Cảm Cúm.
( sốt vi- rut, sốt
nóng ho không rõ nguyên nhân) có khi trở thành dịch lây lan rất rộng.
Triệu
chứng: Đau đầu, sốt nóng, ngạt mũi, hay chảy nước mũi, ho, thở, đau mình mẩy,
nôn mửa, mệt mỏi...
Nếu kèm theo các triệu chứng như sợ gió, sợ lạnh là phong hàn,
Nếu kèm theo các triệu chứng như sợ gió, sợ lạnh là phong hàn,
lại thêm miệng khô, khát nước hay lưỡi vàng...
là phong
nhiệt.
Trị phong hàn:
Dùng
thuốc Tân ôn giải biểu
Bài
thuốc: Tử tô, Kinh giới, Trần bì, Hương phụ, Bán hạ, Quế chi, mỗi vị một nhúm
(12 - 20g) sắc với 2 bát nước, lấy 1 bát, uống 1 lần lúc nóng cho ra mồ hôi.
Trị phong nhiệt: Dùng thuốc Tân lương Các bài
thuốc phát tán phong nhiệt thường được dùng để chữa bệnh cảm mạo có sốt, bệnh
truyền nhiễm ở giai đoạn đầu (viêm khởi phát) bệnh thấp khớp cấp v.v...
Bài
thuốc: Cát căn (củ Sắn dây), lá Dâu, hoa Cúc, Sài hồ, lá Tre, Bạc hà, mỗi thứ
một nhúm (12 - 20g) sắc và uống như trên.
Nếu
vì nóng quá, sinh các chứng nói mê, phiền khát hay đại tiện táo bón… thì gia
các thuốc trị nóng như Thạch cao sống , Tri mẫu. Mã thày,…
Đề phòng bệnh cúm
-
Dùng Tỏi rất tốt. Khi có dịch cúm, dùng dầu Vừng với Tỏi nhỏ mũi và uống, ngày
3 – 4 lần, mỗi lần một thìa cà phê. Nếu ăn được Tỏi, mỗi bữa ăn nên dùng một
vài nhánh Tỏi. Mới bị cúm, ăn Tỏi cũng có thể khỏi bệnh.
“
Ôn bệnh mùa xuân”: là một bệnh danh mà Y học cổ truyền thường dùng để chỉ một
loại bệnh hay bị cảm nhiễm trong mùa xuân. Mùa xuân, thời tiết còn lạnh, hay
mưa phùn, chốc lại nắng nóng, làm cho cây cối dễ phát triển nhưng người sức
yếu, người già, trẻ em dễ bị cảm.
Chẩn
đoán phân biệt: - Nếu đau đầu, phát nóng, sợ gió, sợ lạnh, ho hen… là phong hàn.
Nếu thêm các chứng miệng khô,
khát nước hay lưỡi vàng là phong nhiệt (đã nói ở trên).
-
Nếu cũng đau đầu phát nóng nhưng không sợ gió, sợ lạnh mà sợ nóng thì gọi là “bệnh
ôn”. “Bệnh ôn” cũng là một bệnh truyền nhiễm, thường gây thành dịch, nguy
hiểm. “Bệnh ôn” thường biểu
hiện ra nóng sốt và hay lây, nên khi trị “bệnh ôn”, thường dùng thuốc
mát để thanh nhiệt và thuốc thơm
để trừ tà (dịch khí hay vi khuẩn).
Trị
“bệnh ôn” cần phân biệt như sau:
-
Bệnh mới phát, chỉ đau đầu, phát nóng,
ho, miệng khô, hay khát nước hoặc không khát: dùng thuốc cay, mát để thanh
nhiệt, trục tà:
Bài
thuốc:
Lá Dâu, hoa Cúc, Kim ngân hoa, lá Tre, Bạc hà, Kinh giới, Tử tô, Hương phụ, mỗi thứ một nhúm (12 - 20g), sắc với 3 bát nước lấy 2 bát, chia 2 lần, uống lúc ấm.
Lá Dâu, hoa Cúc, Kim ngân hoa, lá Tre, Bạc hà, Kinh giới, Tử tô, Hương phụ, mỗi thứ một nhúm (12 - 20g), sắc với 3 bát nước lấy 2 bát, chia 2 lần, uống lúc ấm.
- Nếu thêm các chứng nôn mửa, ngực đầy hơi,
thì gia: Hoắc hương, Hậu
phác, NgHệ, hạt Cau rừng… mỗi thứ một nhúm.
-
Nếu phát nóng, sinh điên cuồng, nói mê,
phiền khát hoặc đại tiện táo bón thì tuỳ từng chứng: như Thách cao, Tri mẫu
, Đại Hoàng…
Đề phòng “bệnh ôn”
Đề phòng “bệnh ôn”
Lúc
có dịch, lấy Hùng hoàng tán bột, gói vào lụa hoặc vải mỏng, nhét vào một lỗ mũi
hay dầu Tỏi thoa mũi cũng tốt.
2 nhận xét:
Dầu vừng trộn với tỏi hả cô?
Đúng chuyên môn của chị rồi! Cám ơn chị nhé!
Đăng nhận xét