Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

LẠI NÓI VỀ NGHỆ

LẠI NÓI VỀ NGHỆ





Trong các loại cây lấy củ làm thuốc thì Nghệ là cây rất quen thuộc được nhân dân ta dùng làm thuốc trị nhiều chứng bệnh. Tùy từng loại vàng, đen, trắng mà tác dụng chữa bệnh của chúng cũng khác nhau

A --Nghệ vàng: còn gọi là Nghệ, tên khoa học là Curcuma longa L., họ G ừng (Zingiberaceae)
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ. Củ nghệ chứa tinh dầu màu vàng thơm carbua terpenic, zingiberen,…
Theo Đông y: Nghệ vàng vị đắng, cay, thơm, hắc, tính ấm, làm thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ.
Cả đông y lẫn tây y đều dùng Nghệ để kích thích lên da non, mau lành vết thương, thông gan mật, hủy cholesterol máu. Tinh dầu nghệ diệt nấm, kháng khuẩn.
Nghệ vàng trong dân gian được dùng làm thuốc chữa các chứng bệnh:
- Điều kinh, chữa các bệnh phụ nữ như: bế kinh, vàng da sau khi sinh:  Nghệ vàng, củ gấu ( hương phụ), quả chấp non (chỉ thực ) liều bằng nhau , cả 3 thứ sấy khô tán bột uốn hoặc luyện với với mật ong làm thành viên uống hằng ngàỵ
- Viêm âm đạo: Bột nghệ vàng 30g, phèn chua 20g, hàn the 20g, sắc với 500ml nước, lọc bỏ bã dùng thụt rửa âm đạo.
- Cao dán mụn nhọt: Nghệ vàng 60g, củ ráy 80g, nhựa thông 40g, sáp ong 40g, dầu vừng 80g. Tất cả giã nhuyễn, trộn đều, phết lên giấy làm cao dán.
- Làm mờ sẹo: Cắt lát củ nghệ xát lên sẹo đang lên da non.
- Vết thương phần mềm: Nghệ tươi 30g, Rau má tươi 60g, phèn chua 10g. Tất cả tán nhuyễn dùng băng bó vết thương.
- Viêm loét dạ dày tá tràng đại tràng, bụng đầy ấm ách khó tiêu: Bột nghệ 10g, bạch truật 10g – hòa với 1thìa mật ong uống hằng ngày
3- Chế phẩm từ nghệ:
1-Cao tỏi - cao nghệ:
Tác dụng: tăng cường hệ miễn dịch, điều hoà huyết áp, đường huyết đồng thời phòng chống nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch.
2- Nghệ - mật ong - cao ban long - canxi:
Tác dụng: cung cấp nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể;
Cùng mật ong: trị suy nhược, tì vị hư, viêm loét dạ dày, táo bón.
Cùng với canxi: cần cho phụ nữ khi có thai và cho con bú, người bị hư lao, trẻ em chậm lớn.
3- Nghệ với vitamin A,E hay dầu vừng
- Dùng củ nghệ rửa sạch, giã nhỏ lấy nước bôi lên vết thương đã rửa sạch để mau liền sẹo, sẹo không bị thâm.
- Kết hợp Nghệ với vitamin A, E: trong mya phẩm để chế kem nghệ, sữa rửa mặt hạt nghệ... : có tác dụng dưỡng da, chông vết nhăn.
- Nghệ và dầu vừng: giúp điều trị nhanh khi mới bị bỏng nhẹ, làm giảm phù nề, xung huyết quanh vết bỏng, giúp vết bỏng không lan rộng, chóng khô và liền sẹo nhanh.
Nếu bôi thuốc sớm trong vòng 24 giờ sau khi bị bỏng, sẹo sẽ liền nhanh.
.4-Bột nghệ và bột đậu : chế mặt nạ Công thức: 1 thìa hỗn hợp gồm bột nghệ và bột đậu (hoặc bột gạo) theo tỉ lệ 1:1; sau đó cho thêm sữa tươi hoặc sữa chua, trộn đều.
Cách làm: Bôi đều hỗn hợp này lên da mặt và chờ cho đến khi gần khô thì rửa sạch. Mặt nạ này làm sạch da mặt, giúp da luôn sáng và mịn màng.
5- Làm trắng răng
Bột nghệ hoặc nghệ tươi giã nhuyễn , pha với một chút nước thành hỗn dịch sệt sệt. Dùng bàn chải đánh răng nhúng vào hỗn hợp này và đánh răng như bình thường. Sau đó súc miệng cho sạch

Tốt nhất là bạn dùng nghệ tươi, nhai hoặc chà lên răng khoảng 5 phút rồi súc miệng lại với nước cho sạch.

NGH Ệ TRONG Y H ỌC HI ỆN Đ ẠI

1- Với ung thư ruột:
Sử dụng nghệ thường xuyên trong các bữa ăn, bạn có thể giảm được nguy cơ ung thư ruột. Hiện nay, các chuyên gia sức khoẻ Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc thử nghiệm, điều trị bệnh ung thư ruột bằng một loại thuốc được chế biến từ củ nghệ.
2- Với viêm khớp:
Củ nghệ có tác dụng giảm đau khi bị viêm khớp.
Cách làm: đun nóng một cốc sữa gần sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và uống mỗi ngày 3 lần.
Có tác dụng giảm đau chống viêm rõ rệt.

3 - Với hệ tiêu hoá:
Nghệ có thể kích thích và giải phóng ra các emzim tiêu hoá, phá vỡ liên kết cacbonhydrat và các chất béo.
Khi bị đau bung & đầy đầy bụng, trà nghệ nóng sẽ giúp bạn hết đầy và đau bụng.
4 - Với ung thư tuyến tiền liệt:
Ăn nhiều rau xanh, với nghệ có thể ngăn ngừa được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Các nhà khoa học tại New Jersey đã chứng minh rằng, Nghệ cùng với bông cải xanh, cải xoắn, củ cải và bắp cải có thể giúp ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt :

5 - V ới bệnh tim:
Nghệ iảm giảm hàm lượng cholesterol độc hại trong máu và tăng khả năng chống lại chứng xơ vữa động mạch.

6 - Với người hút thuốc:

Uống Nghệ 1,5 g/ ngày chỉ trong vòng một tháng c ó hiệu quả giảm đáng kể các tế bào đột biến gây ung thư.
Nghệ cũng giup n hững người hút thuốc lá giảm nguy cơ ung thư.



2- Những khám phá mới về Nghệ trong y học

Các nhà khoa học nghiên cứu và các định được các ứng dụng đa dạng của nghệ như sau:
- Gây hưng phấn và co bóp tử cung.
- Chống viêm loét dạ dày do tác dụng tăng bài tiết chất nhày mucin.
- Lợi mật, thông mật, kích thích tế bào gan và co bóp túi mật.
-Làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
-Kháng sinh cả trên vi khuẩn gram (+) lẫn gram (-) và tác dụng kháng nấm ngoài da.
-Ngăn chặn sự phát triển vi trùng lao v ì Ngh ệ g ây rối loạn chuyển hoá men của chúng.
-Kháng viêm tương đương hydrocortison và phenylbutazon.

Thông tin gần đây cho thấy nếu thức ăn có nhiều chế phẩm từ nghệ có thể làm giảm tỷ lệ mắc ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, phổi và ruột kết.
Tác dụng chống khối u có được nhờ đặc tính chống oxy hoá của curcumin.

B - Nghệ đen: Còn gọi là nghệ xanh, nghệ tím, nga truật…

Tên khoa học là Curcuma zedoaria. Củ chứa tinh dầu sesquiterpen, zingiberen, cineol.

Theo Đông y: Nghệ đen vị đắng, cay, thơm, hăng, hơi ấm, có công năng phá tích, tán kết, hành khí, chỉ thống, thông kinh lạc, khai vị.
Nghệ đen được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
- Đau bụng lạnh từng cơn, tích trệ: nghệ đen 40g, mộc hương 20g. Tất cả tán bột trộn đều. Mỗi lần uống 2g với dấm loãng.
- Bế kinh, hành kinh máu vón cục: nghệ đen 15g, ích mẫu 15g. Sắc uống hằng ngàỵ

C --Nghệ trắng: Còn gọi là ngải trắng, ngải mọi, ngải sải. Tên khoa học là Curcuma aromatica, là cây mọc hoang và trồng lấy củ thơm làm gia vị. Thân rễ chứa tinh dầu và chất đắng curcumin.
Theo Đông y: Nghệ trắng vị cay tính mát, hành khí, giải uất, lương huyết, lợi mật, trừ vàng da.

Nghệ trắng được dùng làm thuốc trong chữa các chứng bệnh:

- Chữa ho gà, thấp khớp: N ghệ trắng 10 g gi ã nh ỏ, tẩm rượu, cho vào lọ kín, hấp cách thủy trong 1 giờ, chắt lấy nước uống trong ngày.

- Đau bụng kinh, bổ máu sau khi sinh: Nghệ trắng 20g, lá nhọ nồi 20g, củ gấu 20g, lá mần tưới 20g, tô mộc 16g, ngải cứu 12g. Tất cả sao vàng sắc với 400ml nước còn khoảng 100ml, chia 2 lần uống trong ngàỵ

- Phong thấp, bong gân, sai khớp: Nghệ trắng 10g, rễ ô đầu 10g, nhân hạt gấc 10g. Tất cả giã nhỏ, ngâm rượu với mật gấu hay mật trăn sau 1 tháng là được, dùng xoa bóp.

- Chảy máu cam, nôn ra máu, tiểu ra máu, viêm gan: Nghệ trắng, địa long (giun đất), đơn bì, chi tử mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Những bài thuốc quý từ củ nghệ trắng:

Kết quả nghiên cứu YH hiện đại cho thấy: Nghệ trắng có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, cải thiện vi tuần hoàn, giảm đau, bảo vệ gan, ngừa thai, …

Nghệ vàng và nghệ trắng cùng nằm trong nhóm thuốc “Hoạt huyết chỉ thống”, nên đều có tác dụng hoạt huyết tán ứ, hành khí chỉ thống (giảm đau). Đều được sử dụng chữa ngực sườn đau tức do khí trệ huyết ứ, bế kinh, thống kinh (hành kinh đau bụng), …

Kh ác nhau giữa nghệ vàng và nghệ trắng:
Về tính năng, nghệ vàng có vị cay, tính ấm (ôn), có tác dụng hành khí tán ứ mạnh; trên lâm sàng dùng chữa các chứng huyết ứ do hàn ngưng khí trệ, tác dụng tốt nhất.

Nghệ trắng có vị đắng tính lạnh, có tác dụng phá ứ tán kết, đồng thời còn có thể lương huyết (mát máu), nên trên lâm sàng có thể sử dụng chữa các chứng huyết ứ có kèm theo những biểu hiện thuộc chứng nhiệt.

Tuy nghệ vàng và nghệ trắng đều dùng chữa các chứng “huyết ứ”. Nếu là “ hàn” thì nên dùng nghệ vàng,
Nếu là “nhiệt” thì nên dùng nghệ trắng.

.Trong dân gian, một số người đã sử dụng nghệ trắng để chữa trị một số dạng u, bướu kết quả khả quan. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc nhiều vào bệnh tình, triệu chứng cụ thể, nhất là phụ thuộc vào những đặc điểm về thể chất (thường gọi là cơ địa, thể tạng, tạng người, …) người bệnh.


NHỮNG TÁC DỤNG HOẠT CHẤT CHÍNH CỦA NGH Ê: CURCUMIN

Trước nay, củ nghệ (turmeric) thường được dùng về mặt điều vị, mùi vị thơm hắc của nó còn là món ăn chính của người Ấn Độ. Thật ra, củ nghệ cũng có rất nhiều tác dụng trong điều trị, người Ấn dùng một loại tinh chất từ nghệ để rửa mắt trong việc chữa viêm kết mạc. Có bằng chứng cho thấy, curcumin là thành phần hoạt chất chính trong nghệ, giúp tăng bài tiết dịch mật tiêu hóa chất béo, bảo vệ cho gan. 
Sau đây là một vài khám phá mới về hoạt chất thần kỳ curcumin trong nghệ. 
Curcumin là hoạt chất chính trong củ nghệ, có các tác dụng dược lý mạnh.  Curcumin có khả năng chống oxy hóa cao, kháng viêm, có lợi trong điều trị các bệnh lý tim mạch, thoái hóa não, ung thư...

1. Nghệ chứa đựng các hợp chất hoạt tính sinh học có thuộc tính dược liệu mạnh
Curcumin là hoạt chính chính tạo ra các hoạt tính sinh học của nghệ.
Do khả năng hòa tan trong nước của curcumin rất thấp làm lượng curcumin hấp thu vào máu không cao, tỷ lệ chuyển hóa trong máu lại cao, do đó curcumin nhanh chóng bị đào thải ra khỏi cơ thể. Khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp giúp tăng hấp thu curcumin vào máu như:

- Kết hợp sử dụng curcumin với piperine trong hạt tiêu đen sẽ làm tăng hấp thu curcumin lên 20 lần.

- Ứng dụng công nghê nano trong bào chế curcumin, giúp nâng cao hoạt tính của curcumin, làm giảm độc tính nhờ làm tăng khả năng hòa tan, giữ ổn định nồng độ trong máu, giúp giải phóng có kiểm soát, cải thiện hấp thu tại tế bào.

2. Curcumin là một hợp chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên
Viêm là một phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân lạ xâm nhập từ bên ngoài, đồng thời giúp kích hoạt các quá trình sửa chữa tổn thương. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm trở nên mạn tính, lại gây ra những phản ứng chống lại chính các mô của cơ thể, từ đó gây ra nhiều bệnh lý mạn tính như : tim mạch, ung thư, hội chứng chuyển hóa, , các bệnh lý thoái hóa khác nhau. Do đó, cần ngăn chặn các quá trình viêm mạn tính này. Đặc biệt, curcumin tỏ ra hiệu quả trong điều trị triệu chứng viêm khớp và trong rất nhiều trường hợp, curcumin hiệu quả hơn các thuốc chống viêm.

Curcumin, gần đây đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori – một vi khuẩn gây ra các bệnh lý dạ dày như : viêm loét dạ dày, tá tràng. Hoạt tính kháng khuẩn của curcumin chống lại 65 chủng lâm sàng của Helicobacter pylori.

3. Curcumin làm tăng đáng kể khả năng chống oxy hóa của cơ thể
Các gốc tự do có xu hướng tấn công các chất hữu cơ quan trọng như axit béo, protein và ADN, gây ra những tổn hại khi sinh sản tế bào và các quá trình chuyển hóa tế bào. Các chất chống oxy hóa là những chất có ái lực với các gốc tự do này, làm giảm và “dọn dẹp” các gốc tự do trong cơ thể.

Curcumin là chất chống oxy hóa rất mạnh nhờ kích hoạt 2 cơ chế : trung hòa các gốc tự do, sau đó kích thích các cơ chế chống oxy hóa của cơ thể thông qua việc thúc đẩy hoạt động của các men (enzymes) chống oxy hóa của cơ thể.

Do đó, curcumin có khả năng chống lại các quá trình lão hóa và các bệnh lý có liên quan tới tuổi.



4. Curcumin thúc đẩy yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não (BDNF), liên quan tới việc cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ các bệnh não

Trong một số vùng của bộ não các tế bào thần kinh còn có thể nhân và tăng sinh về số lượng. Một trong những yếu tố chính của quá trình này là yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não (BDNF), một loại hormon tăng trưởng có chức năng trong não.

Điều thú vị là curcumin có thể làm tăng nồng độ yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não trong não. Theo đó, nó thể hiện hiệu quả trong việc trì hoãn hoặc thậm chí đảo ngược nhiều bệnh não và các suy giảm chức năng não bộ liên quan tới tuổi, làm tăng sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và chống lại các quá trình thoái hóa khác nhau trong não bộ.

Nhiều rối loạn não phổ biến có liên quan tới nồng độ hormon này giảm. Các rối loạn này bao gồm trầm cảm và bệnh Alzheimer.

- Trầm cảm có liên quan tới nồng độ yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não (BNDF) giảm và chân hải mã (hippocampus) hẹp-vùng não có vai trò trong việc học và nhớ. Curcunin làm tăng nồng độ yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc não đồng thời làm tăng các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và dopamine, làm giảm và ngăn ngừa các biểu hiện trầm cảm.

- Curcumin đã được chứng minh là có thể vượt qua được hàng rào máu-não. Alzheimer là bệnh gây ra bởi các tình trạng oxy hóa mạnh, viêm và đặc biệt là sự tích tụ của các đám rối protein – được gọi là các mảng Amyloid. Curcumin có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, hơn nữa giúp “dọn sạch” các mảng bám amyloid.

5. Curcumin mang tới nhiều sự cải thiện mà có thể làm giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch
Rối loạn chức năng nội mô là động lực chính của bệnh tim và liên quan tới việc nội mô mất khả năng điều hòa huyết áp, đông máu, và nhiều yếu tố khác nhau. Một số nghiên cứu cho rằng curcumin giúp cải thiện chức năng nội mô và có tác dụng giống như thuốc Atorvastatin. Đồng thời khả năng kháng viêm và chống oxy hóa của curcumin là những tác dụng tuyệt vời đối với các bệnh lý tim mạch.

6. Curcumin có thể giúp ngăn chặn (thậm chí điều trị) ung thư

Ung thư là một căn bệnh khủng khiếp, nó được đặc trưng bằng sự phát triển không thể kiểm soát của các tế bào. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nó có thể làm giảm sự hình thành mạch máu mới, đưa máu tới nuôi tế bào ung thư, ức chế sự di căn (sự lan truyền của ung thư), cũng như việc góp phần vào tiêu diệt tế bào ung thư, đặc biệt là các khối u trên đường tiêu hóa.
*****Thêm
Bài thuốc thần kỳ chống bệnh AIDS?


Trong “Thông tin mới điều trị AIDS”, tác giả John S. James có một ghi nhận không chính thức rằng, tại Trinidad có 40% dân số người gốc Ấn, kế thừa thói quen của người Ấn Độ, trong ăn uống thường ngày có dùng cà ri. Bên cạnh đó, có 40% dân số người gốc Phi, rất ít dùng cà ri. Nghiên cứu đối chứng vớiAIDS tại Trinidad cho thấy, tỷ lệ người gốc Phi mắc AIDS cao hơn gấp 10 lần so với người gốc Ấn có ăn cà ri.
James còn phát biểu một báo cáo nghiên cứu không chính thức rằng, có một người bệnh AIDS bắt đầu dùng tinh chất củ nghệ, anh ta dùng tinh chất từ nghệ có nồng độ curcumin gấp 100 lần so với nghệ. Chế phẩm viên nang này có chứa 300mg tinh chất từ nghệ, trong đó chứa curcumin tiêu chuẩn hóa với nồng độ tối thiểu là 95%. Người bệnh uống 3 viên nang 300mg, ngày 3 lần, hay uống khoảng 2,5g curcumin. Một tuần sau khi bắt đầu điều trị, lấy máu người bệnh xét nghiệm, phát hiện kháng nguyên p24 – loại kháng nguyên có thể thông qua số lượng cho phương pháp làm chuẩn để đánh giá hoạt tính virus – giảm xuống thấy rõ.

Nghệ còn giúp chống lão hóa da, ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn, vết nám, làm cho da mịn màng, tươi trẻ. Nghệ còn hỗ trợ chống viêm, loét do ức chế các chất trung gian gây viêm như cyclooxygenaza (COX - 2), lipooxy-genaza (LOX)… Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch do cholesterol và tăng độ bền mao mạch ngoại vi.

Lưu ý:


Cục Quản lý dược phẩm Mỹ (FDA) đã công nhận nghệ là một thực phẩm an toàn cho sức khỏe khi dùng liều không được vượt quá khuyến cáo. Như với bất kỳ các thực phẩm nào khác, bạn nên luôn luôn đọc và làm theo hướng dẫn trên nhãn khi sử dụng.
Nhiều bác sỹ hoặc thầy thuốc hành nghề y tế cho rằng chiết xuất từ nghệ có thể giúp nhiều bệnh nhân bị sỏi mật. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng nghệ dưới sự giám sát của bác sĩ và không nên dùng nghệ cho phụ nữ có thai.

Ngoài ra, nghệ có tác dụng làm loãng máu, vì thế những người dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng nghệ.

1 nhận xét:

Unknown nói...

Nghệ vàng là thứ thuốc quý, nhưng có mùi hắc , vị đắng nên khó ăn, trước đây các cụ hay nấu cơm nếp với nghệ cho gái để ăn. chị chỉ dùng nghệ viên bán sẵn để chữa dạ dày thôi.