Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

LINH TINH

LINH TINH

Ngọt đắng mây buông sắc nhạt thưa
Vần xoay gió rách quẩn màn mưa
Lạ quen muôn thuở tình xa lắc
Lạnh ấm phút giây nghĩa cũ xưa
Lầu vắng im lìm rèm khép mở
Sông sâu lầm lụi váng đong  đưa
Sớm chiều kinh mõ ru đời  lặng
Bát nhã chèo rung sóng nước lùa

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2015

MẸ

( mẹ một người ban tôi vừa mất sáng nay.
Tôi lại nhớ mẹ mình vô hạn. Xin bái biệt MẸ.)

--------///----//------


MẸ
--------///----//------
Để lại muôn ngàn yêu dấu
Mẹ thênh thênh bước xuống thuyền
Bát nhã tâm kinh thánh thót
 Chèo buông cập bến cửu tuyền.

Mẹ đi về miền xa thẳm
Cõi đời con trẻ bơ vơ
Vô thường muôn sau ngàn trước
Lặng câm ngọn sóng xa bờ.

Mẹ là thân yêu máu thịt
Bánh nhau cuống rốn hài nhi
Nước mắt bao giờ chảy ngược? 
Mẹ ơi! 
Đâu nữa ngày về...?

Buồn mây mắc màn xuân xám 
Mưa buông giọt nhớ giọt thương
Gió lùa hồn về xa thẳm
Rơi rơi sợi sợi khói hương .

Miếng cơm tháng ngày búng lọn
Mẹ chiu chắt cả tấm lòng.

Mẹ xa... Trời thành trống rỗng
Đất thành hố thẳm khôn cùng.

Mẹ ơi! Biết là hữu hạn
 Mong manh thoáng một đời người
Rồi mai ở nơi cõi nhớ
Mặn dòng nước mắt mẹ xuôi...

Quỳ lạy muôn ngàn sâu thẳm 
An vui mẹ chốn nước mây
Cõi Phật bình yên hồn mẹ.

Nam mô! 
Ân đức cao dày!



Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

HÃY VỀ CÙNG TA NHÉ EM!



KHÊU GIẤC MƠ



Rón rén khuya đêm khêu giấc mơ
Trăng treo cao thẳm ánh xanh lơ
Ảo huyền tiên giới lồng hoa gấm 
Mướt mát đào nguyên rung tiếng 
Nhịp gió đu cây xao xác lá
Mái chèo khua sóng vuốt ve bờ
Nụ hôn mộng mị rơi bên gối
Ấm áp hương nồng gieo ý thơ...

Phong Chaunam SẮC CỦA MÀU MƠ

Có phải đây màu của ước mơ

Trong như ngọc bích sáng xanh lơ 
T1m chùm hoa khế chen đầy nhánh
Rực rở vàng tươi kén ướm tơ
Thuyền lam ghé bến buông gác mái
Xác lá chiều thu rụng đỏ bờ 
Phòng the xám nhạt thừa chăn chiếu
Tiếc mảnh trăng mờ treo ý thơ
namphong
________________________
Nguyen Dac Thang Hưởng ứng họa với chị Hạt Cát đây
MÀU MƠ
Đêm dài trở giấc vỡ niềm mơ
Tiếng nỉ non buồn khuya lắc lơ
Trăng chiếu song thưa xuyên mái chái
Gió lùa cửa hẹp chạm mành tơ
Canh thâu đối bóng sầu thiêu dạ
Thuyền lạc dòng trôi chửa định bờ
Bất kể cuộc đời bao nghịch cảnh
Tạm vào face book thả hồn thơ.
Nguyễn Đắc Thắng
20150327
_____________________________
Cao Linh Tử Họa:
MƠ TIÊN
Chàng khờ thiu thỉu đắm trong mơ
Lạc chốn đào nguyên khó bỏ lơ
Tiên nữ đang hồn nhiên tắm suối
Trăng già vẫn cắm cúi se tơ
Hương bay phảng phất xuyên râu tóc
Khách đứng ngơ ngơ dõi vực bờ
Chợt nhớ người xưa cùng mộng tưởng
Hồng trần trở gót xuất hồn thơ.

Cao Linh Tử
27/3/2015

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

KHÔNG NGỦ ĐƯỢC


Mắt thì thao láo hệt bi ve
Ê ẩm như là bị rớt khe
Ngáp xuống ngáp lên đau cổ họng
Xoay nghiêng xoay ngửa nhức xương vè
Trời lem nhem ướt như dầm nước
Đất dính dấp loang giống vãi chè
Nhức nhối thân già mùa mưa bụi
Mắm môi mắm lợi đợi sang hè.




HOẠ

Chả hay có đợi được sang hè?
Sáu bảy tuổi rồi vẫn khỏe de
Nhớ chuyện yêu đương lòng thổn thức
Nghĩ về chăn gối dạ đâu chê
Thân này tuy thế còn sung sức
Mắt vẫn dọc ngang lắm kẻ mê
Xem ra thiếu nữ còn thua tớ
Tớ chẳng bi quan,đợi tới hè.

HÈ 
(hoạ lại theo vần anh Vĩnh Long)
Bà lão ung dung ngóng đợi hè...
Yêu đương chuyện ấy đã cho de
Lo thân khuya sớm còn chưa khẳm
Chăm cháu đêm ngày đố dám chê
Thanh thản gió mây đằm giấc mộng
Thong dong trời đất đắm cơn mê
Được thua lòng chả so đo nữa
Nghe thoáng đâu đây cuốc gọi hè..

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

ĐỪNG RA PHỐ NỮA

ĐỪNG RA PHỐ NỮA
Tôi lớn lên cùng cây cỏ lá hoa của phố phường HÀ NỘI.
KHI HỌ CHẶT CÂY tuy đau lòng nhưng tự nhủ:  họ sẽ giồng cây đẹp hơn, không bị đổ khi giông bão... Và nghĩ đó cũng là lẽ tự nhiên.
Nhưng khi HỌ TRỒNG LẦM CÂY, thì tôi cũng như bao người dân đau như bị lừa đảo vậy. Buồn qua thể , ngồi viết linh tinh
Hoá ra họ chả coi dân là cái đinh gì...
Đây chỉ là nỗi lòng một người dânHà nội  
-------///---//-----


MÙ XA...


Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Bài nên đọc VỀ LỄ HỘI CHÉM LỢN :ĐOÀN THƯỢNG LÀ TÊN TƯỚNG CƯỚP

Bài cóp tù blog NÓI LIỀU :
TƯỚNG QUÂN ĐOÀN THƯỢNG LÀ AI?


(Tài liệu sưu tầm từ Tintuc 24h và ĐVSKTT)
1. THÀNH HOÀNG LÀNG NÉM THƯỢNG LÀ TƯỚNG CƯỚP
Hàng năm vào ngày 05 và 06 tháng giêng, làng Ném Thượng (bây giờ là Phường Khắc Niệm) diễn hội CHÉM LỢN “nhằm tưởng nhớ công ơn ngài Đoàn Thượng sau khi đánh thắng giặc, ngài đã về đây giết lợn khao quân. Người dân làng đã vinh danh ngài là thành hoàng làng và lễ hội là để tưởng nhớ vị thành hoàng làng này”.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

HỎI XUÂN



ĐƯỢC SỐNG MỚI LÀ CÁI CON NGƯỜI CẦN NHẤT


                                    NHỮNG LỜI NÓI của Người Già


Có một tổ ấm của riêng ta, chưa đến lúc chết, xin nhớ muôn ngàn lần chớ bỏ mất nó đi.
Có một người bạn đời thân thiết, phải cùng đối đãi và chăm sóc tốt cho nhau.
Có một cái thân thể, tự mình phải biết bảo trọng, có một cái tâm thái tốt, tự mình vui sướng!
Chúng ta đã già rồi! Nhưng mà hiện tại sức khoẻ vẫn còn tốt, đầu óc hãy còn minh mẫn, già rồi trông cậy vào ai! Phải phân chia ra nhiều giai đoạn mà nói.

Giai đoạn thứ nhất
Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng như điều kiện hãy còn tốt. Thích ăn gì thì ăn, thích mặc gì thì cứ mặc, thích chi đùa gì thì cứ chơi đùa, chẳng nên tự bạc đãi mình, vì những ngày giờ này sẽ không còn là bao lâu nữa, cần phải nắm lấy (cơ hội). Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình.
Tình trạng kính tế của con cái được tốt là của chính chúng, con cái hiếu thuận là phẩm hạnh tốt của chúng.
 Chúng ta chẳng nên cự tuyệt sự giúp đỡ của con cái, không nên cự tuyệt sự hiếu kính của chúng. Nhưng quan trọng nhứt là phải biết tự nương tựa vào chính mình, tự an bài tốt cho sinh hoạt của chính chúng ta.

Giai đoạn thứ hai
Qua hết đoạn tuổi bảy mươi (tức ở vào tuổi bát tuần) mà không có bệnh hoạn gì, cuộc sống hãy còn được tự do, đó là không có những vấn đề gì lớn xảy ra, nhưng phải nên nhớ rằng mình đúng làđã già rồi, thể lực và tinh lực sẽ không còn tốt nữa, các phản ứng tự nhiên của mình cũng sẽ từ từ xấu đi.
Nên ăn cơm chậm lại để đề phòng mắc nghẹn; điđứng cần chậm lại để đề phòng bị té ngã.
Chẳng nên tranh hơn người, cần biết tự chăm sóc cho chính bản thân mình!
Đừng nên đi "quán xuyến" việc này việc kia, lo lắng sinh hoạt của con cái. Có người còn đi giữ cháu nội cháu ngoại nữa.
Cần phải biết "ích kỷ" một chút để, tự chăm sóc, trông coi chính mình.
Mọi việc phải biết để cho nó hoà theo tự nhiên, phải làm tí công việc quét dọn rác, phải biết cố gắng giữ gìn cho cái trạng thái sức khoẻ của mìnhđược lâu dài hơn.
Để cho cái năng lực tự chủ về cuộc sống của mình có thể kéo dài thêm, không phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác, thì có phải là tốt hơn không?

Giai đoạn thứ ba
Sức khoẻ đã suy yếu rồi, phải cần đến người giúp chăm sóc cho mình, việc này nhất định phải được chuẩn bị từ trước, tuyệt đại đa số con người ít ai tránh khỏi được cái cửa ải này.
Phải biết điều chỉnh tốt cho lòng mình, phải biết thích ứng với hoàn cảnh, sinh lão bịnh tử, với cái Tử là cái việc thường tình của đời người.
Ta cứ thản nhiên mà đối diện với nó, vì đó là cái đoạn cuối của đời người, chẳng có gì mà phải sợ nó, đã có chuẩn bị trước rồi, thì chẳng có chi mà cảm thấy phải khó chịu.
Hoặc là vào viện dưỡng lão, hoặc là mướn ngườiđến nhà trông coi chăm sóc cho mình, lượng sức lượng tình mà làm, nhất định là phải có biện pháp.

Nguyên tắc là chẳng nên "làm khổ" con cái của mình, đừng để con cái mang nặng cái tâm lý không tốt, làm thêm nhiều công việc nhà, gánh nặng thêm sự tốn hao tài chánh hạn hẹp của gia đình.
Tự mình phải biết khắc phục thêm một chút, cái cuộc đời nầy của mình, cái gì khổ, cái gì khó khăncũng đã qua rồi, hãy tin tưởng rằng cái đoạnđường nhân sinh cuối cùng cũng sẽ dễ dàng mà bước qua.

Giai đoạn thứ tư
Đầu óc ta minh mẫn, bệnh tật đeo mang không cách nào thoát khỏi, lúc mà cái phẩm chất của sinh mạng đến điểm tệ hại nhất, phải biết dám đối diện với cái chết, cương quyết không để người nhà phải lao khổ tái cứu sinh, không để bà con thân hữu phải chịu hứng chịu những hao tốn vô ích.
"Già rồi" trông cậy vào ai? Chính mình, chính mình, lại vẫn là chính mình.


Già rồi thì phải làm sao?

Tại sao lại có cái ý nghĩ nầy, đó là do bởi tôi luôn nhận thấy, người già trên 80, không cần phải hạn chế đồ ăn của họ phải thanh đạm, cũng không cần phải giảm cân, ăn được là quan trọng nhất
Muốn ăn gì thì cứ ăn, có thể cho là ăn được những món ngon của thế gian nầy, để cho cuộc sống càng thêm vui sướng và thích thú. Hạn chế người già không được làm cái nầy, ăn cái kia là đi ngược lại cái nhân tính của con người, mà lại cũng chẳng có gì gọi là căn cứ khoa học cả.
Trên thực tế, càng ngày càng có nhiều hiển thị chứng cứ của khoa học là, người già cần ăn ngon thêm một chút, cần mập thêm một tí, để cho cơ thể họ có thêm năng lực để đối kháng bệnh tật, đối kháng tính trầm cảm.
Tôi mong ước là, các cụ lão niên đều có thể hưởng thụ được sự tốt đẹp của đoạn cuối con đường nhân sinh của chính mình, mà không phải lưu lại bất cứ một điều gì hối tiếc.
Có thể cũng đừng kỳ vọng chờ đợi để lại cho thế hệ kế tiếp.
*********

Lời kết luận:
Câu nói đúng của tục ngữ: "Biết lo về tài chánh thì không nghèo, có kế hoạch thì không rối rắm, có chuẩn bị thì không bận rộn". Chúng ta với tư cách là lão niên "dự bị quân" đã có ý tốt chuẩn bị hay chưa?
Chỉ cần sự việc chưa xảy ra, phải có chuẩn bị cho tốt, sau nầy sẽ khỏi phải lo lắng cho cuộc sống ở tuổi xế chiều.

Thứ nhất: Lão Kiện (luôn khoẻ mạnh )
Sự chuẩn bị trước tiên là cái khả năng làm cho sức khỏe tốt ở tuổi già, ngày thường cần chú ý đến "tam dưỡng":
1-ăn uống dinh dưỡng,
2-chú trọng bảo dưỡng,
3-phải biết tu dưỡng.

Thứ hai: Lão Cư ( có chỗ ở chắc chắn )
a/- Đối với sự việc cùng con cháu ở chung, phải rán nhẫn nhịn bằng cách im hơi lặng tiếng trong cuộc sống, chi bằng
b/- Vui sống hưởng thụ với cuộc sống đơn lẻ độc thân, bất luận là trong thành phố hay khu ngoại ô, những nơi thích hợp cho chính bản thân mình, đồng thời là nơi có những quán ăn gần nhà mà mình ưa thích nhứt.

Thứ ba: Lão Bổn ( có vốn liếng riêng )
- Đã nuôi dưỡng được con cái, mà không thể có cách nào để dưỡng già. Là cha mẹ của người ta thì phải nhớ biết tự lập tự cường, chưa vào trong quan tài thì đừng bao giờ chia gia sản.

Thứ tư: Lão Hữu ( có bạn bè )
- Có được một người bạn tốt, người hảo hữu cùng ăn chung và người bạn đời đều quan trọng như nhau, bình thường cần phải biết kết rộng thiện duyên, nhận thức nhiều về các loại bằng hữu, làđể hưởng thụ được cái bí quyết của nhân sinh.
Nói tóm lại, dù bạn là một trường thọ lão ông hay lão phụ, cuối cùng, bạn cũng chỉ là một con người.
Cái câu nói nầy thật không bi thiết chút nào, lại cũng không có gì phải lo sợ, hoàn toàn do bạn tự an bài cách sống như thế nào, để coi bạn có hay không có cái tâm lý thành thục, có yêu thích cái gì đó thì rất đáng để bạn trực tiếp đi làm.
Có được cái sức khoẻ tốt hay hạnh phúc, cũng đừng hy vọng để lại cho con cái.

Các lão bằng hữu ơi, cần phải ghi nhớ là chúng ta đều là những con người của cái thế hệ cuối cùng hiếu thuận với cha mẹ, lại cũng là những con người của cái thế hệ thứ nhất bị con cái bỏ rơi.

Xin đừng có "nhân tại thiên đàng, tiền tại ngân hàng", cái gọi là "một mình rất buồn tẻ", "già rồi mà chẳng có ai phục dịch", những tín hiệu phiến diện v.v và v.v... đã là những câu nói lỗi thời từ lâu rồi.

Hãy nhận thức cách rõ ràng là: tiền tài, giàu sang chỉ là những số tự mà thôi, danh lợi cũng chỉ là một đoản kỳ tạm hư vinh, cuộc sống mới đúng là cái toàn diện của đời người,

Hãy là cái người "vui sống hưởng thụ cái cảnh già độc thân", thì cuộc đời mình sẽ có những mùa Xuân rực rỡ trở lại, với chính mình, điều kiện là: thân thể cường tráng, có tiền, có thì giờ, có bạn bè, lại cũng có cái không gian chuyên thuộc của riêng mình.
Có đủ sức độc lập tự chủ, có được cái lạc thú nhân sinh, chắc chắn là tự mình cung cấp cho mình cái công đức tối đại vậy.
Tác giả : Không rõ tính danh

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

NHÂN NGÀY 08-03 CHINH PHỤ NGÂM VÀ CHINH PHU NGÂM

NHÂN NGÀY 08-03
CHINH PHỤ NGÂM VÀ CHINH PHU NGÂM
(Bài chuyển từ blog NoiLieuhaha, quà tặng Hạt Cát ngày 08-03)
         
A. XUẤT XỨ HAI BẢN DIỄN NÔM 
1) Chinh phụ ngâm (Khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến)        Chinh phụ ngâm là một tập thơ có giá trị về văn học cổ của Việt Nam. Bản diễn nôm CHINH PHỤ NGÂM hiện hành được coi là áng văn cổ được lưu truyền rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân ta, về mặt này chỉ thua Truyện Kiều của Nguyễn Du.       Chinh phụ ngâm bản chữ Hán là của Đặng Trần Côn, không cần bàn cãi, nhưng bản diễn nôm hiện hành của ai thì có nhiều nghi vấn ngay từ năm 1926 khi ông Phan Huy Chiêm có phát thư với báo Nam Phong rằng bản Chinh phụ ngâm đang được lưu hành rộng rãi trong dân chúng là của cụ Phan Huy Ích mà gia tộc họ Phan Huy còn giữ được cả bản chính chữ (Hán) và chữ Nôm. Tiếc là ông Chiêm không đưa ra công chúng bản đó. Đến năm 1953, Cụ Hoàng Xuân Hãn cho ra mắt công chúng tập CHINH PHỤ NGÂM BỊ KHẢO, có tập diễn Nôm Chinh phụ ngâm của Phan Huy Ích được gia tộc Phan Huy cung cấp nhưng chỉ là bản viết tay. Cụ Hoàng đã chứng minh rằng Bản diễn nôm Chinh phụ ngâm hay nhất, phổ biến nhất trong dân chúng là của Phan Huy Ích chứ không phải của nữ sỹ Đoàn thị Điểm như mọi người vẫn tưởng. Tiếc là cụ Hoàng Xuân Hãn nhầm lẫn một chút nhỏ nhưng quan trọng trong chứng minh này nên nhiều học giả cả ngoài Bắc và trong Nam không chấp nhận. Các trường Phổ thông và Đại Học ở Việt Nam vẫn dạy Học sinh Sinh viên rằng: Bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm hiện hành là của Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm. Bằng các nghiên cứu sâu sắc của mình, năm 1963 Nhà giáo, nhà nghiên cứu Hán Nôm Lại Ngọc Cang cho ra đời tập sách nghiên cứu về Chinh phụ ngâm cả Hán văn và Diễn Nôm, chứng minh chặt chẽ, khoa học ý kiến của cụ Hoàng Xuân Hãn rằng Chinh phụ ngâm diễn Nôm hiện hành là của Phan Huy Ích và đăng tải nhiều tập diễn nôm Chinh Phụ Ngâm trong đó có tập của Phan Huy Ích và tập của Đoàn Thị Điểm do cụ Hoàng Xuân Hãn sưu tầm và đã đăng trong “Chinh phụ ngâm bị khảo” trước đây. Tập diễn Nôm được cho là của Nữ sỹ Đoàn Thị Điểm có nhiều từ cổ hơn bản hiện hành và cách ngắt đoạn trong các câu song thất lục bát cũng cổ hơn, trục trặc hơn bản của cụ Phan Huy Ích. (Nữ sỹ họ Đoàn sinh trước cụ Phan và cho ra đời tác phẩm diễn Nôm trước cụ Phan nhiều chục năm).
2) Chinh phu ngâm (Khúc ngâm của người chồng đi chinh chiến)        Cùng giới thiệu với Chinh phụ ngâm bản chữ Hán trong “Chinh phụ ngâm bị khảo” cụ Hoàng Xuân Hãn cũng công bố một bản Chinh phu ngâm (征夫吟)((Khúc ngâm của người chồng đi chinh chiến).Chinh phu ngâm được cụ Hoàng giới thiệu là tác phẩm của Hồng Liệt bá (洪烈伯) (Không rõ tên thật). Đã có nhiều người cất công nghiên cứu tìm hiểu tên thật của tác giả nhưng đến nay cũng chưa rõ thân thế của vị bá tước này. Chỉ có một thông tin ngắn trong công văn ngoại giao giữa nhà Thanh (TQ) và nhà Tây Sơn ghi hai lần nhắc tới chức quan Thị lang bộ Hình, tước Hồng Liệt bá đi cùng đoàn ngoại giao do Tình Phái hầu Ngô Thì Nhậm phụ trách.
     Cụ Bùi Hạnh Cẩn đã Diễn Nôm bản Chinh phu ngâm này theo thể thơ “song thất lục bát” có cải biên và được cơ quan Văn Hoá Hà Nội in cách đây hơn 10 năm, cũng hy vọng qua bản dịch được lưu hành mà tìm được tên họ và quê quán của tác giả tập thơ này. Thế nhưng đã hơn 10 năm : “Thư thường tới mà tin không tới”. Khi nhờ tôi đưa tập thơ này lên mạng, cụ Bùi hy vọng một ai đó có biết chút thông tin về Thị Lang Hồng Liệt bá, khi đọc bản gốc (Hán Việt) và diễn Nôm Chinh phu ngâm có thể liên lạc với cụ hoặc cơ quan văn hoá nào đó cung cấp thông tin để góp phần làm rõ tên tuổi quê quán của tác giả Chinh phu ngâm, đó cũng là công việc bảo tồn di sản văn hoá của đất nước. Xin thay mặt cụ Bùi trân trọng cám ơn trước những thông tin quý giá mà người đọc gửi đến.
B. NỘI DUNG CHINH PHU NGÂM
     Trong tập Chinh phụ ngâm chúng ta đã học hồi cấp II, khúc ngâm của người chinh phụ, trong 405 câu song thất lục bát có diễn tả đủ cả những diễn biến tình cảm của người đàn bà có chồng đi chinh chiến xa, đó là sự từ hào khi tiễn chồng lên đường:
Áo chàng đỏ tựa ráng pha
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in…
Nhưng rồi cuộc sống thực tế vắng chồng lẻ loi, nhọc nhằn:
Nay một thân nuôi già dạy trẻ
Nỗi quan hoài mang mẻ xiết bao
đã khiến nàng buồn nhớ, tủi thân đến tột độ, biếng nhác trong trang điểm, trong công việc nữ công gia chánh. Khi không còn nhận được thư chồng thì nuối tiếc, hối hận vì đã để chồng ra đi
Khi tỉnh lại ngắm màu dương liễu

Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong
      Sự nuối tiếc tuổi xuân và buồn vì lỡ hẹn nhiều lần khiến người chinh phụ trở thành nghi ngờ chồng nơi chiến trường xa:
Chẳng hay muôn dặm ruổi rong
Lòng chàng có được như lòng thiếp chăng?
Rồi ao ước được sum họp:
“Thiếp xin về kiếp sau này

Như chim liền cánh như cây liền cành
Đành muôn kiếp chữ tình đã vậy
Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau”
Cuối cùng là mong ước chàng chiến thắng trở về, lúc ấy
Ơn trên tử ấm, thê phong
Phần vinh, thiếp cũng đượm chung hương trời
Rồi vợ chồng đoàn viên, cùng nhau
“Rượu khà cùng kể trước sau mọi lời”…
    Trong Chinh phu ngâm, tôi cứ nghĩ: là khúc ngâm của người lính ra trận thì diễn tả cái gì nhỉ? Có diễn tiến tình cảm từ “tự hào” khi khoác chiếc áo lính cầm gươm ra trận rồi nhớ nhung, buồn rầu, nuối tiếc, nghi ngờ vợ ở nhà không giữ được chung thuỷ với mình hay không? Buồn rầu và nhớ nhung thì nhớ khi nào, nhớ thế nào? Tất nhiên là người lính giữa cái sống và cái chết thì không thể lười biếng chiến đấu như vợ mình ở nhà:
Biếng cầm kim, biếng đưa thoi
Oanh đội ngại dệt, bướm đôi ngại thùa
Mà cũng không thể ăn mặc xộc xệch tuỳ tiện như người chinh phụ:
Trâm cài, xiêm giắt thẹn thùng
Lệch vòng tóc rối, lỏng vòng lưng eo
Vì đã là lính thì trang bị phải gọn gàng, dung quang phải tươi tình. Khi tôi là lính, lúc đã tập hợp thành đội ngũ luôn bị hô “Nghiêm! Chỉnh đốn trang bị! Nghỉ!” .  Xin cho tôi được miễn dẫn chứng những câu thơ về diễn tiến tình cảm rất phong phú ở tập diễn nôm CHINH PHU NGÂM của cụ Bùi Hạnh Cẩn. Bạn đọc có thể đọc toàn tập thơ cả âm Hán Việt và Bản Nôm của cụ Bùi kèm theo ngay dưới đây. Bí mật nhé: Có đủ cả buồn thương nhớ nhung trách móc, nghi ngờ, ghen tuông, hối hận vì đã ra đi chinh chiến và ước vọng ngày chiến thắng trở về, vợ chồng sum họp như trong Diễn nôm Chinh phụ ngâm của cụ Phan Huy Ích. Để viết được bản diễn nôm có nội dung ý tứ gần gần với Chinh phụ ngâm nhưng khác chỗ đứng (một bên là khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến xa, một bên là khúc ngâm của người chồng đi chinh chiến) tôi chắc rằng cụ Bùi đã phải “Vận hết mười thành công lực" để quên đi Chinh phụ ngâm” thì mới khỏi bị nhầm lẫn và cảm ứng với bản diễn nôm nổi tiếng này. Chắc cũng giống như Trương Vô Kỵ trong Ỷ Thiên, Đồ Long Ký khi luyện Thái cực kiếm theo diễn mẫu của Thái sư tổ Trương Tam Phong đã phải cố gắng trong chốc lát quên hẳn kiếm pháp mà Trương tổ sư vừa diễn để tạo dựng được những đường kiếm kiểu Thái cực kiếm nhưng mang cá tính sâu sắc của chính mình. Cụ Bùi biên soạn Chinh phu ngâm theo thể song thất lục bát vừa có tính truyền thống, tiên tiến, đó là việc ngắt nhịp những câu bảy chữ theo luật 3+4 khá chặt chẽ, khác với các câu thơ 7 chữ của thơ Đường luật (ngắt câu theo luật 4+3), điều này tạo cho khúc ngâm có nhạc điệu, nhạc thanh êm đềm, ngay hai câu bảy chữ đầu tiên đã quán triệt cách ngắt vần này:
Thủa mưa gió/ bốn phương mù mịt
Khách anh hào/ chưa hết đua ganh
       Trong 467 câu song thất lục bát của bản diễn nôm của cụ Bùi Hạnh Cẩn, diễn dịch 477 câu Chinh phu ngâm của Hồng Liệt bá việc dịch thật sát với bản gốc là không thể (cũng như 408 câu Chinh Phụ Ngâm của cụ Phan Huy Ích diễn dịch 483 câu nguyên tác của Đặng Trần Côn), ấy vì bản chữ Hán là bản “Ngâm” kiểu của người Hán, lúc thì câu có 4 chữ, lúc thì câu có tới 10 chữ. Ở Diễn nôm của cụ Phan, cụ đã phải tăng câu, gộp câu, tách câu để diễn đạt được đầy đủ cái thần của tập thơ của cụ Đặng nhưng lại tạo được nhạc điệu và nhạc thanh êm đềm. Cụ Bùi Hạnh Cẩn lại theo một hướng khác, bởi từ trước đến nay khi dịch thơ chữ Hán, cụ luôn theo cách “thôi xao” chọn từ một cách công phu để đảm bảo sự trung thành với nguyên bản. Áp dụng cách dịch thuật trung thành với nguyên tác ở đây khiến cụ không thể thay đổi số câu, vị trí câu một cách thoải mái như cụ Phan Huy Ích đã làm, nhưng cụ đã thực hiện theo một cách khác: Đổi kết cấu của song thất lục bát. Nếu song thất lục bát truyền thống gồm 2 câu bảy chữ tiếp đến hai câu lục bát thì trong bản Nôm Chinh phu ngâm của cụ Bùi, ta có thể thấy được tới 18 tiểu đoạn cụ đã phá luật song thất bằng cách tiếp sau hai câu lục bát không phải là hai câu 7 chữ mà lại là hai câu lục bát nữa nhưng diễn đạt ngắt khác hai câu lục bát trước để người đọc khỏi ngỡ ngàng so với cách truyền thống:
Ải bắc có/ sông đầy ngựa tắm [câu 7]
Biển nam không /chốn lặng sóng kình [câu 7]
Lầu rồng /nghĩ chuyện/ giáp binh [Câu 6]
Nửa đêm dồn dập/ quân dinh hịch truyền [Câu 8]
Núi sông rộng/trải tám miền [Câu 6]
Gỉáo khua bãi biếc/gươm chen ao vàng [câu 8]
Tôi nghĩ đây là một giải pháp độc đáo của cụ Bùi. Giải pháp có hay hay không cũng còn chờ ý kiến của người đọc. Vài lời vụng dại, có gì sơ suất xin cụ Bùi Hạnh Cẩn và bạn đọc lượng thứ.

    Đọc Chinh phu ngâm bạn có thể phóng to trang bằng cách nhấn vào nút thứ 2 (có hai mũi tên chéo từ bên trái màn hình) 

NHỮNG CÂU THƠ CHỌN TRONG NGÀY 8/3

NHỮNG CÂU THƠ CHỌN TRONG NGÀY 8/3
(Thơ nữ trong bầu bạn Facebook )
1. Mắt em bỗng nóng ran và môi em chín đỏ
Có phải nhớ thương em anh thổi gió lửa về?
(Lý Phương Liên - Xa nhau mùa đông)
2. Khi định bán một đồng cũng bán
Khi cho không một vạn cũng cho
(Hạt Cát Diệu Sinh - siêu trăng đêm)
3. Ai xui mà vội quáng quàng
Mà lặn lội để để lỡ làng trắng tay
(Tâm Tâm - Mất)
4. Vũ trụ bao la cũng dường như tan chảy
Lặn vào hư vô say nghiêng ngả trời chiều
(Bùi Thị Sơn - Nốt ruồi)
5. Nhịp đời hối hả hơn xưa
Phố căng lồng ngực như vừa lớn thêm
(Hà Thị Trực - Xuân sớm)
6. Ước gì ở chốn mông lung
Cho môi mặn chẳng lạnh lùng tìm môi!
(Nguyệt Vũ - Ước gì)
7. Có những lúc lòng rưng rưng cảm động...
Bởi cuộc đời còn nhiều lắm những yêu thương...
(Dương Hiền Nga - Không đề )
8. Môi chạm môi thật khẽ khàng
Mà như đánh đắm cả trang Thu rồi.
(Hạnh Tâm - Lưng trời vang khúc nhạc lòng)
9. Lửa Đan kô rực trái tim bỏng cháy
Xuân chưa tàn đừng rã cánh hoa rơi
(Nga My - Xuân chưa tàn)
10. Xin đừng hờn giận em ơi
Yêu em nhiều lắm thay lời bướm ong
(Tam Dothi - Đừng giận hờn)
11. Đêm ho như cóc gọi mưa
Vợ khuyên bỏ thuốc - anh chưa đành lòng
(Huấn Nguyệt Nguyễn - Không đề)
12. Ướ mơ... Trời đất ... Yên lành
Để bao dịu ngọt ta dành cho nhau
(Thanh Hường Lê- Em đi chợ)
13. Ta bé nhỏ giữa cuộc đời dài rộng
Hãy biết thêm cho cuộc sống ngọt ngào
(Tam Do - Thêm)
14. Đêm Trừ tịch cùng nhau đi hái lộc
Tiếng nói cười náo nức cả đêm khuya
(Bùi Nguyệt Thị - Xuân xa xứ)
15. Tình yêu trong veo, tình yêu thánh thiện
Gửi lại cho đời... Thánh thót giọt đàn rơi
(Chử Thu Hằng - Thư gửi Elise)
16. Anh thì thào trách ngày xưa mình dại
Cứ cấm hoài khi mình ở bên nhau
(Phạm Hải - Nhớ xuân xưa)
17. Hạnh phúc tuổi thơ là con diều bé
Cùng ước mơ bay tít tắp chân trời
(Song Phương - Nghĩ về hạnh phúc)
18. Nỗi buồn xưa giờ đã cũ quá rồi
Để thấy tình yêu không hẳn là biển rộng
(SưongMai Tran - Hôm qua và hôm nay)
19. Uống đi...
Cạn chén phù vân
Uống đi...
Đừng đợi mùa xuân quay về
(Thanh Bình CZ - Uống đi)
20. Một tôi giá lạnh lang thang ngoài trời
Sao còn mưa mãi ... mưa ơi!
(Hạnh Nguyên- Không đề)
21. Là nghĩa nhân của ông cha truyền lại
Và chẳng hề học xong bài học làm người
(Diệu Hạnh - Dửi về co giá dạy văn)
22. Cuộc đời như cánh chuồn chuồn
Khi vui bay thấp khi buồn bay cao
(Hoa Phạm - Không đề)
23. Nhớ mẹ nhiều nhưng không ai khóc
Vẫn cười giòn neo thả tan vầng trăng.
(Hoàng Thị Xuân Quý - Ra Khơi)
24. Ai lên non cao ai về với biển
Còn giữ trong lòng hình bóng ai không
(Thu Hà - Hội quê)
25. bạn biết quái gì về nỗi cô đơn
ngoài kia thời gian gặm mòn sự sống
(Du Nguyên - Khúc lêu hêu mùa hè)
26. Vô tình gặp lại người xưa
Giật mình những tưởng mới vừa chiêm bao
(Lưu Hồng Đoan - Hội Lim)
27. Đơn sơ thôi những nụ cười
Cho ta ý nghĩa cuộc đời từ nhau
(Minh Vi Trần - Không đề)
28. Bạc năm đảnh đổi vàng mười
Mẹ ta khóc khóc cười cười giữa đêm
(Lâm Anh - Thôi thì chờ nữa đợi thêm)
29. Ngõ về quen không thấy đâu ô cửa
Xin tan vào đến... Đứng đợi một người
(Hongthu Do - Đợi)
30. Tách ra gom lại viết gì?
Tim gan phèo phổi cớ chi lộn phèo
(Không Giống Ai - Không đề)
31. Nụ hôn còn chạm môi người
Thì ta còn nói những lời yêu thương
(Lâm Nguyễn - Khi người ta có tuổi)
32. Mỗi độ thu sang nghe lá đổ
Càng thương lòng lỗi hẹn với đam mê
(Kim Dung Hoang - Không đề)
33. Đòi quà anh tặng... Không tham
Hít một hơi gió nồng nàn yêu thương
(Thuy Nguyen - Đòi quà)
34. Người kia có vạn đóa hồng
Người này ôm mớ bòng bong sao đành
(Quế Hằng - Biết rằng)
35. Em trở về mặc ngày nắng tắt
Ồ lạ chưa...! Buồn vẫn ngẩn ngơ
(Thinhung Vo - Không đề)
36. Cho nhau hoa trái nồng nàn
Rồi mai về với ngút ngàn...heo may
(Song Thu - Tuổi heo may)
HX chọn từ các bài thơ đăng trên FB

CÂU CHỮ ĐI NHẶT VỀ...

TÔN TRỌNG TÌNH CẢM và NHÂN CÁCH BÈ BẠN, LÀ TÔN TRỌNG TÌNH CẢM và NHÁN CÁCH CHÍNH MÌNH

TẠ TỪ MÙA XUÂN


Khoảng Xuân riêng ấy của riêng
Vàng thau lẫn lộn tiếng chiêng rè rè.

Hội Xuân đắng nghét rượu thề
Bing boong...  chuông khuấy chiều quê thêm buồn.

Loi thoi nước 
dảnh mạ non
Rễ chưa bén, gió rét lòn bờ be.

Khàn xuân con cuốc gọi hè
Đỗ quyên hoa ủ giấc mê dặc dài.

Tạ từ.
Chia nửa  đơn sai.
Đục trong be rượu hương mai hanh vàng .
Xin đừng gạn cặn hắt ngang
Cội đào sắc vẫn rỡ ràng chửa phai.

Tạ từ...
Riêng của riêng ai.
Vu vơ mây gió tàn hoai quái chiều.
Xuân mưa đẫm mảnh vải điều
Giá gương ai dựng mà xiêu nến thờ?, 

Hiếm hoi chút nắng màu mơ
Giành cho xuân đợi xuân chờ... 
Nhé ai! 

Đỗ quyên tàn. Hết rét đài
Áo nàng Bân... 
Chắc gì ai xỏ vừa! 

Xuân ơi! 
Thôi nhé, tạ từ...




Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

HẠT CÁT GÀO THÉT TRONG CÔ ĐƠN TÌM MẸ VÀ TÌM MÌNH

Thứ Sáu, ngày 27 tháng 2 năm 2015


                                                          Ảnh
HẠT CÁT GÀO THÉT TRONG CÔ ĐƠN TÌM MẸ VÀ TÌM MÌNH

“Ai bảo bạn rằng có gì đó sai trong việc buồn? Thực tế thì nỗi buồn mới cho bạn chiều sâu. Tiếng cười là nông; hạnh phúc chỉ là bề ngoài. Nỗi buồn thấm vào từng chiếc xương, thấm vào tủy. Không có gì sâu bằng nỗi buồn…”
                                                (Rajneesh – nhà thần học Nhật)

NHỮNG BỨC ẢNH QUÝ ( của Cố NSNA Nguyễn Hồng Nghi _ người bạn lớn của Họ Bùi )




Từ

Hongco Nguyen hongco.nguyen@gmail.com


Anh gửi tặng em mấy bức ảnh sáng nay đã tặng cụ Bùi.
Hiển thị 1963-1964-340 Hang Cot-Bui Hanh Can và 0003.jpg
1964  Cụ Bùi Hạnh Cẩn và đồng nghiệp
 thăm nhà CỤ NGUYỄN  HỒNG SƠN SỐ 340 Hàng Cót  _Nam định 

Hiển thị 1970-NCHoan-TMo-TRen-BHCan_0002.jpg
Từ Phải sang : NGUYỄN CÔNG HOAN - TÚ MỠ - BÙI HẠNH CẨN - THANH HẢO
năm 1970 

Hiển thị 1970-TMo-TRen-BHCan-Hong Nghi_0012.jpg

Hiển thị 1970-Tu Mo va BH Cẩn 02.jpg
Từ trái sang phải PHẠM LÊ VĂN - TÚ MỠ  - BÙI HẠNH CẨN - THANH HẢO

Hiển thị 1978-BuiHanhCan_0002.jpg