giòng, giòng đầu và giòng cuối mỗi giòng có năm âm, ôm lấy giòng giữa có bảy âm, có dạng 5-7-5, tổng cộng 17 âm. Tiếng Nhật Bản đa âm, nên mỗi giòng có thể có một, hai, ba chữ hay nhiều hơn. Haiku có biến thể là 5-7-6 hay 5-8-5, lên 18 âm trọn bài. Tiếng Việt đơn âm , nên mỗi chữ là một âm . Không cần vần điệu , nhưng thơ Haiku là sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, tượng hình có chọn lọc. Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng người thơ đã dẫn dắt chúng ta đi qua một khu vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp để thênh thang bước vào một cõi tư duy vô cùng bát ngát, một chân trời sáng tạo rộng mở mà người đọc cần có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú .
           Ngày nay thơ Haiku thoáng hơn nhiều, không gò bó số chữ trong mỗi câu (tổng cộng trên dưới 17 âm hay chữ), không nhất thiết phải chấm, phết hoặc chấm phết tuỳ tiện (không cần phải ở cuối câu), không cần đặt tựa, không bắt buộc phải có từ của mùa . Chỉ giữ lại hình thức 3 câu , và được đưa vào những từ ngữ chải chuốt, những ẩn dụ của cái hữu hạn và vô hạn ...

Nội dung thơ Haiku
           Về nội dung có luật cơ bản sau : không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường chỉ diển tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.
           
Ôi những hạt sương ( sự kiện hiện tại)
           Trân châu từng hạt (ý nghĩ thứ 1)
           Hiện hình cố hương (ý nghĩ thứ 2)

           Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh.Trong thơ bắt buộc phải có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa ( không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng ,tuyết trắng ... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).

           Tiếng ve kêu râm ran ( tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
           Như tan vào trong than trong đá
           Ôi, sao tĩnh lặng quá!

           lặng yên qua mấy từng không (hình ảnh vũ trụ)
           lời ve (hình ảnh nhỏ)
           gõ thấu vào lòng đá xanh.

           Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả dường như chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện đã quan sát được.

           Cỏ hoang trong đồng ruộng
           Dẫy xong bỏ tại chỗ
           Phân bón!

           Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên.

           Thế giới này như giọt sương kia
           Có lẽ là một giọt sương
           Tuy nhiên, tuy nhiên...

           Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Thông thường trong thơ đưa ra hai hình ảnh : một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn.

           Trăng soi (hình ảnh trừu tượng)
           Một bầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể)
           Khóc than đáy nồi (nơi chốn cụ thể)

           Nhà thơ không giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh nầy, chỉ diễn tả sự vật theo bản chất tự nhiên của nó . Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ , lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới . Một bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn , cảm nhận .

           Chim vân tước bay
           Thở ra sương gió
           Dẫm lướt từng mây

           Thơ như một bài kệ, sàn lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là - "đương hạ tức thị". Nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nẩy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau. Một diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của riêng mình . Kỷ xảo của thơ Haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc . Không có người làm thơ và kẻ đọc thơ, cả hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.

Thiền tính trong thơ Haiku
           Thơ Thiền Nhật ban đầu cũng chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa, nhưng đến thế kỷ thứ 17 thì thể thơ Haiku ra đời và phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 19 . Người sáng lập loại thơ này là Thiền sư Matsuo Basho. Năm 1680, Matsuo Basho viết bài thơ Con ếch theo lối Haikai - một thể thơ mới (theo thời điểm bấy giờ) mở đường cho thể thơ Haiku. Các bài Haikai của Basho ngắn, gọn, súc tích từ chữ đến ý, cho thấy cái nhìn và thi tứ của nhà thơ. Những người ngưỡng mộ ông tập làm lối thơ này, và thể Haikai trở nên nghiêm trang, chín chắn hơn để dần trở thành thể Haiku, nói lên cái quan niệm và ghi lại sự rung động của nhà thơ.
           Sau Basho, có ba nhà thơ lớn của Haiku lần lượt xuất hiện, hợp cùng Basho thành tứ trụ của Haiku Nhật Bản: Basho , Buson , Issa , Shiki .
           Trong bài thơ sau đây của Basho :

           Fu ru i ke ya               Trong ao xưa
           Ka e ru to bi ko mu     Con ếch nhảy vào
           Mi zu no o to             Tiếng nước khua

           Chỉ vài chữ : một ao nước, một con ếch nhảy , một tiếng nước khua động cũng diễn tả đầy đủ cảnh vật , không dông dài , nhưng luôn luôn đủ ý .Như vậy Haiku là một loại thơ thiền , một cách tập nhìn sự vật đơn giản , thuần khiết . Ðây là một quan hệ biện chứng giữa tĩnh và động như một công án, một tiếng chuông chiêu mộ thức tỉnh ngộ tính con người.
           Thi nhân ghi lại những bức xúc của mình đối với sự biến chuyển trong khoảnh khắc của thiên nhiên đang xảy ra trước mặt. Vạn vật thì thường trôi nổi lững lờ đối với kẻ vô tình mà thật ra đang nói muôn triệu điều trong từng mỗi khắc giây. Người không thấy, người không nghe vì người không chịu nhìn, chịu nghe hay người không biết đấy thôi.
           Haiku là một nghệ thuật tổng hợp tinh tế tuyệt vời giữa Phật giáo và Lão Giáo trong thế giới Thiền thi, giữa cụ thể và trừu tượng, giữa ẩn dụ và phân tích, giữa thiên nhiên vũ trụ và nội tâm con người . Vạn vật và vũ trụ đều có nguồn gốc từ Đạo, theo sự sinh hóa vô thường và kiếp người cũng chỉ là phù sinh hư ảo . Điều nói ra được thì hữu hạn, mà ý lại vô hạn . Ðiều mà thơ muốn mọi người lãnh hội chẳng phải là điều có thể nói được mà là những điều mà thơ chưa nói ra . Cái tiểu vương quốc của những con chữ gò bó chải chuốt bỗng vươn mình ảo hóa trở thành một vũ trụ siêu hình .Trong thơ Haiku có sự dung hợp giữa Thiền và Thơ, vì thơ biểu lộ tình cảm và thơ có thể tải đạo . Thơ Haiku đi từ một sự vật cụ thể thật nhỏ nhoi tầm thường để dẫn dắt người đọc đi vào cõi mênh mông bát ngát không hình tượng , như một thiền sư đã nói : "Gom góp tất cả lời nói để hoàn thành một câu, vò cả đại thiên thế giới thành một hạt bụi" . Nhà thơ William Blake cũng có nói : “Cả vũ trụ trong một hạt cát (a world in a grain of sand)”.
           "Từ trong hạt bụi ngu ngơ ấy
           Mưa nắng vô thường sây sát nhau ."
Ðể cuối cùng người thơ đốn ngộ được :
           "Từ trong hạt cát hằng sa đó
           Vũ trụ Chân Như sáng nhiệm mầu ."

Mùa trong thơ Haiku
           Phần lớn thơ Haiku của các thi sĩ Nhật Bản nói về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông , tuy không nêu ra hẳn tên mùa trong năm. Họ thường dùng những chữ liên quan đến mùa xuân, như “tan tuyết,” lúc “hoa mận nở, hoa đào nở,” hoặc đến lúc “ngỗng trời quay về.” Về mùa thu, họ hay tả “đêm thanh, trời vằng vặc đầy sao,” lúc “bóng nai thoáng qua rừng,” hay là “chuồn chuồn bay chập chờn,” khi người ta “gặt lúa.” Mùa hè có “muỗi,” có tiếng “ve ra rả,” hoặc tiếng “quạt,” hay tiếng “suối róc rách.” Mùa đông không tránh được cảnh “tuyết rơi” trong hay ven “rừng thông,” “gấu,” hay là tiếng củi hoặc than nổ tí tách trong “lò sưởi.” Và hình như các tác giả Haiku người Nhật không bao giờ nói đến lũ lụt, động đất, bệnh tật ... những cái không tốt của thiên nhiên.
           Miura Chora diễn tả mùa hạ đang reo trên muôn ngàn nhánh cây, với lá xanh thắm sáng rực trong nắng vàng :
           Vàng phai
           cùng với ngàn xanh
           nghe ngày tháng cũ theo quanh nẻo về.
           Một bài Haiku khác của Yosa Buson ghi lại sự liên tưởng của ông giữa lá non và thác đổ. Hãy tưởng tượng đến vào một buổi trưa nào đó lúc mới đầu hè, xuân đã qua nhưng lá vẫn còn đang trong thời kỳ nẩy nở, trời chưa nóng lắm. Nhìn nụ xanh Buson mường tượng đến nguồn nước đã nuôi nấng cỏ cây, tắm mát con người trong tháng hạ. Ngay lúc đó, sự liên tưởng đến nước khiến ông nghe văng vẳng tiếng thác đổ gần đâu đó. Nước thác vẫn rơi đều nơi chốn ấy tự ngàn xưa nhưng hình như đối với Buson cho đến giây phút này ông mới vừa nghe hoặc nghe tiếng thác rõ hơn. Đây chỉ là một trong nhiều cách diễn dịch:
           ụ non lá nhú lên mầm
           thác reo
           nghe thoảng xa gần đâu đây.
Mùa hạ thì có tiếng ve kêu như được đá hấp thụ và người đọc cảm thấy không gian xung quanh thật tĩnh lặng:
           Tiếng ve kêu râm ran
           Như tan vào trong than trong đá
           Ôi, sao tĩnh lặng quá!
Mùa thu khi ăn được một quả hồng thì cảm thấy như nghe được tiếng đại hồng chung của chùa Horiu:
           Ta ăn một quả hồng
           Vọng đâu tiếng chuông đồng Hô-riu
           Lòng phấn chấn phiêu diêu!!!

Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku
           Ngoài những đề tài về thiên nhiên, Haiku còn có đề tài về mẹ. Hình ảnh nầy thường thấy ở trong thơ Issa và Basho. Mẹ là thơ. Mẹ và thơ mãi khắn khít nhau như hình với bóng. Hình ảnh mẹ càng cần cù, mộc mạc bao nhiêu lại càng nên thơ bấy nhiêu. Trong ngôn ngữ thi ca của thế giới, dân tộc nào cũng có những vần thơ chứa chan tình mẹ. Mẹ hiển hiện trên đường về, trên từng ngõ hồn sâu kín. Mẹ là chất liệu kết tinh của tất cả những thiên anh hùng ca, những đại sử thi, những trường thiên tình sử và cả trong những vần thơ Haiku đơn sơ, thâm thúy Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku lại càng bát ngát, phiêu diêu hơn bao giờ hết:

Đến đây nào, với tôi
cùng chơi đùa chim sẻ
không còn mẹ trên đời.
Issa

Mẹ yêu ơi !
mỗi khi nhìn thấy biển
khi thấy biển khơi.
Issa

Tóc mẹ còn đây
tan trong lệ nóng
sương mùa thu bay.
Issa

Hoa trong thơ Haiku
           Qua bài "Cánh hoa anh đào muôn thuở" Busho đề cập đến vấn đề vô thường:
           Nhiều chuyện
           làm nhớ lại
           Hoa anh đào
Hoa anh đào đối với người Nhật có ý nghĩa đặc biệt, nhìn hoa anh đào khiến người ta chợt nhớ bao mùa hoa anh đào trong quá khứ. Còn nói theo ngôn ngữ nhà Phật, hoa anh đào là biểu tượng của sự vô thường trong cuộc đời.
           Một bài thơ Haiku khác nói lên hình ảnh của một loài hoa mong manh, mang kiếp sống phù du, giữa màn đêm sương khói huyền ảo, âm thầm lặng lẽ hé nở những cánh mỏng lụa là, như đem sức sống cuộn trào vào từng hơi thở của người thưởng ngoạn, phải chăng đó là một niềm hy vọng bí ẩn, khó hiểu của một loài hoa kiều diễm mang tên Nữ Hoàng Đêm . Người thơ hình như đã nhập thân vào loài hoa khêu gợi đó, để từ đó chiêm nghiệm được quá trình nở hoa " sinh sinh hoá hóa" từ bên trong : khởi đầu một cành cây trơ … đến một cái gì nhu nhú dưới phiến lá …. rồi xuất hiện một nụ trắng ngà … từ đó nụ tung cánh bung xòe ra… và cuối cùng là hoa mãn khai toàn vẹn với những cánh xinh xắn nõn nà tỏa hương thơm ngan ngát …
           Nữ Hoàng Đêm mảnh khảnh
           Trong âm thầm hé nụ phô hoa
           Niềm tin yêu huyền bí
Với màu sắc trắng nhợt nhạt biểu tượng cho sự ngây thơ khờ dại, loài hoa đêm lộng lẫy khát khao nầy đang chờ đợi khai hoa nở nhụy…. đâu biết rằng kiếp sống tạm bợ ngắn ngủi đó sẽ đến hồi chấm dứt khi bình minh chợt sáng, chẳng khác gì bóng câu qua cửa sổ, giọt sương hư ảo trên cành … Những thi ảnh trữ tình, những biểu tượng thâm thúy, những tín hiệu bàng hoàng đã thu hút và dẫn dắt tâm tư người đọc vào một thế giới cao siêu để tự suy niệm về kiếp nhân sinh của con người quanh quẩn trong cuộc sống phù trầm đầy oan khiên nghiệp chướng nầy .
           Cánh hoa mềm êm ái
           Thơm ngát, cầm mình giữa bụi gai
           Trước bình minh chịu chết
Nắng đã lên , những giọt sương mai lãng đãng, đang vắt vẻo trên nhành cây đọt lá . Những cánh hoa tàn úa đang rơi rụng . Một loài hoa đã chết và một ngày mới bắt đầu . Những hình ảnh của loài hoa mờ ảo đó , không sôi động mà vẫn lặng lẽ ẩn mật trong tâm cảm và tư duy của người thưởng ngoạn , để rồi đem lại những cảm giác lạ lẫm đột nhiên bỡ ngỡ, bàng hoàng, sững sốt giữa níu kéo và hoài nghi …
" Ta ngỡ mất mà chưa đành đánh mất
Bởi mùi hương ngự trị cánh hoa tàn ….."
Một bài thơ Haiku, một bông hoa quỳnh nở rồi tàn, một kiếp phù sinh, một giấc mộng hoàng lương…
" Phù bào khoảnh khắc vòng sinh diệt
Sớm nở đêm tàn tựa kiếp hoa…"
Cái sân khấu tuồng đời đầy hỷ nộ ái ố, tham sân si đã hạ màn theo những cánh hoa tàn ,để lại ngơ ngẩn , bần thần và luyến tiếc …
*************************** ( SƯU TẦM ) 
ĐIC KHÔNG SỢ SÚNG

1- 
Trăng rơi bến sông 
Sóng gợn 
Chèo buông

2-
Khuya đêm 
Mây gió rớt thềm
Sao rụng.

3-
Tháng ngày ngụp lặn
Nỗi nhớ
phù vân



Cái này gọi là hai ku, hay ba ku, bốn ku... Cả nhà iêu quý nhẩy ?...
Đúng là  Cat điếc không sợ súng thật. Thuốc liều đang đại hạ giá!!!

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

VU VƠ RU...


HỌA THƠ CAO SƯ PHỤ

ÔI THÔI RỒI NỒI XÔI  là 5 vần thơ mà từ xưa nay rất nhiều người làm đề sáng tác, tôi đã nghe thơ loại này từ thuở nhỏ, nay nhân 1 người bạn mời họa , cộng với 1 sự kiện gây ấn tượng vừa xảy ra khá ngộ nghĩnh,
Nên có bài:


GHEN

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

CHIỀU HOÀ LẠC: ANH & EM


Lời thưa: Ngày chiến tranh, tôi có những người bạn lính ở Sân bay Hoa Lạc. 
Nhiều người ra đi không về. Nhưng hình như cái chết trong chiến tranh dễ chấp nhân hơn thời bình.
Nghe tin tai nạn hôm 7/7/2014 xảy ra...tôi bỗng nhớ bạn bè tôi đã ra đi từ sân bay Hòa Lạc và KHÔNG BAO GIỜ TRỞ LẠI
( bài thơ cũ )



CỚ SAO



 CỚ SAO?!



Đứng ngồi loáng choáng mấy ngày oi
Đầu khéo vỡ tung, mắt muốn lòi
Chân bước liêu xiêu cây mía dập
 Tay huơ quờ quạng trái bầu thui
Xuông thang rón rén sên bò ngược
Lên gác run run cóc tuột xuôi 
Đất thẳm trời cao không oán giận
Cớ sao đày đọa kiếp con người...

8/7/2014 HC - DS

THƯ GỬI DẾ MÈN


CHUYỆN NHÀ BƠM



Thứ hai, 7/7/2014 | 20:07 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|Print

Giá xăng tăng mạnh nhất kể từ đầu năm

Giá xăng dầu đồng loạt tăng 130-420 đồng mỗi lít từ tối 7/7, với lý do thị trường thế giới tiếp tục ở mức cao và doanh nghiệp trong nước đang chịu lỗ.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Vui: THIẾP CHẢ...


Chàng đi... Thiếp chả theo đâu
Gặp sông Thiếp sợ dòng sâu vắng đò
Sáng hanh Thiếp khiếp nắng to
Chiều mưa nước ngập Thiếp về làm sao?,

Sợ nhất là... một hôm nao
Kệ bơ vơ Thiếp, Chàng vào cửa ai!

BỤI ĐÊM

Bụi  đêm đen kịt bóng ngày
Mưa giằng giông giật xô mây chòng chành
Búi tre lổn nhổn mảnh sành 
Ai người hun chuột...  Khiến mình hắt hơi?!

... Người mua dùm cái áo tơi
Phòng khi... Mai mốt lỡ trời nổi giông!

Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014

GIẬN HỜN


Giận hờn...

Nào có muốn đâu!
Chỉ e úa héo chẽ cau chũm tròn
Quết giầu chả thắm màu son
Bình vôi đóng chóc cùn mòn chìa vôi 
... Chua cay mặn ngọt chia đôi
Một phần ta...
 Một phần người... 
Nhé ai!



CHIỀU RƠI


Chiều rơi...
Nắng quái ai chèn kẽ hở.
...
Đi rồi về.
Xem mặt trời ủ lửa.
Nghé Thiên Hà
Thấy lèo tèo ngọn gió.
Tôi mỉm cười 
Vung nắng 
 Trả
thinh không.


Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

CHIỀU ƠI


Chiều ơi! Chiều có buồn không?

Tướp xơ mấy vạt ráng hồng thõng rơi

Non trăng cò vẫy cạn giời

Xé khuya tiếng vạc nghẹn lời gọi đêm.
Hắt hiu leo lắt lửa đèn
Lem nhem muội khói phủ đen bóng người .

Vầng mây xám nửa khuông giời

Hoàng  hôn tơi tả nép nơi cuối cồn 
Loi thoi con nước ngược nguồn
Bóc xóc đêm 
mãi 
bồn chồn đợi khuya.