Bệnh Sởi Ở Trẻ em
Bệnh
sởi thường gây thành dịch vào mùa xuân.
Các
trẻ nhỏ từ 1 - 5 tuổi thường dễ mắc nhất. Nếu không phát hiện kịp thời hoặc
không biết cách điều trị, có thể để lại những hậu quả như kiết lỵ ra máu, tiêu
chảy kéo dài, ho kéo dài, hoặc vẩy mại mắt... thậm chí có trường hợp gây tử
vong.
Sách
Y học cổ truyền mệnh danh bệnh này là bệnh “ma chẩn” (bệnh có mọc nốt ẩn náu
dưới da, hình giống như hạt vừng
Nếu gặp thời khí thuận hoà, trẻ có sức khoẻ tốt thì 3 ngày mọc, 3 ngày phát, 3 ngày bay. Trẻ yếu lại gặp thời tiết xấu thì phải 20 ngày mới bay được sởi.
Nếu gặp thời khí thuận hoà, trẻ có sức khoẻ tốt thì 3 ngày mọc, 3 ngày phát, 3 ngày bay. Trẻ yếu lại gặp thời tiết xấu thì phải 20 ngày mới bay được sởi.
Triệu chứng lâm sàng
Muốn
biết được trẻ lên sởi, cần phải biết mấy nguyên tắc sau đây: Sởi mọc từ đầu
xuống chân là thuận, mọc từ chân lên đầu là nghịch. Mắc bệnh vào thời tiết xấu,
trẻ thường bị sốt cao, nóng li bì, có trẻ bị tiêu chảy hoặc bị kiết lị, đái
đục; có khi sốt kéo dài mà vẫn không thấy sởi mọc, nhưng ngón tay giữa lạnh,
dái tai lạnh, mắt hung hung đỏ, nước mắt vòng quanh, như thế là trẻ bị sởi ủ
bên trong, không mọc ra ngoài được.
Bệnh
phát triển theo 3 thời kỳ như sau:
Thời kỳ phát nóng
Sốt nóng vừa, khoảng
trên 38 độ, ho, xổ mũi, chảy nước mắt, có khi thổ và tả... giống như cảm mạo,
nhưng cần phân biệt những triệu chứng khác với cảm mạo như sau: ngón tay giữa
lạnh, sau tai nổi dây máu đỏ và 90% trẻ lên sởi, trong miệng phía bên má có nổi
1 điểm trắng ở giữa, chung quanh đỏ hồng.
Thời kỳ sởi mọc
Bình thường, phát nóng
3 - 4 ngày thì sởi mọc. Thường thường mọc ở sau tai trước, dần dần lan khắp
thân mình rồi đến tay, chân. Có khi lại mọc ở thân mình trước, rồi sau mọc ở
các bộ phận khác; độ 3 - 4 ngày thì mọc khắp người. Trong lúc sởi mọc, sờ tay
vào da thấy nham nhám, nóng thêm, ho tăng, có khi phiền khát, ngứa ngáy khó
chịu; có trẻ tiêu chảy hay nôn mừa, mắt sưng, sợ ánh sáng và ngứa dũi. Sởi mọc
dày, sắc đỏ là nhẹ; sởi mọc thưa, sắc nhợt là nặng; sởi không mọc được hay mọc
ít là nặng hơn.
Thời kỳ sởi bay
Sau khi sởi mọc 3 - 4
ngày thì bắt đầu bay, chỗ nào mọc trước sẽ bay trước. Lúc sởi bay, các chứng
đều nhẹ dần.
Cách đề phòng
Về cuối năm, các bà mẹ
nên mua nhiều cây Mùi già, có quả già rắn chắc, buộc treo trên cao, ở chỗ có
thể hóng gió cho khô giòn, vò lấy hạt và lá khô, cho vào lọ đậy kín. Đến thời
kỳ hay có bệnh sởi, lấy một nắm nhỏ hạt và lá Mùi già, đun sôi với 3 gáo nước,
để gần nguội tắm cho trẻ. Trước khi tắm, nên cho trẻ uống một thìa canh nước
Mùi đó. Cứ cách nửa tháng lại tắm một lần. Cách này có thể đề phòng được bệnh
sởi phát sinh, lại sạch và thơm. Nếu cẩn thận hơn và có điều kiện thì thỉnh
thoảng quần áo của trẻ cũng nên cho vào nồi nước Mùi già, đun sôi càng tốt.
Trước mùa bệnh sởi
phát sinh, nên chọn mua những con cá Mè tươi, đánh vẩy sạch, luộc, gỡ nấu cháo
cho trẻ ăn. Tuỳ theo độ tuổi của trẻ, tuỳ mức ăn của trẻ để nấu cho vừa đủ. Nếu
trẻ nào có thể ăn vã thay cơm được thì nên cho ăn, không hạn chế. Nếu có điều
kiện, nên cho ăn nửa tháng một lần. Mỗi lần ăn xong lại tắm lá Mùi già. Cách
này vừa để phòng được bệnh sởi, vừa bồi dưỡng sức khoẻ cho trẻ để trẻ có sức đề
kháng với bệnh tật. Nếu có bị lên sởi cũng không nặng lắm.
Khi đang có bệnh sởi
lan tràn, cần cho trẻ tránh xa nơi đang có bệnh. Người nhà hay cha mẹ của trẻ
khi có việc cần phải đến nơi có bệnh sởi, ngay sau khi về tới nhà phải thay,
giặt quần áo bằng nước sôi và tắm rửa sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ. Gia
đình nào có đông con, nếu có một trẻ bị sởi, phải cho trẻ cách ly, không cho
nằm chung; chăn màn, giường chiếu phải giặt sạch.
Cách xử lý và điều trị
Cổ phương có nhiều bài
thuốc chữa sởi. Sau đây là những bài thuốc kinh nghiệm, dân gian đơn giản, hiệu
quả cao:
- Đang mùa sởi, nếu
trẻ có vẻ kém vui đùa, không chịu chơi như mọi ngày thì các bà mẹ nên lưu ý
theo dõi ngay: Quan sát thấy trán trẻ âm ấm lại có mụn lờ mờ ở dưới da mắt, da
trán, dái tai hơi man mát thì đó là dấu hiệu sắp mọc sởi. Lúc này cần cho trẻ
kiêng nước, tránh gió và ủ ấm. Đồng thời cho trẻ uống ngay bài thuốc sau :
Bài thuốc: Củ Sắn dây một miếng to khoảng bằng 2 bao
diêm, gọt vỏ, thái mỏng; cánh Bèo cái 5 cây, vặt bỏ rễ; Kinh giới 10 ngọn (khô
hoặc tươi, nếu có hoa càng tốt)
Cả 3 thứ trên, đun sôi
kỹ với nửa bát ăn cơm nước, gạn ra còn âm ấm, cho uống rồi đắp chăn cho kín
gió. Đây là liều lượng thuốc cho trẻ từ 1 - 3 tuổi. Trẻ lớn hơn, tăng liều gấp
2; trẻ dưới 1 tuổi, chỉ cho uống một nửa liều lượng trên. Mỗi ngày một thang. Uống
2 ngày liền. Khi sởi đã mọc ra được đủ thì thôi.
Ngoài ra cũng có thể
dùng cách khác: Lấy 5 - 6 chiếc lá cây hoa Nhài hoặc một cái nấm Hương, đun sôi
kỹ với một chén nước, để gần nguội cho trẻ uống.
- Trong khi mới lên sởi 1, 2 ngày đầu, nếu trẻ bị tiêu chảy mỗi
ngày 3 - 4 lần, cũng không
ngại, khi sởi mọc sẽ bớt tiêu chảy. Sởi đã mọc mà chưa khỏi tiêu chảy thì chữa
như sau:
Bài thuốc: Búp ổi 5 - 6 cái, lá Chè xanh 20 chiếc (hoặc
Chè khô một ấm), Gừng tươi 2 lát. Tất cả đun sôi với một chén nước to lấy nửa
chén, gạn ra để nguội, cho trẻ uống dần dần, từng thìa nhỏ. Nếu uống hết chỗ
thuốc đó mà chưa khỏi, lại làm tiếp lần nữa cho trẻ uống. Trẻ từ 2 - 3 tuổi trở
lên, liều lượng các vị thuốc trên phải tăng gấp đôi.
- Nếu sởi không mọc ra
ngoài (không phát lên được), cần làm như sau:
Bài thuốc: Hạt Mùi
10g, đun sôi trong một xoong con để hạt Mùi rữa ra và dùng lưng chén rượu hòa
vào hạt Mùi rồi phun từ cổ đến chân và lưng trẻ (tránh đầu và mặt). Phun xong ủ
ấm cho ra mồ hôi, sởi sẽ mọc đều ra ngoài da. Hằng ngày lấy 10g hạt Mùi và 50g
rau Má sắc cho uống đến khi sởi mọc hết là được. Khi sởi sắp bay hết cho uống 3
thang giải độc như sau:
Bài thuốc : Hoa Kinh
giới, Kim ngân, Sài đất, Đại hành, Bạch chỉ, Thổ phục linh, ý dĩ, mỗi thứ 10g,
sao qua; Cam thảo 5g để sống. Tất cả sắc với 2 bát ăn cơm nước lấy một bát, sắc
như thế làm 2 lần để được 2 bát, trộn hai lần sắc, cô lại còn một bát, cho uống
nhiều lần trong ngày. Mỗi lần từ một chén con trở lên, tuỳ theo tuổi. Dùng liên
tiếp 3 thang trong 3 ngày cho bệnh lui hẳn.
Gia giảm
Nếu uống bài thuốc
trên mà đại tiện táo bón thì gia 20 cây Nhọ nồi; nếu có tiêu chảy thì gia 20
búp ổi sao vàng và 3 lát Gừng tươi sắc cùng với thuốc; nếu có ho nhiều thì dùng
một nắm lá Chua me đất, giã lọc lấy nước hoà với một tí muối, hoặc dùng một nắm
lá Dấp cá, giã nhỏ, lọc lấy nước hoà với một tí muối để trẻ nhấp hằng ngày.
Về biện pháp hộ lý
dinh dưỡng
Tránh cho trẻ ăn các
chất cay, nóng, dễ làm thêm sốt cao, co giật; tránh cho trẻ ăn chất có đạm,
chất tanh, dễ dẫn tới tiêu chảy, kiết lỵ. Giữ cho trẻ không gặp khí lạnh ngoài
trời hoặc khí lạnh người chết, sẽ phản ứng không mọc được ra ngoài mà chạy vào
trong sinh bệnh lớn. Khi bệnh nhi khỏi, muốn tắm cho trẻ thì đun nước sôi để âm
ấm rồi vò lá Kinh giới hay lá Sả, lá Mùi già và tắm nhanh rồi lau khô, không
cần phải xông.
Sau 3 - 4 ngày, sởi đã
bay, nên cho trẻ ăn các thứ dễ tiêu như: cháo đường, canh rau Ngót nấu với cá
Trê hoặc cá Rô. Không nên cho trẻ ăn nhiều thịt, chỉ nên cho ăn ít thịt nạc.
Sau khi sởi đã bay rồi
mà sinh ra kiết lỵ, đại tiện ra mũi nhầy hoặc có dính máu thì nên cho trẻ ăn
Trứng gà với lá Mơ tam thể thái nhỏ hấp cơm hoặc lấy một chén nước chè tươi
thật đặc, hoà với một thìa đường đỏ cho uống. Cần kiêng ăn mỡ, thịt. Nếu trẻ đã
lớn, có thể luộc rau Sam non cho ăn và uống nước rau Sam thay nước thường.
Có trẻ khi sởi đã bay
rồi mà 2 mu mắt vẫn còn hum húp, mắt vẫn nhắm thì nên làm như sau: lấy 10 ngọn Húng dũi rửa sạch bằng nước muối, dùng
một cái bát con và một cái chầy nhỏ rửa sạch, luộc nước sôi, giã nhừ Húng dũi để
đắp mắt. Qua một đêm mắt sẽ mở được.
Tiêm
vacxin phòng sởi
Để phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến
cáo các bà mẹ cách tốt nhất là nên đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin sởi đầy đủ,
đúng lịch. Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng trong cả nước, đặc biệt
là các địa phương xảy ra dịch sởi tăng cường các hoạt động giám sát, hướng dẫn
việc cách ly, tổ chức điều trị kịp thời để hạn chế tối đa các trường hợp mắc,
biến chứng và tử vong do sởi.
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ
động phòng bệnh sởi. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi
thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi
trẻ được 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 - 11 tháng
tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc
xin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được
tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi trẻ mắc sởi thì trẻ sẽ
có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.
Hiện nay đang là mùa đông - xuân, điều
kiện thời tiết thuận lợi cho vi rút sởi lưu hành và gây bệnh. Theo kết quả giám
sát của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi trong số các
trường hợp có sốt phát ban nghi sởi là rất cao (trên 70%). Do vậy, khi phát
hiện trẻ có sốt, phát ban, cần thông báo và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được
khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời tránh các biến chứng nguy
hiểm cho người bệnh và tránh lây nhiễm cho cộng đồng.
3 nhận xét:
Hồi chạy máy bay Mỹ, con trai chị bị lên sởi mà chị phải bế từ HN lên Bắc Giang sơ tán đúng mùa gió. May quá, không bị biến chứng Cát ạ! Sợ thật !
Bài này rất bổ ích cho các bà mẹ có con nhỏ, ngày xưa nuôi con mà đọc được bài này thì đỡ bao nhiêu. Hồi ấy mình dốt lắm nên đứa đầu lên sởi bị biến chứng thành viêm phổi, viêm tai, chữa mãi mới khỏi đấy HC ạ.
Bệnh này vất vả nhất với trẻ em, em nghe HN các bệnh viện lớn trẻ em nhập viện số lượng càng ngày càng tăng vì căn bệnh sởi này, trẻ con sức đề kháng ko tốt nên các cháu thường bị, sang nhà Cát đọc em hiểu thêm về bệnh Sởi rồi đó, Cát tài thật
Ngày mới an lành, thảnh thơi nhé Cát (~_~)
http://lifeplusimage.com/media/_good_morning_051_gif_50deee66439a3.gif
Đăng nhận xét