Lần tìm những trang sách cổ, Lão bà Lang vườn được mấy thứ này, xin chép hầu quý vị a
Tính theo Can chi
Giáp thuộc can Dương, Thổ vận, nên năm giáp Ngọ gọi là năm Thổ vận Thái quá ( Thái quá: là mạnh hoặc thừa ra, ngược với bất cập là chỉ những năm Khí yếu, không đủ )nên năm nay khí thủy thấp sẽ lưu hành mạnh, Thổ mạnh thì khắc thủy, cho nên năm này Thận thủy sẽ bị Thổ khắc mà sinh tật bệnh. Bệnh xuất hiên năm nay có thể là: đau bụng, chân tay giá lạnh, tâm tình u uất, chân tay nặng nề, tim loạn nhịp, hồi hộp... sẽ xuất hiện
Với con người: Thổ khí quá mạnh gây tổn hại đến tạng Tỳ ( thuộcThổ), cho nên năm nay có thể con người dễ bị bênh teo cơ, nhão cơ, hai chân yếu, vô lực, đi lại khó khăn, gân cốt co quắp, đau gót chân và gan bàn chân. Rồi do Tỳ bị phạm mà sinh đàm ẩm, đầy trướng bụng, kém ăn, chân tay mỏi rời rã ...
Đây là bệnh do Thổ khí quá mạnh làm cho Tạng Tỳ tự thương gây ra. Con người sẽ bị đầy bụng, sôi bụng, đia ngoài nát, thâm chí ỉa chảy hàng loạt.
Nếu đi ngoài không ngừng , mạch Thái khê thận kinh đoạn tuyệt, đó là do tỳ khí suy kiệt, tạng thận bại hoại tận cùng... không còn chữa được nữa... dẫn đến mạng vong
Với Thiên nhiên: do Thổ vân thái quá, nên sao Thổ sẽ hiện ra rất
sáng trên bầu trời.
Khi Thổ vận thái quá , thì kéo theo hành khắc nó là Mộc khí mạnh lên để áp chế lại thổ khí, Vì vậy ta cũng thấy trên bầu trời sao Mộc rất sáng.
Năm ngọ, Thổ khí khắc Thủy quá mạnh, gây sự phản kháng mãnh liệt của Thủy khí. Phá vỡ khả năng tiềm tàng của Thủy khí, năm Ngọ sẽ xuất hiện lũ quét đầu nguồn, nước sông dâng cao. Đặc biệt các ao hồ vốn khô cạn sẽ xuất hiên cá cua tôm tép và các loài thủy sinh.
Năm Ngọ, do Thấp khí cũng vượng quá đà, nên dẫn tới Phong khí cũng mạnh lên bất thường để kiềm chế Thấp khí...dẫn tới bão tố mưa giông to lớn khác thường.
Những sự phản khắc chế của Phong và Thủy khiến cho Thổ khí bị yếu đi không khắc được Thủy khí nữa mà sinh ra lụt lội, ngập úng, vỡ đê, sạt lở nghiêm trọng. Các loài cá tôm sẽ tự do vẫy vùng khắp nơi trên mặt đất...
Khi Thổ vận thái quá , thì kéo theo hành khắc nó là Mộc khí mạnh lên để áp chế lại thổ khí, Vì vậy ta cũng thấy trên bầu trời sao Mộc rất sáng.
Năm ngọ, Thổ khí khắc Thủy quá mạnh, gây sự phản kháng mãnh liệt của Thủy khí. Phá vỡ khả năng tiềm tàng của Thủy khí, năm Ngọ sẽ xuất hiện lũ quét đầu nguồn, nước sông dâng cao. Đặc biệt các ao hồ vốn khô cạn sẽ xuất hiên cá cua tôm tép và các loài thủy sinh.
Năm Ngọ, do Thấp khí cũng vượng quá đà, nên dẫn tới Phong khí cũng mạnh lên bất thường để kiềm chế Thấp khí...dẫn tới bão tố mưa giông to lớn khác thường.
Những sự phản khắc chế của Phong và Thủy khiến cho Thổ khí bị yếu đi không khắc được Thủy khí nữa mà sinh ra lụt lội, ngập úng, vỡ đê, sạt lở nghiêm trọng. Các loài cá tôm sẽ tự do vẫy vùng khắp nơi trên mặt đất...
-- NHỮNG VẤN ĐỀ NÊU TRÊN HÌNH NHƯ ĐÃ XẢY RA TỪ NĂM QUÝ TỴ NÀY RỒI. TA CỨ BÌNH TĨNH MÀ ... RUN ĐỂ XEM SANG NĂM THẾ NÀO NHA
.Các Bài thuốc cần dùng trong năm ngọ:
A_ Khi Thổ khí vượng pham Tỳ Thổ, sinh ra đầy bụng
trướng bụng, ăn uống không tiêu, người uể oải , mổi mệt , nên dùng các bài thuốc
sau:
1. Tứ
quân tử thang: Dùng
nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, sắc nước uống.
Là bài thuốc bổ khí kinh điển, cơ bản nhất. Bài thuốc sử dụng nhân sâm để đại bổ nguyên khí. Cũng là chủ dược trong bài thuốc (vị thuốc chính).
Nhân sâm đắt tiền, nếu hoàn cảnh kinh tế không cho phép, có thể thay thế bằng Đảng sâm, có cùng tác dụng nhưng cường độ yếu hơn, nên phải tăng liều lượng gấp 2-3 lần; Phối hợp với bạch truật và phục linh có tác dụng kiện Tỳ trừ thấp; cam thảo hỗ trợ tác dụng bổ khí của nhân sâm và điều hòa Tỳ vị.
Bài thuốc có tác dụng khôi phục sức khỏe rất tốt. Bổ khí mà không gây ứ trệ, có thể dùng lâu mà không gây tác hại, cho nên mới được người xưa mệnh danh là "tứ quân tử" - 4 vị quân tử.
2. Dị công tán: Nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, trần bì 6g; tán thành bột hoặc sắc nước uống.
Bài “Dị công tán” là "Tứ quân tử" thêm vị "trần bì" (vỏ quít để lâu ngày). Có tác dụng bổ khí ở Tỳ vị mạnh hơn; dùng trong trường hợp "khí hư" nhưng thiên về "khí trệ", biểu hiện bởi các chứng trạng: Ân uống khó tiêu, ngực bụng đầy tức; bài này còn thường dùng để chữa trị trẻ suy dinh dưỡng, chán ăn, tiêu hóa kém.
3. Lục quân tử thang (còn gọi là Kiện tỳ hóa đàm thang): Nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, trần bì 6g, bán hạ 6g; sắc uống.
Là bài "Tứ quân tử" thêm hai vị "trần bì" và "bán hạ", để tăng cường tác dụng trừ đờm. Trên lâm sàng cũng thường dùng chữa viêm khí quản mạn tính trong thời kỳ bệnh tạm ổn định (không phát tác) và một số chứng bệnh khác thuộc đường tiêu hóa.
4. Hương sa lục quân tử thang (còn gọi là Kiện tỳ hoà vị thang): Nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, mộc hương 8g, sa nhân 6g; sắc uống.
Là "Lục quân tử" thêm hai vị "mộc hương" (hoặc "hương phụ", tức củ gấu) và "sa nhân". Bài này thường dùng chữa tiêu hóa ứ trệ, ngực bụng đau tức, ợ chua, nôn mửa, bụng sôi ỉa lỏng; còn dùng chữa các chứng viêm loét, tiêu chảy mạn tính, rối loạn chức năng dạ dày và ruột.
5. Quy tỳ thang: Nhân sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, phục thần 12g, toan táo nhân 12g, long nhãn nhục 8g, đương quy 8g, viễn chí 4g, mộc hương 1,5g, cam thảo 1,5g, gừng tươi 3 lát, hồng táo 3 qủa; sắc uống.
Là bài thuốc ứng dụng đối với những trường hợp Tâm tỳ lưỡng hư,khí huyết bất túcvới những biểu hiện: tim hồi hộp, mất ngủ, đạo hãn (ra mồ hôi trộm), mệt mỏi, kém ăn, ỉa chảy, sắc mặt úa vàng, phụ nữ kinh nguyệt trước hoắc sau kỳ, kinh huyết nhiều hoặc ít, sắc huyết nhợt, hoặc máu ra dầm dề không ngớt.
Quy tỳ còn dùng chữa thần kinh suy nhược, ỉa chảy lâu ngày, thiếu máu, tử cung xuất huyết, ban xuất huyết...
Kết hợp với Hương sa lục quân tử thang có thể phòng chữa các bệnh thuôc Tỳ Thổ của năm Ngọ rất hay.
Là bài thuốc bổ khí kinh điển, cơ bản nhất. Bài thuốc sử dụng nhân sâm để đại bổ nguyên khí. Cũng là chủ dược trong bài thuốc (vị thuốc chính).
Nhân sâm đắt tiền, nếu hoàn cảnh kinh tế không cho phép, có thể thay thế bằng Đảng sâm, có cùng tác dụng nhưng cường độ yếu hơn, nên phải tăng liều lượng gấp 2-3 lần; Phối hợp với bạch truật và phục linh có tác dụng kiện Tỳ trừ thấp; cam thảo hỗ trợ tác dụng bổ khí của nhân sâm và điều hòa Tỳ vị.
Bài thuốc có tác dụng khôi phục sức khỏe rất tốt. Bổ khí mà không gây ứ trệ, có thể dùng lâu mà không gây tác hại, cho nên mới được người xưa mệnh danh là "tứ quân tử" - 4 vị quân tử.
2. Dị công tán: Nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, trần bì 6g; tán thành bột hoặc sắc nước uống.
Bài “Dị công tán” là "Tứ quân tử" thêm vị "trần bì" (vỏ quít để lâu ngày). Có tác dụng bổ khí ở Tỳ vị mạnh hơn; dùng trong trường hợp "khí hư" nhưng thiên về "khí trệ", biểu hiện bởi các chứng trạng: Ân uống khó tiêu, ngực bụng đầy tức; bài này còn thường dùng để chữa trị trẻ suy dinh dưỡng, chán ăn, tiêu hóa kém.
3. Lục quân tử thang (còn gọi là Kiện tỳ hóa đàm thang): Nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, trần bì 6g, bán hạ 6g; sắc uống.
Là bài "Tứ quân tử" thêm hai vị "trần bì" và "bán hạ", để tăng cường tác dụng trừ đờm. Trên lâm sàng cũng thường dùng chữa viêm khí quản mạn tính trong thời kỳ bệnh tạm ổn định (không phát tác) và một số chứng bệnh khác thuộc đường tiêu hóa.
4. Hương sa lục quân tử thang (còn gọi là Kiện tỳ hoà vị thang): Nhân sâm 12g, bạch truật 9g, phục linh 9g, cam thảo 4,5g, mộc hương 8g, sa nhân 6g; sắc uống.
Là "Lục quân tử" thêm hai vị "mộc hương" (hoặc "hương phụ", tức củ gấu) và "sa nhân". Bài này thường dùng chữa tiêu hóa ứ trệ, ngực bụng đau tức, ợ chua, nôn mửa, bụng sôi ỉa lỏng; còn dùng chữa các chứng viêm loét, tiêu chảy mạn tính, rối loạn chức năng dạ dày và ruột.
5. Quy tỳ thang: Nhân sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, phục thần 12g, toan táo nhân 12g, long nhãn nhục 8g, đương quy 8g, viễn chí 4g, mộc hương 1,5g, cam thảo 1,5g, gừng tươi 3 lát, hồng táo 3 qủa; sắc uống.
Là bài thuốc ứng dụng đối với những trường hợp Tâm tỳ lưỡng hư,khí huyết bất túcvới những biểu hiện: tim hồi hộp, mất ngủ, đạo hãn (ra mồ hôi trộm), mệt mỏi, kém ăn, ỉa chảy, sắc mặt úa vàng, phụ nữ kinh nguyệt trước hoắc sau kỳ, kinh huyết nhiều hoặc ít, sắc huyết nhợt, hoặc máu ra dầm dề không ngớt.
Quy tỳ còn dùng chữa thần kinh suy nhược, ỉa chảy lâu ngày, thiếu máu, tử cung xuất huyết, ban xuất huyết...
Kết hợp với Hương sa lục quân tử thang có thể phòng chữa các bệnh thuôc Tỳ Thổ của năm Ngọ rất hay.
B- Nếu
đầy bụng đơn thuần cho Thổ khí thịnh, gây thực chứng: đầy chứơng bụng, ấm ách
khó tiêu , đầy hơi , kết táo , thì phải dùng:
Đại thừa khí thang:Đại hoàng 8 - 16g, Hậu phác 8 - 16g, Mang tiêu 6 - 12g, Chỉ thực 8 - 16g
Ngày dùng 1 thang sắc uống. Cho
Hậu phác và Chỉ thực nấu sôi 5 - 5 phút, cho Đại hoàng vào sắc tiếp rồi đổ ra
lọc bỏ bã, cho Mang tiêu hoặc Huyền minh phấn ( là chất tinh chế Mang tiêu )
vào trộn tan đem dùng. Sau khi uống 2 - 3 giờ vẫn chưa thấy "tả hạ"
thì uống nước thứ hai, nếu không đại tiện được thì ngưng thuốc.
Tác dụng: Công hạ nhiệt tích ở Đại tràng, tả hỏa giải độc tiết nhiệt lợi
đờm, tiêu trừ bỉ mãn.
Giải thích bài thuốc:
- Đại
hoàng tính đắng hàn tả nhiệt thông tiện ở đại tràng là chủ dược.Mang tiêu
tính mặn hàn tả nhiệt nhuyễn kiên nhuận táo, trừ tích.
- Chỉ thực, Hậu phác tiêu bỉ, trừ mãn, hành khí, tán kết.Các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là tuấn hạ nhiệt kết.
Ứng dụng lâm sàng:
Chỉ định bài thuốc là các chứng
"bỉ", "mãn", "táo" thực chứng, mạch có lực.
1. Bài thuốc được sử dụng trong trường hợp bệnh nhiễm ( thương hàn ôn bệnh)
có chứng dương minh phủ.( vị Thổ ) Triệu chứng: đại tiện táo kết, bụng đầy ấn
đau, hôn mê nói sảng, sốt cao về chiều, rêu lưỡi vàng dày khô, mạch trầm thực.
2. Trường hợp "nhiệt kết bàn lưu" bệnh nhân tiêu chảy nước trong
hôi thối, bụng đầy đau, mồm khô lưỡi táo, mạch hoạt sác hoặc chứng nhiệt quyết
co giật cuồng hỏa, thuộc chứng lý thực nhiệt.
3. Trên lâm sàng thường dùng bài thuốc để trị các bệnh viêm túi mật cấp,
viêm ruột thừa cấp và một số bệnh nhiễm trùng sốt cao, hôn mê co giật, bụng đầy
táo bón, mạch có lực, có thể gia giảm tùy theo triệu chứng lâm sàng.
4. Bài thuốc có tác dụng tả hạ mạnh cho nên không dùng trong các trường hợp
khí âm hư không có nhiệt kết ở trường vị, phụ nữ có thai. Lúc sắc thuốc phải
chú ý sắc Chỉ thực, Hậu phác trước rồi mới cho Đại hoàng sau đó mới cho Mang
tiêu để uống vì Đại hoàng, Mang tiêu sắc lâu sẽ giảm bớt tác dụng tả hạ.
5. Trên thực nghiệm cho thấy bài thuốc có tác dụng tăng cường nhu động
ruột, cải thiện tuần hoàn máu, và làm giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch.
8 nhận xét:
Đọc bài em viết xong chj chỉ nhớ được mỗi điêu là năm nay mình sẽ liên tục ốm, cũng giống như năm qua. Nhớ các vị thuốc với chị cực kỳ khó, thôi kệ, khi nào mắc bệnh gì gọi điện hỏi em là nhanh nhât. May có nơi để mà gõ cửa. Cám ơn em. Chào !
Chị ơi, em là Kim, vậy sức khỏe năm nay hi vọng tốt ha chị, cũng như chị Nga, nếu có gì em sẽ nhắn cho chị vậy.
Chúc chị ngày mới an lành nhé !
THAT LA HUU ICH
Chụi Cát!
ĐỌC XONG KO HIỂU GÌ VỀ.... TỨC QUÁ SANG ĐỌC LẠI . XONG LẠI CÀNG KHÔNG HIỂU GÌ LUÔN... hiiiiiiiiiiiiiiiiii...............
NGẢY MỚI AN LÀNH NHÉ...
Bà lang ơi các vị thuốc của bà khó nhơ lắm , khi nào đau đâu hỏi đấy vậy. Dù sao cũng thankyou!
Hihiiiiiiiiii....
Kính thưa Bà Lang Vườn! Em giờ mới biết mình bị thổ khí quá mạnh(qua những triệu chứng chị viết) Vậy uống linh chi trước khi đi ngủ có được không? hay chị cho một thang thuốc ngâm rượu để uống trước khi đi ngủ.Hải Âu xin cãm ơn!
Đăng nhận xét