Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

ĐỌC THƠ “HẠT CÁT” của Diệu Sinh Bùi Cửu Trường


ĐỌC THƠ “HẠT CÁT” của Diệu Sinh Bùi Cửu Trường


( NB Văn Học 2013 )
Trần Viêm
CLB thơ Non Côi 
VỤ BẢN – NAM ĐINH
 ( 0912704537)


Đã lâu rồi tôi mới được đọc một tập thơ đúng với nghĩa “THƠ” của một người con sinh ra và lớn lên từ quê hương Vụ Bản - Nam Định.
 Đó là “Hạt Cát” của tác giả Diệu Sinh – Bùi Cửu Trường hiện đang sng ở Hà Nội.
Thơ là gì? Đã có quá nhiều định nghĩa. Có người cho rằng Thơ là cách đi tới nơi tận cùng của Tâm thức, là tiếng nói của cõi lòng, là cấu trúc của trí tưởng tượng v.v… Có bao nhiêu người làm thơ thì có bấy nhiêu con đường và sự dân dụ cảm thu thi ca. mỗi nhà thơ đích thực điều muốn vươn tới quan niệm thi ca với giọng điểuiêng biệt của mình. Từ 157 bài thơ trong “Hạt Cát” đã nói lên điều ấy.
Để tìm hiểu phương phán sáng tác và nghệ thuật thể hiện của Tác giả , tôi tạm chia ra 2 mảng chính: Thơ Tự do và THơ Lục bát


Tác giả mở đầu bằng bài thơ tự do”Báu vật”

  Giấy ca rô úa vàng
Dòng chữ nghuệch ngoạc
“Hãy chờ anh”
không ngày tháng
xé từ sổ tay
Thư lính chiến gấp hình tam giác
Báu vật một thời

Chiến tranh qua lâu rồi
Mảnh thư nát nhầu loang lổ
Tướp xơ hai vết xé
Ở giữa
Bốn mươi năm.
Tứ của bài thơ này lởn vởn quanh hình tượng trung tâm “Báu vật” và nội hàm cuả nó là “ ở giữa bốn mươi năm”. Chỉ có 54 con chữ tác giả đã dẫn người đọc đi vào huyền ảo của kỷ niêm của đoạn đời chinh chiến khốc liệt. Để rồi hiện thực trộn lẫn hư vô xuyên suốt tập thơ. Dù viết bât cứ thể loại văn học nào thì ngôn ngữ diên đạt là điều tiên quyết dẫn đến thành công của tác phẩm. Cái tài của người viết chính là nghệ thuật sắp đặt ngôn từ sau khi có phác thảo bố cục. Cùng với một lượng từ vựng nhất định, nhưng người có tay nghề cao dễ dàng sử dụng chúng trong nhiều dạnh thức kết hợp như kết hợp song phương / đa phương / theo mặt phẳng hay đa chiều trong không gian các đơn vị ngôn ngữ có thể thay thế cho nhau nhờ vào tính tương đương / đồng đạng giữa chúng cho phép nhà thơ lựa chọn một cách nghệ thuật để diễn đạt nội hàm ngữ nghĩa mà mình cần thể hiện.
Ngoài ra tác giả hay sử dụng kỹ thuật vắt dòng/ ngắt nhịp


Ví dụ
Vu vơ mà đến thế này
Thì thôi / cạnh nhé / từ nay xin chừa
Buồn vì mây cuốn nắng trưa
Ngắm vu vơ / ngọn gió lùa ngọn cây
Ngoài thềm / hoa sữa rơi đầy
Thương ai / Mà mãi đến rày vẫn thương

 ( Vu vơ T. 144 )

Lục bát là một thể loại thơ dung dị, thuần phác, dễ sắp âm vần, dễ nhập vào lối sống dân gian. thể thơ này ngỡ như dễ làm, dụ mị không biết bao người, Nhưng người viết rất khó đạt đỉnh cao. Kiếm được bài lục bát hay quả là không dễ. Tác  giả “Hạt Cát” thừa biết diều này nên đã cố gắng sắp xếp dung lượng giữa lục bát đan xen với các thể loại thơ khác vừa phải đ dẫn dụ người đọc lên tục từ đầu đến cuối tập mà không chán.
Làm thơ là sự khổ công tìm kiếm, bám níu có ý thức hoặc vô thức ý tưởng mà mình đam mê. Đay là bản ngã và bản lĩnh của người làm thơ thực sự.
Đọc “Hạt Cát “ tôi thấy tác giả rất có ý trong cách sử dụng ngôn từ, tránh được sự sáo mòn, vẫn giứ được vẻ uyển chuyển trong cách nói dân gian. Tác giả biết để câu chữa lan toả trọn vn hết nội hàm và sức lay động của nó trong  từng tình huống thơ
Ví dụ :
Bất chợt buồn , bất chợt vui
Mới hay mình đã già rồi còn đâu
Loay hoay chuốt lại mái đầu
Tóc xanh đổi sắc thay màu ngẩn ngơ

( Bất chợt –T 213) 

Buồn, nhiều day dứt vậy mà vẫn ngấm đậm nỗi ơn đời / ơn người được lắng chắt qua sự trải nghiệm mong bảo đảm cho những câu thơ chân thành từ hiện thực giản đơn đến những lối rẽ éo le ở bề sâu khuất lấp. 
Tác giả “Hạt Cát” đã cố gắng đưa những chất liệu đương đại trong từ ngữ, thay đổi nhịp điệu âm hưởng câu thơ, tránh đi những cảm giác lỗi thời cho tác phẩm của mình. Mục đích để thiết tha với chính mình, gần gũi với chính mình và biết đâu đẫy cũng là thiết tha gần gũi với nhiều người đọc khó tính ( như tôi).
Đấy chả biết là phương châm hay tự ý thức của tác giả?..
.
Tôi chỉ thấy thơ “ Hạt Cát “ giản dị trong giọng điệu mà gi
u tâm trạng, lắm khúc nhôi nõi niềm, lắm đa đoan, dù viết ở bất cú thể loại nào từ Lục bát, hay Tự do, năm , sau, bảy chữ… Hình như tác giả đang khám phá cho được không gian ngh thuật của chính mình để tồn tại trong không gian mới của thời đại. Không gian ấy là độ mở trí tuệ qua dung lượng cảm xúc mà tác giả bao quát, chế ngự được

Viết được những bài thơ kiểu thế này thường là những người có “ nội công thâm hu” trong nghề, những cũng có thể xuất phát từnhững thăng hoa cảm xúc trời phú.

Một văn bản thơ ở đây như một chất dẫn dụ để người đọc tự do đi đến tận cùng mục đích mà họ và tác giả ngầm đặt ra và được nối mạng tinh thần qua những bài thơ> Người đọc tự do theo cách của mình mà không còn có cảm giác bị tác giả “ dạy dỗ”. Người đọc tự tìm lấy chìa khoá để bước vào Ngôi đền Thi ca thời hiện đại
*******************
Trần Viêm
Vụ Bản Nam Định T8/ 2014
***************************

HẠT CÁT
( tặng Tg Diệu Sinh )
Như đi trong cõi huyền vi 
Bằng con đường đời rất thực
Ngọt ngào đọng vào ký ức
Đắng cay san lâp diệu kỳ

Miên man con chữ dậy thì
 Dẫn ta ngược về quá vãng
tình xưa mây vờn bảng lảng
Bồn chồn mong nhớ dở dang

Cuốc đời dâu bể đa đoan 
Thật giả màu mè ai biết 
Bến mê lan man mờ mịt
Tìm đâu nghĩa cũ lỡ làng

Gon nhặt hương nhành lộc biếc 
“ Cũng là”…  “ chạm thoáng ngày xưa” 
Cái thuở đoạn trường oanh liệt 
Cứ ngỡ là mình “ vẩn vơ”…

(Trần Viêm
Nam Định T.9 /2014)






2 nhận xét:

A TÁM BLOG nói...

http://static.tapchitaichinh.vn/Uploaded/phammaihanh/2015_01_30/usd.jpg


Mời nhà thơ nhận tiền nhuận bút đây...hi...hi....

HAT CAT DIẸUEI SINH nói...

ui... em giaù rôi>
Anh giưx gộ em nha. Hôm nào em vô Sài Gòn , anh đưa cho em nhá! háha