Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO trong bài thơ CHỉ ĐẾN KHI CHẠM ĐÁY ĐẮNG NỖI BUỒN của Hat Cat

TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO trong bài thơ “CHỈ ĐẾN KHI CHẠM ĐÁY ĐẮNG NỖI BUỒN “ của Hat Cat Diệu Sinh
Đỗ thị Xuân Lan
—————————

CHỈ ĐẾN KHI CHẠM ĐÁY ĐẮNG NỖI BUỒN
( Thơ Hat Cat Diệu Sinh)

Chỉ đến khi chạm đáy đắng nỗi buồn.
Mới chợt nhớ một mơ hồ vị ngọt.

Tháng chín.
Thu tàn.
Trăng nhạt.
Mây sũng buồn.
Đêm tái tê sương.

Chỉ đến khi chạm đắng dắng nỗi buồn
Mới thấy khát khô chiều sa mạc
Mới thấy  nhớ trong veo làn nước
Với vô cùng trảng nắng nóng bủa quanh.

Chỉ đến khi chạm đấy đắng nỗi buồn
Mới da diết nhớ vòng tay của mẹ
Hơi thở ấm nồng , lời ru khe khẽ
Nhẹ nhàng đưa ta vào lãng quên.

Chỉ đến khi chạm đáy đắng nỗi buồn.
Mới biết cách buông chính mình đứng dậy.
=========
TRIẾT LÝ PHẬT GIÁO trong bài thơ CHỈ ĐẾN KHI CHẠM ĐÁY ĐẮNG NỖI BUỒN của Hat Cat
mm
Đỗ thị Xuân Lan
n
Mùa hè năm 2016, với tình cảm quý mến thi sĩ Hạt Cát, quý mến bạn bè và yêu thích
 
Thơ, tôi đã viết những dòng chia sẻ về cảm nghĩ của mình khi đọc thơ của thi sĩ Hạt Cát; như chia sẻ chén rượu nồng, cay, ngọt say cùng các bạn; nhưng khi ấy tôi mớ
i viết được một nửa. Do công việc bận rộn và hiểu biết còn hạn hẹp cho nên đến mùa hè năm nay 2018 tôi mới viết tiếp b.
Khi đọc một số bài thơ của nhà thơ Hạt Cát, tôi cảm nhận được ở đó triết lý sống rất quen thuộc, nhưng  được viết bằng những góc nhìn rất riêng của nhà thơqua các bài thơ như: “ Chỉ khi chạm đến đáy đắng nỗi buồn”,“Thong dong”, “Phép màu” và “  Triết lý vặt”.
Trong khuôn khổ bài viết này, tôiviết về bài thơ “Chỉ khi chạm đến đáy đắng nỗi buồn” .  
 Bài thơ được viết bằng thể thơ tự do, nhịp thơ thong thả ngẫu hứng như kể chuyện, như thủ thỉ tâm sự trong không gian tịch mịch của chốn thiền viên. Cách gieo vần cuối câu ở âm vực thấp vừa,làm đọng lạinhững âm hưởng trầm ấm như tiếng chuông chiều vang ngân thanh thoát trong tâm trí người đọc. Các nét chấm phá nhẹ nhàng du dương của các thanh bằng trắc trong câu, tạo khúc nhạc thơ như đưa tâm ta về an định, buông thư để tư duy về cuộc sống. “Chỉ khi chạm đến đáy đắng nỗi buồn - Mới chợt nhớ một mơ hồ vị ngọt”.
Hạt Cát đã dùng thủ pháp tu từ phúng dụ xuyên suốt bài thơ để biểu đạt một nội dung triết lí.
“Phúng dụ là hệ thống những ẩn dụ, nhân hoá được sử dụng để biểu đạt một nội dung triết lí hay bài học luân lí mà người nói không muốn trình bày trực tiếp.Phúng dụ bao giờ cũng được hiểu ở cả hai bình diện nghĩa: ý nghĩa trực tiếp và ý nghĩa gián tiếp, trong đó ý nghĩa trực tiếp là phương tiện biểu đạt còn ý nghĩa gián tiếp là mục đích biểu đạt”. (Trích dẫn).
Khám phá hai câu thơ đầu, ta thấy mục đích nhà thơ muốn biểu đạt ở đây làđưa ra một hiện tượng tâm lý khá phổ biến: người đời thường chỉ khi bị mất đi điều quý   giá,mới thấy được giá trị của nó. Và phương tiện được nhà thơ dùng để biểu đạt là: nâng một hiện tượng tâm lý của một con người,thành một thực thểcũng có xúc giác đế “chạm”; cũng có vị giác để biết “đắng”, “ngọt”; cũng có cảm xúc “nhớ” như chính một con người sinh học vậy. Hòa quyện với các thủ pháp trên, cách chọn lọc từ ngữ tường minh:“chỉ khi”, “chạm đến đáy”, “mới chợt nhớ một mơ hồ vị ngọt” kết hợp với hình tượng đặc sắc,song hành cùng tiết tấu chậm rãi, thong dong,nâng cánh cho 2 câu thơmở đầu đi vào lòng người. Từ đó ta thấy Hạt Cátđã rất tài tìnhkhi đặtvấn đề bằng cách đưa ra mộthiện tượngtưởng chừng như quá quen thuộc, nhưngdưới một góc nhìn mới nên vẫn cuốn hút người đọc ngay từ hai câu thơ đầu tiên.
Đặc sắc hơn nữa thơ Hạt Cátlung linh nhuần nhụy triết lý của nhà Phật.Bốn chân lýmàu nhiệm Phật dạy (Tứ diệu đế)được khắc họa tự nhiên trong cảnh đời hiện hữu, không khoa trương hay bị gò ép qua những câu thơ trong các khổ thơ còn lại, (“Tứ diệu đế - Diệu là cao quý, mầu nhiệm; Đế là sự thật, là chân lý. Tứ diệu đế còn được gọi là  Bốn chân lý mầu nhiệm, gồm: Khổ đế; Tập đế; Diệt đế; Đạo đế” - Trích dẫn)
      Thực trạng khổ đau (Khổ đế) của con ngườiẩn dụ trong cảnh vật,qua khổ thơ với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình “Tháng chín. - Thu tàn. -Trăng nhạt.-Mây rũ buồn.-Đêm tái tê sương”.
Nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng khổ đau (Tập đế) được ẩn dụ trong khổ thơ tiếp theo. Hình ảnh “Mới chợt thoáng một vu vơ ánh mắt - Mới thấy khát khô              chiều sa mạc.-Với vô cùng trảng nắng nóng bủa quanh” là những minh chứng sống động cho nguyên nhân của khổ đau, đến từ việc con người chấp thủ ngũ uẩn “Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức”trong cõi ta-bà. Khổ đau đến từ tham áisắc dục, mộng tưởng một ánh mắt vu vơ; khổ đau đến từ sự chấp trước của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ýtrong vô thường của vũ trụ.
Với sự tinh tế của Hạt Cát trong quan sát và trải nghiệm, nhà thơ đã nêu lên sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau (Diệt đế) bằng một góc nhìn rất đời, rất thực, rất phổ biến của con người, đó là tìm về mẹ hoặc chíít tìm về mẹ bằng tâm tưởng: “da diết nhớ vòng tay của mẹ”. Bởi vì sẽ rất khó cho mỗi con người phàm trần, khi chưa trải qua quá trình tu tập, trì hành để có đủ trí huệ cao siêu sâu sắc, chiếu kiến được ngũ uẩn giai không, tánh không và chân như trong giáo lý nhà Phật nhằm giải thoát.
Thường thì khi rơi vào tận cùng của khổ đau,chi bằng điều giản dị nhất ta hãy tìm về mẹ, một sự thật thường hằng là ai ở trên đời cũng có mẹ.Mẹ là người duy nhất trên đời yêu thương ta vô bờ bến, vô điều kiện. Tâm ta khởi lên ước muốn tìm về mẹ là khi ta cũng có thể dễ dàng tìm được chốn bình yên nhất, tìm được sựgiải thoát khổ đau, dập tắt phiền não trong vòng tay mẹ bằng yêu thương và buông xả: “Hơi thở ấm nồng , lời ru khe khẽ - Nhẹ nhàng đưa ta vào lãng quên”.Đọc đến đây ta không khỏi thán phục nhà thơ Hạt Cát xử lí tình huống đã đặt ra ban đầu rất thông minh, uyển chuyển giữa đời và đạo.
Hai câu thơ kết bài để nói lên chân lí thứ tư “Đạo đế” trong Tứ diệu đế. Khi con )người đã nhận diện được cái khồ, hiểu được nguyên nhân dẫn đến đau khổ, khởi tâmmuốn diệt trừ đau khổ thì cần phải có đạo. Đạo là con đường, là phương pháp tu tập, trì hành nhằm diệt trừ, chuyển hóa mọi khổ đau,  tìm được sự giải thoát, hưởng được niềm an bình hạnh phúc của Diệt đế. “Giáo lý đạo Phật không phải là một học thuyết, mà là một công trình tu tập, có thực hànhmới biến lý thuyết thành thực tiễn, thành chất liệu sống trong mỗi con người, như ăn cơm mới no, uống nước mới hết khát. Đó là chỗ khó khăn của người Phật tử, không thể nhờ cậy vào ai tu giúp cho
mình, hoặcai ban cho mình được giải thoát, hết khổ”.(Trích dẫn).
Một phật tử Diệu Sinh đã vận dụng nhuần nhụy, uyển chuyển những minh triết của nhà Phật, một nhà thơ Hạt Cát với nghệ thuật thơ điêu luyện, một lần nữa nghệ thuật thơ sử dụng ở hai câu đầu cũng được tinh tế sử dụng ở hai câu kết,đem đến cho  chúng ta hai câu thơ giản dị mà sâu sắc: “Chỉ đến khi chạm đáy đắng nỗi buồn - Mới tự biết buông chính mình đứng dậy”
Phải chăng từ bài thơ, Hạt Cát Diệu Sinh đã gửi đến cho người đọc một triết lý nhân sinh: Ta hãy tìm hạnh phúc giản đơn nơi chính mình. Điều đó thật gần gũibiết bao, như quan điểm nhà Phật: “Hạnh phúc hay đau khổ đều xuất phát từ nơi thân tâm chúng ta”. (Trích dẫn)

Xuân Lan chân thành cảm ơn cô Hạt Cát đã ưu ái cho Xuân Lan được viết những dòng thiển nghĩ về thơ của cô; chân thành cảm ơn quý độc giả yêu thơ dành thời giờ đọc bài viết khô khan này; kính chúc quý vị luôn được thân tâm thường an lạc và Xuân Lan mong được lượng thứ nếu bài viết có điều gì sơ suất.

( nhà giáo Đỗ thị Xuân Lan fb Linda Bean)

Không có nhận xét nào: