Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

CỦ CẢI - vị thuốc thân quen


Cải củ, Rau lú bú - Raphanus sativus L., var. longipinnatus Bail., thuộc họ Cải - Brassicaceae.
Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, có rễ củ trắng, có vị nồng cay, dài đến 40 cm (có thể đến 1m), dạng trụ tròn dài, chuỳ tròn hay cầu tròn. Lá chụm ở đất, có khía sâu gần đến gân chính. Chùm đứng; hoa trắng hay đỏ; 6 nhị; 4 dài, 2 ngắn. Quả cải hình trụ có mỏ dài, hơi eo giữa các hạt; hạt hình tròn dẹt, có một lưng khum, mặt bụng tạo nên 1 cạnh lồi ở giữa, dài 2,5-4mm, rộng 2-3mm, màu nâu đỏ hoặc màu đen.
Bộ phận dùng: Rễ củ, lá và hạt – Radix, Folium et Semen Raphani; người ta thường gọi Củ cải là Bặc căn; và hạt là Lai phục tử, La bặc tử.
Nơi sống và thu hái: Cải củ đã được trồng từ thời thượng cổ ở Trung Quốc và ở Ai Cập. Do sự trồng trọt mà người ta đã tạo ra những dạng và giống trồng khác nhau. Ta thường trồng nhiều giống; giống sớm (40-50 ngày) như giống tứ thời; giống vừa (3 tháng) như giống Tứ Liên, Quất Lâm, Thái Lan, số 8, số 9 VCTL và giống muộn (120-150 ngày) như các giống Hải Ninh, Trường Giang (Trung Quốc).
Cải củ yêu cầu khí hậu mát vừa có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15-28oC, tốt nhất 17-18oC. Thời kỳ ra củ cần nhiệt độ hơi thấp (ngày ấm đêm mát). Lúc ra hoa, kết quả, chịu ẩm hơn các loại cải khác nhưng không chịu được nắng hạn kéo dài với nhiệt độ trên 32oC. Ở miền Bắc Việt Nam, thường gieo vào tháng 8-10 gieo muộn không có củ. Năng suất trung bình của cải củ là 25-30 tấn/ha, có thể đạt 40-50 tấn/ha và hơn nữa tuỳ theo giống trồng, chịu nóng, lớn nhanh. Ở Đà Lạt có trồng cải Radi - Raphanus, sativus L. var. radicula Pers. có rễ củ thường tròn, to 2-3cm, thường có màu đỏ; lá xẻ ra hay không, chụm ở gốc, chùm hoa đứng mang nhiều hoa đỏ tím, ít khi trắng có sọc đậm.
Thành phần hóa học: Củ cải trắng chứa 92% nước, 1,5% protid, 3,7% glucid, 1,8 celluloz. Trong lá tươi có 83,8% nước, 2,3%protid, 0,1% lipid, 1,6% cellulose và 7,4% dẫn xuất không protein. Củ tươi chứa glucose, pentosan, adenin, arginin, histidin, cholin, trigonellin, diastase, glucosidase, oxydase, catalase, vitamin A, B, C; còn có allyl isothiocynat, oxalic acid. Lá và ngọn chứa tinh dầu và một lượng đáng kể vitamin A và C. Hạt chứa 30-40% dầu béo mà thành phần chủ yếu là hợp chất sulfur; còn có raphanin là một chất kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn. Rễ chứa glucosid enzym và Methyl mercapten.
Theo y dược học hiện đại, cứ 100g củ cải có: nước 93,5g, protein 0,06g, chất béo 0,1g, đường tổng số 5,3g chủ yếu là các loại đường dễ hấp thụ (glucose, fructose); những chất khoáng cần cho cơ thể như canxi 32mg, photpho 21mg, sắt 0,6mg, mangan 0,41mg, bromine 7mg…; các vitamin nhóm B như B1 0,02mg, B2 0,03mg, niacin 0,3mg, vitamin C 25mg và nhiều loại axit amin.
Kết quả phân tích cho thấy, trong 100g củ cải có 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40mg canxi, 41mg photpho, 1.1mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.5mg vitamin PP, 30mg vitamin C… Lá và ngọn củ cải còn chứa tinh dầu và một hàm lượng đáng kể vitamin A, C.
Củ cải càng “cay”, phòng ung thư càng tốt.
Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.
Tính vị, tác dụng: Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ. Nó giúp khai vị, làm ăn ngon miệng, chống hoại huyết, chống còi xương, sát khuẩn nói chung, lọc gan và thận. Củ khô cũng làm long đờm. Hạt có vị cay ngọt, mùi thơm, tính bình; có tác dụng thông khí, tiêu đờm, trừ hen suyễn, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu tích. Lá Củ cải cũng có vị cay, đắng, tính bình, có tác dụng tiêu tích, làm long đờm. Nhựa lá tươi lợi tiểu, nhuận tràng.


Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cải củ được trồng lấy lá non luộc ăn, lá già muối dưa và để lấy củ. Củ cải là loại thực phẩm tương đối dễ sử dụng. Có thể dùng chế biến nhiều món ăn như luộc, kho với thịt, với cá, xào mỡ, xào thịt, nấu canh hoặc làm gỏi với tép, thịt lợn nạc; còn dùng muối dưa ăn xổi, làm dưa ăn quanh năm (ngâm trong nước mắm), làm củ cải muối, phơi khô dự trữ để làm dưa góp khi cần. Trong y học dân tộc, củ cải được dùng trong trường hợp ăn uống không ngon miệng, dùng trị bệnh hoại huyết, còi xương, thiếu khoáng, lên men trong ruột, đau gan mạn tính, vàng da, sỏi mật, viêm khớp, thấp khớp và các bệnh về đường hô hấp (ho, hen). Đông y cũng dùng củ cải chữa bệnh lỵ, giải độc và dùng ngoài đắp trị bỏng. Hạt dùng chữa chứng phong đờm, thở suyễn, lỵ, mụn nhọt, đại tiểu tiện không thông, lại phá được trệ khí. Lá dùng chữa khản tiếng, chữa xuất huyết ở ruột, khái huyết và còn dùng chữa suyễn cho người già.

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CỦ CẢI 
1
1.1- Khản tiếng, không nói được: Củ cải sống 300g rửa sạch vắt lấy nước, gừng sống 20g giã vắt lấy nước, trộn hai thứ vào nhau rồi uống ngày 3 lần, uống 2 ngày là khỏi. 

1.2 - Kẹo củ cải - giảm đau họng

 Viêm tắc mũi: Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó đặt vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.
Đau họng:  Chế “kẹo củ cải”: Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.


2 -Chảy máu cam: Củ cải sống 300g rửa sạch giã vắt lấy 1/2 bát nước hòa thêm một ít rượu rồi đun nóng, lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 3 - 4 lần.
3-Lở loét miệng do nhiệt: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi. 
4- Đường ruột:
  4.1 --Đại tiện ra máu:
- Củ cải sống 200g giã nát, lọc lấy một chén nước nhỏ cho 4 thìa nhỏ nước mật ong, đun sôi và uống nước này vào buổi sáng hằng ngày. 
 4.2--Đại táo bón, miệng khô đắng: Dùng củ cải tươi xào với tỏi ăn trong bữa cơm. Ngày 2 lần. Ăn trong 3 - 5 ngày.

5 -Đau sỏi mật: Củ cải sống 300g thái to thành từng miếng như ngón tay, tẩm với mật ong màu vàng nhạt, không dùng mật ong màu nâu sẫm. Đặt củ cải đã tẩm mật ong lên chảo rồi sấy khô trên than hoặc lửa. Khi khô lại tẩm mật ong và sấy khô không để chảy nước, ăn củ cải sấy khô và uống một ít nước muối loãng ngày 2 lần, dùng trong một tháng.

6-Nước tiểu đục: Người bị nước tiểu đục do lo nghĩ nhiều, hoặc tửu sắc quá độ, lấy 200g củ cải trắng khoét rỗng bỏ hết ruột bên trong rồi nhét đầy ngô thù du (có bán tại hiệu thuốc Bắc), đậy kín lại.

Hấp chín củ cải bằng chõ rồi lấy ra bỏ hết ngô thù du, củ cải sấy khô, tán bột cho thêm chút bột quấy đặc vào và viên lại thành viên nhỏ như hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống khoảng 30 - 40 viên với nước, rất hiệu nghiệm.

7- Viêm loét dạ dày: Với những người bị mắc bệnh viêm dạ dày và viêm niêm mạc dạ dày, việc tiêu hóa thức ăn sẽ rất khó khăn và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Để khắc phục tình trạng này, hãy ăn nhiều củ cải đường. Các chất dinh dưỡng trong củ cải đường giúp thúc đẩy và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các chất xơ trong loại thực phẩm này cũng giúp thúc đẩy sự hấp thu kẽm và khoáng chất.
Phòng và điều trị viêm loét dạ dày: Ăn củ cải thường xuyên có tác dụng tốt cho tiêu hóa do củ cải có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng chữa khó tiêu, kích thích tiêu hóa, phòng và điều trị viêm loét dạ dày.

8- Tăng huyết áp: Với những người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, nên uống nước ép củ cải pha với mật ong để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị các loại bệnh này.

9- Mỏi cơ, đau khớp: Trong những ngày đông lạnh giá, nếu bị mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, thì lấy vỏ củ cải đắp trực tiếp lên chỗ đau hoặc bỏ vào một cái túi vải để hơ nóng rồi chườm. Củ cải có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau.

10- Với ung thư
 10.1: Ung thư phổi ho ra máu: Nước củ cải 50ml, đường phèn 15g, chưng cánh thủy, ngày một thang.
10.2 - Ung thư dạ dày thực quản, nôn mửa: Củ cải giã vắt lấy nước, thêm nước, mật ong, nấu chín. Hoặc nước củ cải thêm mật ong, nước uống trộn đều, uống hằng ngày.
10.3 Khống chế ung thư: Trong lá củ cải, hàm lượng vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Tác dụng chính của Vitamin C là phòng chống lão hóa da, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư và đề phòng chống lão hóa, cũng như xơ cứng động mạch. Vì thế, việc uống trà bằng lá củ cải rất có tác dụng trong việc làm đẹp da. 
Cách làm rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3 – 4 ngày. Lấy 30g lá cho vào nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sôi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống, có thể thêm vào một ít đường để dễ uống hơn.2. Chữa cảm gió: Dùng 2 thìa xúp nước củ cải đổ vào 750ml nước, thêm 2 thìa tương đậu nành, nằm trên giường mà uống, mồi hôi toát ra sẽ hết sốt.

 Các thành phần chống Ung thư ở củ cải:
10.4. Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu động, giảm bớt thời gian lưu lại của “chất thải” ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.

10.5. Acid ribose kép trong củ cải có tính chịu đựng khá cao đối với chất xúc tác ở trong khoang miệng. Khi nuốt vào không dễ bị thoái biến, không có tác dụng phụ.

10.5. Trong củ cài hàm chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.


11- . Chữa chứng phù nề: Nạo củ cải ép lấy nước, bỏ vào 2 phần nước và ít muối, nấu sôi một lúc, mỗi ngày uống 1 lần; không nên dùng quá 3 ngày. Hoặc lấy 40 hạt củ cải sắc uống sẽ tiêu nước, xẹp đi rất nhanh.
12 -. Bị nhiễm khói than chết ngất: Dùng củ hay lá Cải củ giã nhỏ, vắt lấy nước cốt đổ cho uống thì tỉnh.

13-. Bệnh ở hệ hô hấp

Bài 1: Chữa ho nhiều đờm, suyễn, khó thở, tức ngực:Dùng củ cải (La bặc tử) hạt Tía tô (Tô tử) 10g, hạt Cải (Bạch giới tử) 3g, các vị sao tán nhỏ, cho vào túi vải, thêm 300ml nước, sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày.



Bài 2: Chữa ho nhiều, người mệt mỏi, suy nhược: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa tươi 250g, mật ong 250g.

Cách làm: Lê gọt vỏ, bỏ hạt, giã nhỏ; củ cải, gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt lấy nước cốt để riêng.
Đổ nước củ cải, lê vào nồi đun sôi, sau đó bớt lửa đun cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào khuấy đều, đun sôi lại. Khi nguội thì cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần uống 10 -15ml, pha với nước ấm nóng uống, ngày uống 2 lần.
Bài 3: Chữa ho do hen phế quản, nhiều đờm: 
Hạt củ cải rửa sạch, phơi khô, tẩm nước gừng tươi, sao vàng, tán thành bột mịn. Lấy 5 vỏ quýt và 1 nhánh gừng cho vào nồi đun sôi kỹ lấy 40 - 50ml nước đặc, gạn trong, sau đó cho thêm một thìa bột gạo quấy đều đun chín. Lấy nước hồ đó cho vào bột hạt củ cải, trộn đều đem viên thành viên nhỏ bằng hạt đỗ đen, uống 15 - 20 viên/lần, hằng ngày uống trước bữa ăn.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi: Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa đủ, một bát con nước. Sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Dùng 7 - 10 ngày là một liệu trình.
Bài 5 -Trẻ nhỏ bị ho

Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng cho trẻ uống

14-- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Củ cải 200g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 50g, nấu thành cháo. Ăn nóng, ngày 1 lần. Có thể ăn thường xuyên.

 Khi bị cảm, thần kinh căng thẳng, cũng có thể dùng củ cải đường để điều trị.
DÙNG NGOÀI
1- Bỏng: Dùng củ Cải giã nát đắp.
2. Tiêu ung nhọt: Hạt Cải củ giã nhỏ, hoà giấm bôi lên
 Cách trị hôi nách dân gian nhanh và đơn giản đó là trị hôi nách bằng củ cải trắng.
Cách làm: Ép củ cải trắng để lấy nước hoặc giã nát củ cải, đắp vào vùng da dưới nách sau khi tắm xong, để khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch và dùng khăn lau khô. Củ cải trắng chứa một lượng chất cay lớn, giúp khử mùi hiệu quả và có tác dụng làm mát cho vùng da dưới cánh tay, làm giảm tiết mồ hôi nách.
 
4- Chữa trị mồ hôi nách bằng củ cải trắng là phương pháp được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Trong củ cải trắng có thành phần khử mùi cơ thể rất hiệu quả. Dùng 100 ml nước ép củ cải trắng hòa vào bồn tắm, ngâm mình trong nước 20 phút. Chỉ cần thực hiện hai lần trong một tuần mùi hôi của cơ thể sẽ không còn nữa.
Tăng cường hiệu quả 
chữa hôi nách  kết hợp nước ép gừng tươi và nước ép củ cải trắng lại với nhau. Củ cải và gừng đều chứa chất cay, nên tránh thoa vào vết thương hở, cũng như không cạo, nhổ lông nách trước khi thoa hỗn hợp để không gây đau rát, xót.

5 - Tác dụng làm đẹp
Củ cải trắng còn là một trong những nguyên liệu được phụ nữ Nhật Bản sử dụng rất nhiều trong giữ dáng vào chăm sóc sắc đẹp.
5.1- Dưỡng ẩm cho làn da:
 Củ cải được cắt thành những lát mỏng và đem phơi khô để làm nguyên liệu cho nước tắm. Trước khi tắm, cho củ cải khô vào một túi vải và ngâm vào nước tắm nóng 15-20 phút rồi mới tắm. Các vitamin có trong củ cải sẽ thấm sâu vào làn da, khiến cho làn da mịn màng và luôn tươi sáng. Trong những ngày mùa đông, loại nước tắm này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho làn da mà còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể.
5.2- Giảm béo:
 Uống nước ép củ cải trước bữa ăn cũng được phụ nữ Nhật Bản thường xuyên sử dụng để có vóc dáng thon gọn. Loại nước ép này giúp giảm béo hiệu quả mà không cần phải ăn kiêng hoặc hạn chế lượng thức ăn.
5.3- Giúp da mặt trắng hồng: 
Đắp mặt nạ có nguyên liệu từ củ cải cũng là một trong những cách tiến gần đến giấc mơ sở hữu làn da đẹp. Mặt nạ củ cải, rau diếp cá sẽ giúp da mặt trắng hồng, rạng rỡ và đặc biệt là hết khô nẻ trong những ngày đông.

Cách làm rất đơn giản chỉ cần xay hoặc dùng nước ép rau diếp cá và nước ép củ cải trộn với nhau, đắp lên mặt trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mỗi tuần thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ đem lại làn da bất ngờ đáng mơ ước đấy. Nếu có bị cháy nắng thì nước ép củ cải và mật ong sẽ là phương pháp tuyệt vời để xoa dịu đi những vết rám nắng trên da.
Một chậu nước rửa mặt mỗi ngày có pha nước ép củ cải cũng là cách để đem lại một làn da khỏe mạnh và một cảm giác thật dễ chịu, nhẹ nhàng không chỉ cho làn da mà cho cả tinh thần.

4-  Điều trị tàn nhang
Nguyên liệu:
Một củ cải trắng và một quả chanh.
Thực hiện:
Cách 1: Củ cải trắng ép lấy nước, dùng bông thấm nước củ cải trắng và bôi lên làn da bị nám trong 1o-15 phút, có tác dụng là mờ các đốm tàn nhang.
Cách 2 Củ cải trắng kết hợp với nước cốt chanh tạo thành hỗn hợp mặt nạ và đắp lên những đốm tàn nhang. Sau 15 -20 phút bạn hãy rửa mặt sạch bằng nước lạnh. Thực hiện liên tục tuần 3-4 lần và làm trong 2 tuần, sẽ có hiệu quả.
Sau khi sử dụng, bạn có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm giúp làm mềm và mịn da, giúp da có độ đàn hồi tránh bị khô sau khi sử dụng.

Củ cải trắng cũng là thực phẩm được dùng nhiều trong ngày Tết. Nếu kết hợp củ cải trắng với một số thứ khác còn có hiệu quả phòng chữa bệnh.

DƯỢC THIỆN TỪ CỦ CẢI
Cách sử dụng củ cải làm thức ăn để phòng chống bệnh tật
1. Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày
Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp thải  trừ các cặn bã ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Thông thường, chất xúc tác có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, càng có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa rất tốt, phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày. Canh củ cải nấu với cải bắp kèm đậu phụ không những đem lại mùi vị rất ngon mà còn có thể gia tăng tiêu hóa, dưỡng dạ dày và giữ ấm cho cơ thể.

2. Uống trà lá củ cải trắng - đẹp da

Ăn lá củ cải đẹp da, không cần ăn nhiều củ cải, mà làm một ít trà lá củ cải, có thể hấp  thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.

Lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống ôxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.

Ngoài vitamin, chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể tăng nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.

3. Ăn củ cải sống - nhuận phổi

Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe.

Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Điều này là do củ cải có chức năng lợi tiểu, có thể dùng để tẩy trừ sưng viêm, chất cay kháng khuẩn còn có thể hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da trên má, cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đau.

Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.

.
1- Củ cải trắng + lê

Tác dụng: nhuận phổi, thanh nhiệt, hóa đờm. Lê có công hiệu nhuận phổi mát tim, tiêu đờm đẩy trừ hỏa. Ep nước Lê uống cùng với Củ cải trắng không những làm giảm bớt đi vị cay nồng của củ cải, mà còn làm công hiệu tăng gấp bội.

Mùa đông, người tỳ, vị không tốt, nên nấu nước củ cải trắng và lê lên uống.

2- Củ cải trắng + thịt cừu

Thịt cừu giúp đuổi hàn lạnh, làm ấm tâm, tỳ vị, lại bổ khí ích huyết, dưỡng gan, cải thiện tuần hoàn máu. Ăn nhiều thịt cừu cũng dễ nóng trong người. Nếu hầm ăn cùng với củ cải trắng giúp hóa đàm, tán hỏa, có thể giảm béo, tăng dinh dưỡng cho cơ thể.

3- Củ cải trắng + cá chép

Củ cải trắng nấu với cá chép. 
Tác dung: ôn trung hạ khí, kiện phổi lợi nhuận, trợ giúp tiêu hóa rất thích hợp ăn vào ngày Tết.

4- Củ cải trắng + hành 
Mùa đông hàn lạnh dễ mắc cảm cúm.  Sau khi nhiễm cảm phong hàn, cơ thể sợ lạnh, sợ gió, ra mồ hôi ít, nghẹt mũi chảy nước mũi, ho có đờm…. Lúc này nên ăn thực phẩm tỏa nhiệt: 
Hành, gừng và củ cải trắng nấu lên ăn.
Tác dụng: tản hàn, chặn ho. Món canh này còn phòng chống được cảm mạo.

5- Củ cải trắng + rong biển

Rong biển và tảo biển: chứa I ốt phong phú. Củ cải nấu canh với Rong biển có Tác dụng: hóa đờm tiêu viêm, có công hiệu nhất định trong phòng chống bướu cổ.

CỦ CẢI GIẢM MỠ



 Theo Y Học hiên đại: Nguyên nhân béo phì: Bình thường, hàm lượng mỡ trong gan chỉ chiếm khoảng 3,5 – 5%. Khi lượng mỡ tích lũy trong gan trở nên quá nhiều, lên tới 40 – 50%, thậm chí một số trường hợp lên đến 70%, đó là trạng thái bệnh lý gọi là “gan nhiễm mỡ”.
Sự tích lũy mỡ trong mô gan, có liên quan mật thiết với sự phân bố mỡ ở trên cơ thể. Số liệu thống kê cho thấy, có tới gần ½ số người béo phì bị gan nhiễm mỡ. Do đó, độ dầy của lớp mỡ bụng, cũng là một “chỉ tiêu” khá chính xác, để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ.

Theo y học cổ truyền: củ cải có tình bình, hơi mát, vị cay ngọt, vào 3 kinh tỳ, vị và phế, có tác dụng chỉ khái, hóa đàm, kiện tỳ thẩm thấp, thuận khí lợi niệu… Do có tác dụng “kiện tỳ”, “hóa đàm” và thẩm thấp”, nên củ cải có thể sử dụng để giảm béo (Đông y cho rằng, béo phì là tình trạng “đàm” và “thấp” ứ đọng quá nhiều trong cơ thể). Kinh nghiệm thực tế lâm sàng cho thấy: củ cải có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, giảm béo và phòng ngừa béo phì rất tốt.

Vì vậy những người béo phì nên thường xuyên ăn các món chế biến từ củ cải. Cụ thể, để phòng ngừa béo phì, xúc tiến quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể và hỗ trợ chữa trị béo phì, trong điều kiện gia đình, có thể chế biến món ăn từ củ cải theo 3 cách sau:
1. Củ cải xào trứng gà:
Nguyê liệu:Dùng củ cải trắng 400g, trứng gà 1 quả, mộc nhĩ (ngâm nước cho nở) 10-15g, gừng (thái lát) 5g, hành (cắt thành từng đoạn ngắn) 5g, muối 4g, mì chính 1g, đường kính 3g, dầu thực vật 30ml.
Cách làm:
- Củ cải luộc chín, thái lát mỏng. Đập trứng gà vào bát, trộn đều, sau đó trộn đều với củ cải, trần qua với nước sôi.
- Đặt chảo lên bếp lửa, cho dầu thực vật vào, khi dầu nóng  thì cho củ cải, gừng, mộc nhĩ, hành, muối, đường, xào chín, cuối cùng cho mì chính vào trộn đều là được.
Tác dụng: Tiêu mỡ, giảm béo.

2. Củ cải trộn tương ớt:

Nguyên liệu: Củ cải trắng 500g, rau mùi 25g, muối 5g, mì chính 3g, tương ớt 25g, dầu vừng 15ml.

Cách làm: - Củ cải rửa sạch, thái sợi dài khoảng 4-5cm, thêm chút muối vào trộn đều, ướp chừng 5 phút, gạn bỏ nước, cho vào đĩa. Rau mùi rửa sạch, thái vụn, rắn lên củ cải vài sợi…

- Thêm tương ớt, dầu vừng, muối, mì chính vào, trộn đều là được.

Tác dụng: Kiện vị tiêu thực, hỗ trợ giảm béo.

3. Canh củ cải trứng gà:
Nguyên liệu: Củ cải trắng 200g, trứng gà 3 quả, tỏi 5g, muối 3g, mì chính 1g, bột mì, dầu thực vật 10ml.

Cách làm: - Củ cải rửa sạch thái chỉ: Tỏi đập giập, băm nhỏ. Trứng gà đập vào bát, đánh đều.
- Đặt chảo lên bếp lửa, đổ dầu thực vật vào, dầu gần chín thì cho tỏi vào xào cho thơm; cho của cải vào xào qua; thêm nước, nấu sôi trong khoảng 5 phút. Cho trứng gà, muối, gia vị vào trộn đều, nấu sôi lại rồi bắc ra. Cho mì chính vào trộn đều. Cuối cùng, rắc hành lên trên là được.

Không có nhận xét nào: