Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

LỜI ONG MÂT ( tríc đoạn)

TÌM ĐỂ HIỂU của CÔ BÉ ONG TINH NGHỊCH

( trích từ truyện thiếu nhi của Hoài Ý - Bùi Cửu Trường 
Nhà xuất bản Hà nội 1978 )

...Bác Thợ già hướng dẫn các chị ong thợ xây tổ.
 Dưới vòm lá xanh của cây ổi, một tầng ong trắng nuột hiện dần lên dưới bàn tay các chị. Thường đây là cảnh tôi thích xem nhất, nhưng hôm nay, chẳng có lòng dạ nào mà ngắm, mà nhìn nữa. Tôi chào các chị và đi lại chỗ bác Thợ già:
  • - Gì thế, cháu gái của bác? 
-   Cháu đến hỏi bác cái này ạ.
 - Nói đi.
 - Không, phải lâu cơ. Không nói một lúc mà hết được đâu bác ạ.
- Gì mà ghê thế? Bác Thợ già xoa đầu tôi cười:
- Thôi, chờ bác, xong việc bác cháu ta cùng về...
Trên đường về tổ, tôi kể cho bác nghe những điều xảy ra trong lớp.
Bác có vẻ không hài lòng về điều tôi không tập trung tư tưởng nghe giảng thì phải, vì khi nghe đến chỗ đó, tôi thấy bác có vẻ bồn chồn, hai tay vừa phẩy phẩy trước mặt như muốn xóa đi một điều gì đó. 
Thấy thế, tôi vội nói: 
  • Tất nhiên là cháu có lỗi, thưa bác. Nhưng cháu muốn nói về bài giảng hôm đó. Tại sao trước đây người ta thường hiểu lầm chúng ta như vậy cơ chứ? 
Bỗng bác Thợ già ngắt lời tôi:
- Cháu có thấy cái nơi hoa đang nở rộ kia không? Bác giơ tay chỉ.
Tôi phóng tầm mắt ra xa, hai chiếc râu hướng về phía trước, rồi quay mấy vòng. Quả thật gió từ phía đó thổi lại có lẫn mùi thơm và tiếng hát vui của bướm. Dần dần, mới thấy cả vườn hoa rực rỡ cùng đàn bướm dập diù đủ màu sắc.
  • Đấy, nhà bướm đấy mà, họ vừa tổ chức một cuộc triển lãm rất lớn, có đủ loại tranh ảnh từ khắp nơi gửi về. Có nhiều người chê bọn họ khoe khoang vô tích sự, nhưng cách làm của họ cũng gợi ý cho chúng ta đấy?
Tôi giơ hai bàn tay ra phía trước bác:
- Thế nhưng chúng ta chỉ có hai bàn tay trắng.
scan0003
Bác Thợ già cười vang:
- “Bàn tay ta làm nên tất cả” cháu quên à?
- ….Tất nhiên, không nhất thiết chúng ta phải làm như họ. Có thể ta nói chuyện hoặc ta viết một cái gì đó. Trình bày giới thiệu chút ít tài liệu, hoặc là nỗi niềm tâm sự của chúng ta. A! cháu đọc “Dế mèn phiêu lưu ký” chưa?
Tôi kêu lên:
- So làm sao được với Dế Mèn. Anh ấy đi xa hiểu rộng, thông minh, trải đời, kể chuyện lại hay nữa. Cháu chịu thôi.
BácThợ già chậm rãi:
  •  Cháu ạ, biết gi, viết nấy, rồi còn các bạn cơ mà, mỗi người sẽ giúp cháu một tay.
Thấy tôi ngần ngừ, bác hỏi tiếp:
– Họ hàng nhà ta đông tới hàng trịệu. Mỗi người một ý thành triệu ý. Mỗi người một câu, thành triệu câu. Cháu cứ thử xem.
Ờ, hay là cứ thử xem... Có lẽ đấy cũng là một việc làm có ý nghĩa... Tôi nghĩ vậy và nói với bác:
  • Cháu, cháu sẽ cố gắng.
Thế là từ hôm đó, tôi giành phần lớn những thời gian rỗi vào thư viện.
Bác phụ trách thư viện lục mãi những giá sách ở tận trên mấy tầng cao, rồi đưa cho tôi một cuốn sách cũ, bìa bọc bằng vải có chữ vàng đã mờ.
- Cuốn này có lẽ có ích đối với cháu.
Đó là một cuốn gia-phả cũ, giấy bản thô mỏng đã sờn. Đối với tôi, bước đầu, thể cũng đã qúi lắm rồi. Tôi mở sách và hoàn toàn thất vọng. Đây là cuốn sách nghiên cứu của một người nào đó viết ít ra cách đây hơn một trăm năm rồi. Ngoài mấy dòng chữ quốc ngữ, còn toàn là chữ Nôm. Bác gìữ thư viện đi tới xoa đầu tôi:
- Thế nào ?
– Bác xem này - tôi nhìn bác cầu cứu – Cháu đọc làm sao nổi.
Bác cười hà hà:
- Ồ, thế các cháu phải cố mà học chứ.
Tôi cúi đầu cảm thấy có lỗỉ. Thực ra, tôi hoàn toàn có điều kiện học thêm, thế mà tôi đã bỏ lỡ...
  • Thôi đưa sách cho bác, và chú ý nghe đây.
  • Trong thiên hạ có tới hai vạn loài ong - Bảc hạ kính nhìn tôi, giơ hai ngón tay lên : – Hai vạn nhé, nhớ chưa? – Tôi gật đầu. Bác tiếp:
- Nhưng chỉ có khoảng sáu trăm loài sống theo đàn, trong đó có họ hàng ong mật chúng ta. Có nhiều loài ong tôt, cho nhiều mật, hiền lành Ở bên phương Tây có ong I-ta-Ii-a, ong Châu Âu, ở bên Trung Quôc, bên Ấn Độ cũng có ong, còn ở Việt Nam ta thì họ hàng nhà ong màu   vàng chúng ta là đông nhất.
Thú thực là tôi phăi cố gắng lắm để nhớ cho được những con số và tên đất nước 
Tôi im Iặng nghe bác dịch tiếp:
  •  Một người Tây tên là Lin-nê (Linné) gọi chúng ta... hừ, cái chữ La Tinh này, hừ... - Bác lẩm bẩm một mình
Tôi trố mắt nhìn, hỏi:
- Họ gọi chúng ta là – “Cái chữ la tinh” hả bảc?
Bác gìữ thư viện trễ chiếc mục kỉnh xuống, nhìn tôi như người ở cung Trăng rơi xuống, rồi bật cười:
  • Ai bảo cháu chúng ta là “Cái chữ La Tinh”?
- Thế bác chẳng vừa bảo...
- Đây này, cháu đọc đi – Bác chỉ vào dòng chữ La Tinh in nghiêng: 
- A–pis - bác ạ.
               - Ờ, ờ... Bác lại giương kính lên đọc tiếp:
- “Họ hàng nhà ta có người ở trong rừng làm những tổ lớn trên ngọn cây cao dài hàng ba thước . Này, cháu phải nhớ thước ở đây là thức ta. So với đơn vị đo lường hiện nay là 0 mét 40 centi.
Tôi gát đầu. Bác tiếp:
  • Đó là ong áo đen, tính hung dữ lắm, hay bỏ đi... cũng hay quay lạí.
  • Một, không phải chúng ta rồi. Tôi đếm.
- Cái gì?
- Cháu đếm: Một ạ. 
- À,... thế còn đây là loài thứ hai. Bác hắng giọng:
- Một loài nữa tên là ong khoái mè... ong khoái mè.
- Ong khoái mè hả bác?
- Ừ, họ viết ong khoái mè, mặc áo quần màu vàng - Làm tổ trong thân cây, hiền lành như bụt.
- Cũng không phải là chúng ta, bác nhi? Thế họ có biết về chúng ta không? Tôi sốt ruột hỏi.
- Có, chờ một tí, có... một loài khoác khăn vàng, mặc áo vàng, còn quần màu đen sọc trắng.
Tôi nhìn trang phục của minh lẩm bẩm: 
  • Đúng thật !
Tò mò tôi nhìn vào sách:
-  Gì nữa bác?
-  Hết rồi,
-  Có thế thôi à?
-  Ờ, có thế thôi.
-  Còn phía sau, bác xem đi.
Bác lật mấy tờ tiếp:
-  Phía sau nói về các loài khác rồi.
     

Không có nhận xét nào: