CHÁO DƯỠNG SINH LẠP BÁT & 8 THÁNG CHẠP
Trong "Mộng Lương Lục" quyển 6, Ngô Tự Mục có chép: "Vào ngày này, hầu hết các tự viện đều thiết bày cháo Ngũ Vị còn có tên là cháo Lạp Bát sau đó cháo Lạp Bát cũng được gọi thành cháo Thất Ngọc". Cháo Lạp Bát là một loại cháo nấu bằng gạo đỗ cùng củ quả như: táo, hạt dẻ, hạt sen để cúng Phật. Bát cháo này được dùng làm phẩm vật cúng dường Đức Phật, vào ngày Ngài thành đạo (mùng 8 tháng 12 Âm lịch), sau thành tục lệ lưu truyền trong dân gian Trung Quốc.
Nhưng trong "Yến Kinh Tuế Thời Ký", Phú Sát Đôn Tông lại ghi rằng: "cháo Lạp Bát người ta sử dụng gạo màu vàng, nếp, hạt kê, củ ấu (củ Lăng), hạt dẻ, đậu đỏ bóc vỏ cùng với nước sôi mà nấu ngoài ra gia thêm táo đỏ, hạnh nhân, hạt dưa, đậu phụng và đường trắng nấu cho chín mền. Cháo này cũng gọi là cháo Thất ngọc ngũ vị.
Sa môn Cù Đàm, trong bước đường tu tập, Ngài trải qua những năm tháng khổ hạnh nơi sơn lâm, nhưng không đạt được kết quả giải thoát. Cho đến một hôm Ngài nhận bát cháo cúng dường của Nàng chăn cừu, ăn xong, Ngài cảm nhận tinh thần minh mẫn, thể lực khôi phục, tiếp tục tọa định dưới cội bồ-đề và triệt ngộ chân lý vào rạng sáng ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch. Sa môn Cù Đàm đã thành Phật, hiệu Thích-ca Mâu-ni.
Vào khoảng năm 525 TCN. Sự chứng ngộ của Sa môn Cù Đàm đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội Ấn Độ, và Ngài đã đánh thức tư tưởng Bà-la-môn giáo, từ đây thế giới biết về đức Phật như một vị triết gia, một con người vĩ đại hơn bao sự vĩ đại. Do đó, mùng 8 tháng 12 được gọi là Lễ Phật thành đạo.
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, Tần vương hạ lệnh lấy ngày mùng 8 tháng 12 hằng năm cải thành “Lạp Nguyệt”.
Từ “Lạp” chính thức xuất hiện từ thời đại nhà Hán. Nguyên nhân lấy ngày mùng 8 tháng 12 gọi thành “Lạp Nguyệt” (腊月), vì trong ngôn ngữ Trung quốc, rất nhiều từ đồng âm, do vậy chữ lạp “蜡者” có bộ “Trùng虫” bên cạnh là chỉ ngọn đèn sáp, bên trong ngọn đèn có sợi dây, do đó chữ “Lạp 蜡” cũng được hiểu là chữ “Tố 索”, đọc trại âm thành ra “tuế 岁”.
Tuế có nghĩ là tuổi. 12 Tháng được coi là 1 tuổi, tháng 12 là tháng tích tụ tinh túy của vạn vật trong trời đất, do đó cả hai chữ “Lạp 腊và 蜡” đều mang nghĩa chỉ chung cho những hoạt động cúng tế thần thánh. Đa phần người nông dân đều tiến hành nghi thức tế tự vào tháng 12 âm lịch cuối năm, do đây tháng 12 được gọi là “Lạp tuế” cũng gọi là “Lạp tế”.
Cháo Lạp Bát là món ăn dưỡng sinh
- Gạo có chất đạm, chất béo, sắt và canxi cùng các thành phần khác khiến dạ dày và cơ quan nội tạng nhuận trường.
- Lúa mạch phòng chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh tim mạch. Trong các loại ngũ cốc đều giàu vitamin và sinh tố.
- Củ cải trắng và cải đỏ có nhiều canxi và chất sắc phòng ngừa bệnh huyết quản và tiêu trừ các mần bệnh nguy hại.
Cháo Lạp Bát như một" thực phẩm chức năng":
- Hạnh nhân là vị thuốc bổ và chữa ho trong trời đông lạnh
- Lạc có nhiều canxi và vitamin E cùng hạnh nhân có thể dùng làm thuốc chống suy yếu và lão hóa.
Nếu thêm thịt bò, thịt gà khiến cháo Lạp bát tăng phần bổ dưỡng. Đối với người gìa và người bệnh cao huyết áp dùng thêm yến mạch vào sẽ khống chế lượng đường tăng cao, và bệnh trạng ngày càng thuyên giảm.