Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

MÂY LANG THANG NGƯỢC CHIỀU GIÓ

( viết cho ngày Cá tháng Tư định mệnh)
- Đi đâu hả mây?- Không biết.
- Đến đâu hả mây? - Không hay…
Mây lang thang ngược chiều gió thổi. Bay.
Nắng vàng rơm đầu hè non bấy. Bay.

VUI MỘT TẸO: LẠI BUỒN

Bỗng rơi tuột xuống thẳm sâu
Nỗi buồn ngập đến quá đầu chửa thôi.

Mon men đến cửa nhà giời:
Thưa : “ Buồn sao cứ rã rời thế ru?”
Giời rằng: “Buồn tự xửa xưa
Kiếp tu không trọn bây giờ tội thân.
Mịt mù cát bụi hồng trần
Nổi trôi mây nước đục lầm phong ba.
Lênh đênh chìm bẩy, nổi ba
 Ngọt bùi chợt có, ắt là chiêm bao”

Giật mình bổ nháo, bổ nhào
Giời còn nói thế. Làm sao?..
Thôi về!

Buồn thiu từ tỉnh đến quê
Buồn xo xó bếp bờ hè… tôi ơi!






THÁNG TƯ ƠI!


Lại chìm hỗn độn Tháng Tư

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

MỘT VÀI ĐIỀU về BỆNH GOUT _ ( THỐNG PHONG )

GOUT ( Thống phong )

Nguyên nhân trực tiếp của bênh GOUT



Thủ phậm gây ra đau nhức không chịu được khi bị gout:
         Tinh thể
monosodium urat
1_Chẩn đoán

1.1 -- Theo YHHĐ:

Gút ( Gout ) là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin. Chủ yếu là tăng uric máu. Khi axit uric bị bão hòa ở dịch ngoài màng tế bào sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat ở các sụn khớp, gân, mô, . Do tồn đọng tinh thể muối Urát tại các khớp sẽ gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của người bị mắc gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.( thường bắt đầu ở ngón chân cái ). Tùy theo vi tinh thể urat bị tích lũy ở mô nào mà bệnh biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng như viêm khớp cấp hoặc mãn tính, các hạt tôphi ở mô mềm; suy thận và sỏi tiết niệu...
Tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới cao hơn nữ giới
Nguyên nhân là do ăn thừa chất đạm (purin) như ăn nhiều thịt, các loại cá như cá hồi, cá thu, tôm, cua, gan, tim, cật, lạp xưởng, đồ hộp...

KHÚC TRĂNG MUỘN


Ánh vàng này trăng có tự bao giờ?
Mà rã rượi vương ngang rèm cửa
Ru rím thiu thiu giấc ngủ
Sao gió đùa tóc em?!

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Lêu têu : THÔI MÀ

Tự nhiên gặp một cậu Thiếu gia. Buồn nhão cả thân già. 
Viết xả xui ý mà


Thôi mà.
Trời chả cao đâu.

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

CHÚT NỢ DUYÊN


NHỚ NINH BÌNH

gửi LXL

Nhớ Ninh Bình…
 Lại nhớ Ninh Bình
Năm tháng tưởng đã  nhòa năm tháng
Bảng lảng chiều ngỡ chiều xưa bảng lảng
Nhớ thương này... ngỡ thương nhớ đã vơi...

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Họa HÒN VỌNG PHU


VỊNH HÒN VỌNG PHU

TẢN MẠN VỀ LÝ PHƯƠNG LIÊN - MỘT NGƯỜI THƠ



1-- Tôi nhớ là cách đây đến bốn mấy năm, khi tôi về nghỉ hè tại một căn gác  nhỏ trên Đường Trần Phú tôi đã nghe về Người thơ này
Hè ấy Hà Nội nóng như nung. Tôi cũng chả có việc gi làm trong vài tuần ở Hà Nội, nên bố tôi thường nhờ chiều chiều ra xếp hàng mua cho cụ một bi - đông bia ở hiệu kem Hòa Bình ( Phố Hàng Bông – cách nhà tôi một quãng )
Căn gác nhà tôi hẹp, bếp cùng hẹp, nên khi bố tôi có khách thường tiếp khách ở cái bàn ngay cửa ra vào, còn tôi ngồi khuất sau tủ trên một cái phản nhìn xuống đường Trần Phú và Lý Nam Đế.
Phép nhà là con cái không được nghe lỏm chuyện người lớn. Song liên tiếp mấy ngày tôi thấy bố tôi và bác Huyền Kiêu – hai cụ thơ họ Bùi - có hôm thêm chú Thợ Rèn ( Phạm Lê Văn ), bác Trần Lê Văn, bác Xuân Thiêm… mọi người khi nói chuyện cứ nhắc đến một người thơ nữ nào đó tên Liên họ Lý.
Tôi nhớ nhất là một lần, bố tôi nhao từ trên giường xuống đất, mặc cái quần nâu xăn dở chừng, tay cầm quạt nan phe phẩy, nói và cười rất to:
_ Thần! Thần! Viết: “

Con gà để một trái hồng
 Còn bao trái chin ở trong cuộc đời!”...  thì Thánh thật.
Bác Huyền Kiêu vỗ đùi: 

- “ Nó còn đi xa”
Tôi không biết hồi ấy báo chí đã đăng thơ Lý Phương Liên chưa? Vì ở nước ngoài báo chí với chúng tôi như một thức ăn tinh thần quý hơn cao lương mỹ vị.( Chúng tôi nghe một vài tin trên đài bạn, xem vài cảnh đạn nổ bom rơi trên Vô tuyến, làm gì có tin  Văn Thơ Việt Nam mà biết.)


2--Tôi vốn không mấy quan tâm đến nghề Thơ Văn của bố và các bạn  cụ. Việc của tôi là nhồi mấy Học thuyết “Âm Dương Ngũ  Hành“ gì gì đó vào đầu, để ra trường kiếm chỗ làm nuôi thân cho cha mẹ rảnh nợ.
Hết hè, khi đi, tôi được Bác Huyền Kiều cho mấy bài Bác xé trong sổ tay của Bác. Tôi nhớ có ba bài : “Ca Bình Minh”, “Lời ru với Anh” và bài “Chờ Anh dưới cột đồng hồ”… và hình như còn hai bài nào nữa không biết vương đâu... Cái Bài có câu "trái hồng'' thì tôi không thấy.
Với một kẻ ngoại đạo như tôi, vớ được mấy bài thơ mình tâm đắc đã là quý lắm rồi.
Trở lại xứ người, tôi khoe với bạn tôi về mấy bài thơ tôi có. Và cũng bệ nguyên lời của bố tôi : “ Bố tớ bảo thơ viết thế là thần đấy nhé!” Cả lũ khâm phục lắm, mê mẩn lắm.
Nhiều câu bọn con gái chưa yêu ngờ nghệch chúng tôi xem như kim chỉ nam, như câu:
"Buộc  cánh anh
Buốc cánh anh
cũng chẳng thành tình yêu…"
Bọn sinh viên tôi hồi ấy sống trong cam kết“ không yêu“ với Bộ đại học; sai quy chế ấy thì bị kỷ luật đuổi về nước như chơi! Bạn bè trai gái nhìn nhau như nhìn tranh ảnh, hò hẹn với mây gió chứ không được với con người bằng xương bằng thịt… Nên kinh nghiêm yêu đương của Bài thơ ấy - mà chúng tôi gán cho là Tác giả phải hơn tuổi chúng tôi và có kinh nghiệm lắm -  như “ kim chỉ nam “ vậy. Nhiều bạn gái có người yêu ở trong nước hay thành phố khác đều cố không “buộc” mà “ thả”. Thả rông. Thả đến nỗi người yêu bay đi hẳn rồi vẫn không hay…


Còn về bài "Đợi anh dưới cột đồng hồ” thì chúng tôi đoán nhà Lý Phương Liên chắc ở chỗ nào dó gần Cột Đồng Hồ ( Bờ sông). Hà Nội hồi đó bé tẻo teo. Hình như các anh chị yêu đương luôn hẹn nhau ở một công viên hay một chỗ công cộng nào đó chứ không đi cà fe cà pháo như bây giờ.(Dạo ấy ở Hà Nội đồng hồ là một tài sản, là một xa xỉ phẩm mà mấy ai có được. Bố tôi khi từ mấy nước châu Âu về qua cho tôi một cái đồng hồ 2 kim… với sinh viên bọn tôi lúc đó là nhất hạng rồi.)
Bèn ngẫm: Người Thơ này khôn thật:  Chờ ở cột đồng hồ thì đi từ mé nào cũng nhìn thấy rất rõ… lại sáng, thoáng, lại yên tâm vì có đồng hồ mà nhìn…
Ngày ấy, tôi đọc Lý Phương Liên và nhớ Người Thơ ấy là như vậy – theo kiểu của riêng tôi, kể cà lòng yêu lẫn sự thán phục với người bạn gái  không quen những có kinh nghiệm cuộc đời dày dạn hơn tôi – một học sinh được bao bọc từ trong trứng! và tôi thấy Người Thơ ấy đã tài hoa lại cũng khôn ngoan và già dặn hơn mình rất nhiều!

3-- Tôi tốt nghiệp về nước và vào bộ đội.
Cuốc đời binh nghiệp: sống theo hiệu lệnh và mệnh lệnh dần làm cho tôi quên mất mình là ai và có ý thích gì…

Tôi có nghe Lý Phương Liên bị gì đó về bài thơ về “Thuý Kiều”. Tôi có nghe hai bác bạn bố tôi nói với nhau là “ Nó chui từ tay áo người khác ra” chả hiểu họ nói về Lý Phương Liên Thơ hay về Bài thơ "Thúy Kiều" ấy…
Rồi… tôi cũng quên dần. Nhưng trong tôi mỗi lần tôi đi nhận trực hay trả trực vào sáng sớm, tôi vẫn nhớ đến Ca Bình Minh… tôi cám ơn LÝ đã tìm được một cái gì rất mới mẻ cho buổi sớm nhập nhoạng, mắt cay xè vì thiếu ngủ và ngáp sái quai hàm vì buồn ngủ lặp đi lặp lại trong cuộc sống thường nhật của tôi… và cười một mình như… ngố. 


4-- Lý Phương Liên lặn mất trên thi đàn...
Trong họ hàng và những người quen của tôi cũng có những Người Thơ nổi lên và lặn mất như vậy. Riêng với tôi… Lý Phương Liên vẫn tồn tại như một dấu hỏi. Vì ở đời, yêu mến một ai đó rồi quên... với riêng tôi đâu có dễ, nữa là một Người Thơ nữ có tài và hiếm hoi của xứ sở phong kiến kiên cố này!

5 - Không biết là khi tôi gặp lại Lý Phương Liên là bốn tư, hay bốn lăm năm sau khi tôi biết về thơ Lý.
Ngẫu nhiên một lần, tôi thấy trên Blog Trần Vân Hạc (một người tôi cũng chỉ biết mà không quen vì anh hay gửi bài đến Tạp Chí Cây thuốc của tôi) tôi thấy bài đăng của bloger Hoàng Xuân Họa và bức ảnh về bài thơ cháy xém anh mang theo những ngày lửa bom. Rồi dưới là những lời comment…
Tôi về nói với bố:
_ Lý Phương Liên vẫn còn sống bố à, con thấy trên mạng họ nói vậy.
Bố tôi thở dài:
- Cái ấu trĩ đã bẻ gẫy một ngọn bút!
Tôi là người ngoại đạo Văn chương, lại là người sống khép kín trong thế giới nhà binh riêng mình…  Nên tôi lẳng lặng dõi theo Lý Phương Liên từ xa qua những bài viết và việc làm về sự trở lại thi đàn của chị.

6— Rôi cũng ngẫu nhiên tôi gặp và quen cả hai Người Thơ ấy. Đối với giới văn nghệ, tôi thường “ Kính nhi viễn chi”. Vì tôi thuộc nhóm người làm những việc cụ thể. Sự bay bổng và mơ mộng không có chỗ trong cuộc sống và việc làm của người thày thuốc!

... Lý xởi lởi và dễ thương. Giọng nói trong và đầy âm hưởng chân thành và dễ mến! Tôi có cảm tình ngay với Lý, và khi ngồi với vợ chồng họ, tôi mới thấy một điều:  Cái may  mắn nhất trong đời Lý  không phải là sự nổi tiếng mà là Lý có người chồng tuyệt vời, nhờ anh  mà Lý vượt qua được muôn vàn gian khó trong cuộc đời. Đó là  Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy.
Sự thông minh vượt trội và tính trầm tĩnh, tỉnh táo, lòng yêu thơ và tình yêu vô bờ với Lý của anh  giúp cho họ vượt qua muôn vàn sóng gió cuộc đời
Lý Phương Liên mở lòng: " NẾU TRỜI CHO EM SỐNG CÙNG LÚC CẢ HAI CUỐC ĐỜI EM CHƯA ĐỦ TRẢ CÁI NGHĨA YÊU VÀ CÁI ƠN TÌNH MÀ ANH ĐÃ GIÀNH CHO ĐỜI EM VÀ THƠ EM "
Thơ  với Lý và anh Bảy như Nghiệp Duyên, như Nợ Kiếp  Ho yêu cùng đắm chìm vào thơ… sống vì thơ.
Và có lẽ  tình yêu khiến họ nương tựa nhau rồi vượt lên bao chông gai để quay lại với thơ! …

7—THƠ BẠN THƠ & VĂN BẠN VĂN la sự trả nợ NGHIỆP DUYÊN mà Lý và anh Bảy đang làm.



 CÁM ƠN MỘT TẤM LÒNG THƠ CỦA HAI NGƯỜI THƠ: LÝ PHƯƠNG LIÊN & NGUYỄN NGUYÊN BẢY


Hình ảnh





Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

HANG MẪU KHÔNG THANH LÝ


TRANH CHỮ " RƯỢU" CỤ ĐỒ TRÊN GÁC NHÀ THÀY CỦA CÁT

CÔ VÀ CHÁU


CÙNG NHÀ THƠ LÝ PHƯƠNG LIÊN


QÙA 8/ 3 CÙA HỒ XUÂN
Ảnh của Hạt Cát.
BẠN GIÀ THÂN THIẾT
Ảnh của Hạt Cát.
BẠN GIÀ  LÂU NGÀY GẶP NHAU CƯỜI QUÊN CHẾT

CÙNG CHÁU TRANG TRÊN NHÀ THÀY

Cùng  chị Triều  _ BẠN HỌC PT3B



đêm hồ Văn thánh                                                    Cây Thần kỳ

Hoàng hôn Vũng tàu




HỎI VÌ SAO EM..?

Thơ NGÔ BẢO ĐÀI

Hỏi vì sao em luôn nghĩ về tôi?
Vì sao em mong? Vì  sao em nhớ?
Người không bóng không hình quá khứ
Lạ lùng bên em… Ngơ ngác mé tôi…

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

HỌA THƠ THÀY & BẠN

CAO LINH TỬ


 KHUNG CỬA 



Em ngồi chải tóc để anh nhìn
Khung cửa ngày xưa dấu ấn in
Tĩnh mịch màn đêm trăng sáng tỏa
U huyền dáng ngọc ngón mềm vin
Giả từ hoa phượng bao mùa nhớ
Ước hẹn tơ hồng vạn chữ tin
Trở lại quê nghèo thăm chốn cũ
Hởi ơi dạ lý xót xa tình .

Cao Linh Tử
20/3/2014

  1. Vạn Lý tình

    Thăm thẳm đâu đây ánh mắt nhìn
    Dấu giày xưa cũ vẫn còn in
    Bồng bềnh hoa cỏ làn hương tỏa
    Xao xác lá cây ngọn gió vin
    Đăm đắm cõi lòng ghi nỗi nhớ
    Âm thầm tấc dạ tạc niềm tin
    Nhà gần, đường xá xa xôi nhỉ?
    Dằng dặc chia phôi... vạn lý tình
  2. Giấc Mộng Tình  Phuvang Huynh15:46 Ngày 21 tháng 03 năm 2014

    Xuân Sơn sang thăm chị lâu rồi! nhưng lén vào rồi lặng lẽ ra. Hôm nay gặp Vạn Lý Tình em thích quá ..nương theo ý chị em viết mấy câu nha chị.
  3. Cố quận hoài mong dõi mắt nhìn
    Gót hài tuổi ngọc chốn nào in?
    Mặt hồ ngào ngạt hương sen tỏa
    Rặng liễu mơ màng tiếng sáo vin
    Cách trở dặm trường thêm nỗi nhớ
    Xa xăm vạn nẻo vững niềm tin
    Đường đời sao lắm chông gai nhỉ?
    Dẫu muộn đừng quên giấc mộng tình


    ************************************************
  4. NHÃ MY
    VỊNH THÚC SINH

    Ở đời sợ vợ nghĩ mà kinh
    Danh tiếng ai bằng gã Thúc Sinh
    Quen thói đèo bồng nên cứ chịu
    Giấu bà vỡ chuyện phải van xin
    Qua rồi những tưởng êm gia thất
    Lại gặp nào ngờ vướng tướng binh
    Tái mặt gươm đòi phen quỳ lạy
    Dập đầu khóc lóc nghĩ mà kinh

    NHÃMY
    *Kinh :sợ hãi, kinh hãi


    BÀI HỌA:

    VỊNH HOẠN THƯ -THÚY KIỀU
    Nội tướng nhà ông cũng đến kinh
    Sa chân chốn ấy hết nơi… sinh
    Miệng ngoài thơn thớt phô đường mật
    Dạ tối ngấm ngầm ém ác hình
    Bà Hoạn cậy thần oai ngứa ghẻ
    Thúy Kiều phận lẽ né đao binh
    Tội thân liễu yếu đào tơ ấy
    Bẩy nổi ba chìm… nghĩ thật kinh!

    HẠT CÁT
    **************************************************************************
LÝ VIỄN GIAO
Đáo Trường thành



Ngàn dậm xa đưa gót lữ hành
Trường Thành vạn dậm gối mây xanh
Mưa bào bậc đá mòn vai dốc
Gió đẽo tường rêu vẹt má thành
Ải Bắc xương khô cồn chất đống
Triền Nam máu đọng nước trôi quanh
Muốn làm hảo hán leo vài bậc
Lại sợ người chê kẻ háo danh

HẠT CAT10:33 17/03/2014

Hái thuốc Trường Thành

Sách đèn thuở ấy học rồi hành
Mấy tháng mòn chân leo núi xanh
Đỗ Trọng cheo leo đầu ngọn dốc
Linh Chi lơ lửng mép Trường Thành
Đói lòng bè bạn chia mì quấn
Khô cổ thày trò sẻ nước quanh
Nhớ mãi một thời đi hái thuốc
Chuyên tâm bút mực, dám màng danh!
Hat Cat

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

NGỦ LỬA


Lời thưa: Chả có ai NGỦ LỬA, nhưng Pháp luật cũng không bỏ tù người NÓI KHOÁC... nên chiều ngồi buồn HAT CÁT  nói đại cho vui thôi mà...

GẶP NGÀY XƯA CŨ



Gặp ngày xưa cũ bâng khuâng
Vẻ tinh khôi, vẻ trong ngần nét yêu.


Bóng chiều đã sập then chiều
Le te gà gáy giữa eo óc gà
Cỏ xanh giờ đã úa già
Trăng non độ ấy nẻo xa khuất rồi.

Thứ Ba, 18 tháng 3, 2014

TRĂNG LU


Giấu  chớp lòe vệt sáng
Sau mênh mang ảo mờ
Nhủ gió xua buốt giá
Trăng lu đằm giấc mơ!

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

VỀ TẬP THƠ “ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU” - BẢN DỊCH CỦA CỤ BÙI HẠNH CẨN.

VỀ TẬP THƠ “ĐƯỜNG TỐNG THƠ BỐN CÂU” - BẢN DỊCH CỦA CỤ BÙI HẠNH CẨN.
(bài chép từ blog NoiLieuhaha)

Về cái dậu mừng tơi ở Mộc hoa trang trong thơ Nguyễn Bính


(trích "Nguyễn Bính và tôi" của BÙI HẠNH CẨN)

sự si tình, cái sự vu vơ ở « Mộc hoa trang » phải đợi đến cái đỉnh cao « Người hàng xóm ».
Có lần, tôi đã ngồi ở hàng hiên căn nhà Bính trọ tại Hoàng Mai để nhìn sang hàng xóm; qua chiếc dậu dâm bụt cao ngang đầu người và phất phơ những dây mồng tơi, thấp thoáng bóng người như trong thơ Bính đã kể :
Hai người sống giữa cô đơn
Hình như nàng có nỗi buồn giống tôi
Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
Và đành phải :
Tôi chiêm bao giấc nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên này…
Tôi muốn ghi lại chút ít, vì theo tôi, trong khoảng ba, bốn năm từ 1938 đến 1941 là lúc sung sức của Bính, có nhiều bài thơ mà sau này nhiều người nhắc nhở.
Thực ra « Mộc hoa trang » chỉ là một cây mộc nhỏ được trống ở gần đầu hè ngôi nhà ba gian nhỏ, chỗ giáp với mảnh vườn nho nhỏ. Và đôi khi được thi vị hóa cho hấp dẫn….


http://buihanhcan.blogspot.com/2014/03/ve-cai-dau-mung-toi-o-moc-hoa-trang.html

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

NGỦ TRĂNG ...

Ngủ trăng
Mịn màng tằm tơ ánh lụa
bồng bềnh thảo thơm hương lúa
quay quắt vị chanh mơ  


Ngủ trăng
Gối êm muốt quỳnh hoa
Áo ngát sen tháng bẩy
Lá quây màn nóng rẫy
Búp nõn nà… bầu nhụy cong cong…


Ngủ trăng
Đăm đắm căng mọng rằm
Văn vắt trong veo cung Quảng
Miên man khôn cùng
miên man vô hạn...
            Xuân tình

 Gió
 Trăng
 Reo.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

BAY




Con gái bé bỏng bay lên từ lời ru à ơi
Sữa mẹ thơm môi hồng mọng hé
Con bay lên từ ngát thơm Hương nhu
Tóc chiều mẹ thả lơi ngọn gió...
Con gái bé bỏng bay lên từ vai cha
Đôi vai gồng tháng năm vất vả
Con bay lên từ ước vọng khát khao.
Cha mẹ một đời gian khó.

Con gái bay từ lên tình yêu
Trái tim máu đỏ
Mẹ chắt nắng mưa.

Cha neo giông tố
Kết tinh khôi cho con yêu bay xa


Nhớ “NGU CÔNG ”


Khi  xưa học cổ văn
Tôi nghiền ngẫm thuộc lòng : “NGU CÔNG DỜI NÚI”
Học đi học lại
Học đêm học ngày
Học tỉnh học say.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

TỰ DIỄU MÌNH

1---
Thấy đỏ nên ngờ đã chin rồi
Nâng niu xếp đặt giữa muôn tươi
Mới hay vầng sáng lòe hoa mắt
Đâu biết than đen ám dạ người
Mê đắm hào quang hồng ánh lửa
Tỉnh ra nhàn nhạt sắc ma trơi
Mị nhau, mai môt đời gieo lại
Có hối… một hai cũng muộn rồi!

2---

Có hối một hai cũng muộn rồi
Tại mình chứ đâu bởi ai xui!
Nẻo quang không bước, nhào tăm tối
Lối phẳng chả đi, tuột lõm lồi
Đâu biết thói đời đen hắc ín
Nào hay lòng dạ bạc phấn vôi
Một lời vái tạ trời cùng đất
Mắc tội bởi Tâm quá lụy lời!