Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Đọc thơ luận dịch NGUYỄN NGUYÊN BẢY : Nợ duyên CON CÓC.

BÀI THƠ CON CÓC, 5
Nguy
ễn Nguyên Bảy 

Con Cóc trong hang, sang tai thiên cơ (1)
Sói giả rồng tru trăng vồ chim lạc
Chim lạc hóa gióng hý ngựa sắt
Thiên thư định phận giang san
Thách thức oán thù truyền kiếp

Thiên cơ bất khả lộ, thiên cơ bay đi
Con Cóc nhảy ra..nghiến răng bay theo lạy
Thiên cơ thương tình sang tai mang mang
Tiền/ Hậu tam thập niên can qua
Thập niên quả báo..(2)

Con cóc ngồi đó..Áp bụng vào đất
Khí âm dương nóng khắp thân mình
360 huyệt đạo khai thông (3)
Nhịp chu kỳ cóc nghiến răng ken két..(4)

Tam thập niên tiền-hậu can qua. Thập niên báo ứng
Con Cóc nhảy đi..(Nghiến răng,nghiến răng,nghiến rằng mà gào)
Bớ ao chuôm tổ hang giềng xóm, bớ..quê hương..bớ..
Xin nghe tiếng nghiến răng tôi.

Nguyễn Nguyên Bảy 23/7/2014

Chú thích theo dịch học:
(1) Thiên Cơ = máy trời.
(2) Trước/sau 30 năm lại họa binh đao.
Sau 10 năm họa binh đao là năm quả báo.
(3) Là đạo, là một thể, là toàn cục.


*****
HẠT CÁT

LẠI ĐÁNH TRỐNG QUA CỦA NHÀ SẤM: 
NỢ DUYÊN CON CÓC
 
Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy có làm BẢY bài thơ CON CÓC: Bốn Bài vào tháng 6 -- thời kỳ nước sôi lửa bỏng của Biển Việt Nam và Ba bàì vào cuối tháng 7 ( sau khi Trung Quốc r út Giàn khoan HD871 ra khỏi vùng biển nươc ta).
Tôi đã đọc Những bài thơ Con Cóc của Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy theo kiểu của riêng tôi , và cũng lý giải nó theo kiểu của mình... Thử đọc nh
ng điều đằng sau con chữ -- một điều gì đó hiện rõ trong tôi, liên quan đên quê hương đất nước thân yêu của tôi và vận mệnh của nó!
Bốn bài thơ đầu đã phác hoạ cái thế “KẸT” thương đau của quê hương xứ sở tôi mấy ngàn năm  qua và lúc bấy giờ.
Nhưng rồi: Ba bài thơ 5,6,7  CON CÓC.  Thấy thế sự hình như không còn bi đát như trước nữa. Có một cái gì đó thay đổi về Tinh và Thần, và cả thế l
ực và  cơ hội nữa
Bây giờ. Tình hình nguy cấp Cóc không còn” ung dung dáng thi nhân” ( từ của tác giả).  Mà ngay từ đầu bài thơ CON CÓC 5 : Tất cả mọi động thái ngập tràn là ÂM, là tiếng động, tiếng nghiến răng... nghiến răng căm phẫn đòi hỏi công bằng đạo lý, đòi hỏi bốn bên tám hướng, trong ngoài... phải biểu lộ thái độ. 
Tiếng nghiến răng rợn người kinh sợ thánh thần, ma quỷ.
Âm thanh dồn dập, âm thanh rối rít, âm thanh chát chúa, chói tai. “Sói tru trăng / Chim lạc hí ngựa sắt/ Cóc nghiến răng, nghiến răng ken ket/  Cóc không một mình mà baytheo, lạy Thiên cơ… đòi hỏi sự kết thúc công bằng theo luật lẽ tự nhiên
Rồi dù Thiên cơ có sang tai
“Tiền/ Hậu tam thập niên can qua
Thập niên quả báo..(2)"

CÓC vẫn “Nhịp chu kỳ cóc nghiến răng ken két”
Và sự căm phẫn càng dâng trào, 
CÓC vẫn "(Nghiến răng,nghiến răng,nghiến răng mà gào)"
"Bớ ao chuôm tổ hang giềng xóm, bớ..quê hương..bớ..
Xin nghe tiếng nghiến răng tôi."
 

Tiếng sấm động bốn bề ba bên… chỉ có sấm sét và Thiên cơ 
. Tiếng nghiến rang ken két của CÓC và tiếng gào… gào VÔ VỌNG
Ta thấy hiện ra quẻ THIÊN LÔI VÔ VỌNG, từ Âm, t
 Hình...
Trong quẻ này: Quẻ Thể: là tiếng nghiến răng của Cóc ( Quẻ Lôi ) và dụng là Thiên cơ ( quẻ Càn)
Quỳ khấn xin thì được phán
“Thể nhược, dụng bất cường hộ” ( T
ạm hiểuThể yếu  _ sấm chớp nhì nhằng - Dụng (Trời ) kh
ó thể giúp mạnh hơn được) 
Xin đọc về quẻ này trong sách tiền nhân
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Quẻ 25:  Thiên Lôi Vô Vọng (無妄 wú wàng)

Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng còn gọi là quẻ Vô Vọng (無妄 wu wang), là quẻ thứ 25 trong Kinh Dịch. Quẻ được kết hợp bởi Nội quái là  ( zhen) Chấn hay Sấm () và Ngoại quái là  ( qian) Càn hay Trời ().
Giải nghĩa: Thiên tai dã. Xâm lấn. Tai vạ, lỗi bậy bạ, không lề lối, không quy củ, càn đại, chống đối, hứng chịu. Cương tự ngoại lai chi tượng: tượng kẻ mạnh từ ngoài đến.

Quẻ Vô Vọng, về phương diện Đạo Học, là một quẻ rất quan trọng trong Kinh Dịch. Quẻ này dạy về đời sống của các bậc Thánh Nhân, sống kết hợp với Trời, theo con đường chí công, chí chính của Tạo Hóa, chứ không theo con đường tà ngụy của tâm tư.
Trình tử giải Vô Vọng là: Hành động theo Lẽ Trời là chí Thành, là Thiên đạo. Trình tử còn nói thêm: Thánh nhân hoạt động theo Trời, Hiền nhân hoạt động theo người.
Lý Long Sơ nói:  Con người do tinh hoa Trời Đất mà sinh, nên có Thần Trời, sự quang minh của Trời, vốn là Chân Thiện Vô Vọng. Nhưng sau khi sinh ra đời, bị dẫn dụ bởi những điều ngụy tạo của người khác, nên vọng niệm mới sinh ra. Vì vậy cho nên quẻ Vô Vọng tiếp theo sau quẻ Phục:  Phục là trở về với đạo lý, nhìn thấy Thiên tâm, Thiên tính trong lòng mình. Vô Vọng là sống hồn nhiên theo đúng Thiên tính, Thiên lý, Thiên đạo. Quẻ Vô Vọng đề cập đến một trạng thái tâm thần cao siêu nhất của con người, nên những lời lẽ cũng trở nên khó hiểu.

Nhiều nhà Bình Giải cho rằng: ngoài nghĩa chính yếu trên, Vô Vọng còn có nghĩa thứ hai là: Không cầu mà được, không ước mà nên, không muốn mà bị.

Nguyễn Hiến Lê viết
Đã trở lại thiên lý, chính đạo rồi thì không làm càn nữa, cho nên sau quẻ Phục, tới quẻ Vô vọng. Vọng có nghĩa là càn, bậy.
Thoán từ.
无妄元亨利貞其匪正有眚不利有攸往.
Vô vọng: Nguyên hanh, lợi trinh.
Kì phỉ chính hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.
Dịch: không càn bậy thì rất hanh thông, hợp với chính đạo thì có lợi. Cái gì không hợp với chính đạo thì có hại, có lỗi, hành động thì không có lợi.
Giảng: Tượng quẻ này: nội quái là Chấn (nghĩa là động, hành động); ngoại quái là Càn (trời), hành động mà hợp với lẽ trời thì không càn bậy, không càn bậy thì hanh thông, có lợi.
Thoán truyện giảng rõ thêm:
Nội quái nguyên là quẻ Khôn, mà hào 1, âm biến thành dương, thành quẻ Chấn. Thế là dương ở ngoài tới làm chủ nội quái, mà cũng làm chủ cả quẻ vô vọng, vì ý chính trong Vô vọng là: động, hành động. Động mà cương kiên như ngoại quái Càn, tức là không càn bậy.
Xét về các hào thì hào 5 dương cương, trung chính ứng, ứng với hào 2 cũng trung chính, thế là hợp với thiên lý, rất hanh thông.
Ở thời Vô vọng (không càn bậy) mình không giữ chính đạo mà đi thì đi đâu được? Chữ đi (vãng) ở đây nghĩa rộng là hành động (nguyên văn: Vô vọng chi vãng, hà chi hĩ? Nên hiểu là : vô vọng: phỉ chính chi vãng, hà chi hĩ; chữ chi thứ nhì này có nghĩa là đi).Trái lẽ trời thì trời không giúp, làm sao đi được ?
Đại tượng truyện bàn thêm về cái đạo của trời (đất) là nuôi nấng, và thánh nhân cũng theo đạo đó mà nuôi nấng vạn dân. Chúng tôi cho là ra ngoài đề.
Hào từ:
1.
初九无妄往吉.
Sơ cửu: vô vọng, vãng cát.
Dịch: Hào 1, dương: không còn bậy, mà tiến đi thì tốt.
Giảng: Hào này dương cương, làm chủ nội quái, là người có đức, cho nên khen như vậy.
2.
六二不耕穫不菑畬則利有攸往.
Lục nhị: Bất canh hoạch, bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng.
Dịch: Khi cày thì không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá (tri) thì không nghĩ đến ruộng đã thuộc (dự), như vậy mà tiến tới thì có lợi.
Giảng: Lời hào này quá vắn tắt, hơn điện tín ngày nay nữa, nên tối nghĩa, có nhiều sách cứ dịch từng chữ; không thông.
Chu công muốn bảo: Khi cày mà không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá mà không nghĩ tới khi ruộng đã thuộc, có nghĩa là thấy việc chính đáng phải làm thì làm mà không nghĩ đến cái lợi rồi mới làm, không chỉ trông mong vào kết quả, như vậy mới tốt.
Hào 2, âm, vừa trung vừa chính, ứng với hào 5 cũng trung chính; nó vốn là âm có đức thuận ở trong nội quái Chấn là động, như một người tốt hành động hợp với trung, chính, cho nên Hào từ bảo như vậy mà tiến thì có lợi.
Có lẽ chính vì ý nghĩa hào này mà Sử ký của Tư Mã Thiên chép tên quẻ là   (vô vọng :không mong) với nghĩa làm điều phải mà “không mong” có lợi, có kết quả. Hiểu như vậy cũng được.
3.
六三无妄之災或繫之牛行人之得邑人之災.
Lục tam: vô vọng chi tai, hoặc hệ chi ngưu,
Hành nhân chi đắc, ấp nhân chi tai.
Dịch: Hào 3, âm: không còn bậy mà bị tai vạ tự nhiên đến như có kẻ cột con bò ở bên đường (rồi bỏ đi chỗ khác), một người đi qua (thấy bò không có ai coi), dắt trộm đi, được bò, mà người trong ấp bị nghi oan là lấy trộm bò, mà mắc họa.
Giảng: cả 6 hào trong quẻ này đều là không càn bậy, nhưng hào này khác một chút là bất trung, bất chính, nên bị tai vạ; tai vạ đó chỉ là vô cớ mà mắc.
4.
九四可貞,无咎.
Cửu tứ: khả trinh, vô cữu.
Dịch : Hào 4, dương: nên giữ vững tư cách thì không có lỗi (hoặc: có thể giữ vững được tư cách, cho nên không có lỗi).
Giảng : chữ “Trinh” có hai nghĩa: chính đáng và bền. Ở đây nên hiểu là bền. Hào 4 này dương, không ứng hợp với hào nào cả. (vì hào 1 cũng là dương cương như nó), không nên họat động, nhưng nó cương kiện, có thể giữ vững được tư cách.
5.
九五无妄之疾勿藥有喜.
Cửu ngũ: vô vọng chi tật, vật dược, hữu hỉ.
Dịch: Hào 5, dương: Không càn bậy mà vô cớ bị bệnh (gặp tai họa) thì đừng uống thuốc, sẽ hết bệnh.
Giảng: Hào này ở địa vị cao, trung chính lại ứng với hào 2 cũng trung chính, vậy là rất tốt, chẳng may có bị bệnh (gặp tai họa) thì đừng uống thuốc (nghĩa bóng là đừng chạy chọt gì cả, cứ thản nhiên như Khổng tử khi bị giam ở đất Khuông) rồi sẽ tai qua nạn khỏi (như Khổng tử sau được thả ra, vì người Khuông nhận là rằng họ lầm ông với Dương Hổ, một người mà họ ghét.)
6.
上九无妄行有眚无攸利.
Thượng cửu: Vô vọng, hành hữu sảnh, vô du lợi.
Dịch: Hào trên cùng, dương. Không càn bậy, nhưng đi (hành động) thì bị họa, không lợi gì.
Giảng: Hào từ khuyên không nên hành động, mặc dầu vẫn là “vô vọng”, chỉ vì hào này tới cuối cùng của quẻ rồi, chỉ nên yên lặng chờ thời.
Bàn th êm: Hào sáu kết luận rất khéo léo: đã được Trời còn muốn gì nữa. Đã được Tinh thành, còn muốn gì nữa?
*

Quẻ này cũng nhấn mạnh vào lẽ tùy thời. Cả 6 hào đều là“vô vọng” cả, không càn bậy mà tùy thời, có lúc hoạt động thì tốt như hào 1, 2; có lúc lại nên thản nhiên, chẳng làm gì cả, như hào 5, có lúc không nên hành động như hào 4 (nếu hoạt động thì bị họa) và như hào trên cùng.

( H
ình như bọn manh đng xâm lược nước ta đang bị lâm vào cnh: GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG)

2 nhận xét:

Lý Lãng nói...

Em thăm và chúc chị an lành !

Unknown nói...

Ôi đúng là thiên la địa võng, chị đọc mà cứ như đi vào sương mù ấy. Thăm và chúc cuối tuần vui.