Lời thưa: Dạo này nhiều bạn già tìm đến Lang Vườn than van vể tâm trạng buồn chán, và đau đầu, mất ngủ ... rồi đau lung tung... uống thuốc gì cũng chỉ đỡ được một vài ngày. Nhiều bênh nhân thân thiết thuộc loại bạn bè thường đem TRÚT những thứ đó lên đầu Lão Bà Bà...với một câu hỏi :
SAO LÚC NÀO CHỊ ( HAY EM ) CŨNG CƯỜI ĐƯỢC NHỈ? KHÔNG BỆNH KHÔNG TẬT NHƯ CHỊ ( HAY EM) LÀ NHẤT RỒI...
Thật ra thì không phải thế... Không phải lúc nào tôi cũng cười, không phải tôi không bệnh tật...
Nhưng THIỀN ĐÃ GIÚP TÔI VƯỢT LÊN TẤT CẢ!
Để Em NMH tiện theo rõi, Lão Bà Bà sưu tầm thay cho em này
A__
1. Đại cương về bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một bệnh rối loạn cảm xúc biểu hiện lâm sàng là một trạng thái cảm xúc buồn rầu, chán chường, u uất. Bệnh có thể xẩy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở tuổi từ 18-45,phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới. Theo tổ chức y tế thế giới bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm 850.000 mạng người. Đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp thứ 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh nhưng chỉ có 25% số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm rõ rệt chiếm khoảng 3-5% dân số. Trầm cảm giai đoạn đầu biểu hiện là một trang thái suy nhược thần kinh như mệt mỏi vào buổi sáng, đầu óc trì trệ , uể oải...2. Triệu chứng lâm sàng bệnh trầm cảm.
Theo ICD-10 ( phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10), bệnh nhân trầm cảm có những triệu chứng sau:
a. Khí sắc giảm. Vẻ mặt buồn rầu, nét mặt của họ trở nên đơn điệu, ánh mắt chậm chạp, lơ đãng.
b. Giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú. Những thích thú trước đây của bệnh nhân bị giảm hoặc mất. Ví dụ trước bệnh nhân rất thích xem bóng đá, đi chợ mua sắm thì bây giờ họ không thích nữa.
c. Người mệt mỏi. Họ rất khó khăn để khởi động một công việc nào đó, dù những công việc nhỏ nhất. ví dụ buổi sáng ngủ dậy việc vệ sinh cá nhân như đáng răng sửa mặt đối với họ cũng trở nên nặng nhọc.
d. Giảm tính tự trọng và lòng tự tin. Người bệnh mất tự tin vào bản thân và họ cảm thấy thất bại trong cuộc sống.
e. Nhìn tương lai ảm đạm bi quan. Họ cảm thấy nảm lòng về tương lai và không có gì mong đợt ở tương lai cả. Con người sống được là họ cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa, có tương lai. Nhưng với bệnh nhân trầm cảm tương lai họ là một mầu xám vì vậy họ hay tìm đến cái chết.
f. Giảm sự tập trung chú ý. Khó suy nghĩ, khó tập trung vào một việc nào đó, khó đưa ra những quyết định dù là những quyết định nhỏ nhất ví dụ đi chợ mua gì cho bữa tối… người bệnh cũng rất khó khăn để đưa ra quyết định.
g. Ý tưởng bị tội và không xứng đáng. Người bệnh có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc. và họ đã trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và xã hội. họ còn phóng đại những sai lầm nhỏ trước đây. và họ luôn luôn tự trách bản thân mình.
h. Có ý tưởng và hành vi tự sát. Hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có những ý nghĩ về cái chết. Nặng hơn thì họ có ý định tự sát và hành vi tự sát. Họ nghĩ rằng bệnh mình nặng và họ bi quan về tương lai nên dễ tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình.
i. Rối loạn giấc ngủ. Đa số bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng mất ngủ. Bệnh nhân thường mất ngủ giữa giấc. nghĩa là tỉnh ngủ vào ban đêm và khó ngủ lại được. Mất ngủ là triệu chứng làm người bệnh suy sụp nhanh nhất và cũng là lý do để họ đi khám bệnh. Họ thấy đêm rất dài và những suy nghĩ miên man xuất hiện trong họ như một mối bòng bong. Và những suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện trong những đêm dài trằn trọc… Hiếm gặp hơn có bệnh nhân trầm cảm thì lại ngủ nhiều họ có thể ngủ từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày. Nhưng khi ngủ dậy họ thường rất uể oải, mệt mỏi.
k. Ăn uống không ngon miệng. Đa số bệnh nhân trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, họ ăn rất ít. Nhiều bệnh nhân đến bữa ăn đối với họ là một gánh nặng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng họ vẫn ăn được rất ít. Có khoảng 5% bệnh nhân trầm cảm lại tăng cảm giác ngon miệng, họ ăn nhiều hơn hàng ngày và tăng cân.
b. Giảm hoặc mất sự quan tâm thích thú. Những thích thú trước đây của bệnh nhân bị giảm hoặc mất. Ví dụ trước bệnh nhân rất thích xem bóng đá, đi chợ mua sắm thì bây giờ họ không thích nữa.
c. Người mệt mỏi. Họ rất khó khăn để khởi động một công việc nào đó, dù những công việc nhỏ nhất. ví dụ buổi sáng ngủ dậy việc vệ sinh cá nhân như đáng răng sửa mặt đối với họ cũng trở nên nặng nhọc.
d. Giảm tính tự trọng và lòng tự tin. Người bệnh mất tự tin vào bản thân và họ cảm thấy thất bại trong cuộc sống.
e. Nhìn tương lai ảm đạm bi quan. Họ cảm thấy nảm lòng về tương lai và không có gì mong đợt ở tương lai cả. Con người sống được là họ cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa, có tương lai. Nhưng với bệnh nhân trầm cảm tương lai họ là một mầu xám vì vậy họ hay tìm đến cái chết.
f. Giảm sự tập trung chú ý. Khó suy nghĩ, khó tập trung vào một việc nào đó, khó đưa ra những quyết định dù là những quyết định nhỏ nhất ví dụ đi chợ mua gì cho bữa tối… người bệnh cũng rất khó khăn để đưa ra quyết định.
g. Ý tưởng bị tội và không xứng đáng. Người bệnh có cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc. và họ đã trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan và xã hội. họ còn phóng đại những sai lầm nhỏ trước đây. và họ luôn luôn tự trách bản thân mình.
h. Có ý tưởng và hành vi tự sát. Hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều có những ý nghĩ về cái chết. Nặng hơn thì họ có ý định tự sát và hành vi tự sát. Họ nghĩ rằng bệnh mình nặng và họ bi quan về tương lai nên dễ tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình.
i. Rối loạn giấc ngủ. Đa số bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng mất ngủ. Bệnh nhân thường mất ngủ giữa giấc. nghĩa là tỉnh ngủ vào ban đêm và khó ngủ lại được. Mất ngủ là triệu chứng làm người bệnh suy sụp nhanh nhất và cũng là lý do để họ đi khám bệnh. Họ thấy đêm rất dài và những suy nghĩ miên man xuất hiện trong họ như một mối bòng bong. Và những suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện trong những đêm dài trằn trọc… Hiếm gặp hơn có bệnh nhân trầm cảm thì lại ngủ nhiều họ có thể ngủ từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày. Nhưng khi ngủ dậy họ thường rất uể oải, mệt mỏi.
k. Ăn uống không ngon miệng. Đa số bệnh nhân trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, họ ăn rất ít. Nhiều bệnh nhân đến bữa ăn đối với họ là một gánh nặng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng họ vẫn ăn được rất ít. Có khoảng 5% bệnh nhân trầm cảm lại tăng cảm giác ngon miệng, họ ăn nhiều hơn hàng ngày và tăng cân.
3. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm
- Tự phát
- Sang chấn tâm lí
- Mắc bệnh mãn tính
- Sang chấn tâm lí
- Mắc bệnh mãn tính
4. Bệnh sinh
Do giảm chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Khi định lượng chất dẫn truyền thần kinh serotonin huyết tương ở bệnh nhân trầm cảm các tác giả thấy rẳng nồng độ của chất này là 5,93 ng/ml. Trong khi ở người bình thường là 214 ng/ml.
5. Các thể bệnh lâm sàng của trầm cảm
5.1. Trầm cảm ẩn (Trầm cảm che giấu- Marked Depression)
Những triệu chứng của trầm cảm che giấu (trầm cảm ẩn) biểu hiện bệnh bằng các triệu chứng cơ thể như đau ống tiêu hóa, bệnh nhân hay đi khám xét về dạ dầy, đại tràng nhiều lần nhưng không phát hiện ra tổn thương ống tiêu hóa. Bệnh nhân đau vùng trước tim, cảm giác đau rất mơ hồ ở ngực trái và bệnh nhân đã đi khám tim mạch như siêu âm tim, điện tim nhưng kết quả tim mạch hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân đau xương, đau cơ, đau bả vai, đau tiết niệu đau sinh dục… cảm giác đau thường mơ hồ, không cố định không đặc trưng cho cơ quan nào. Bệnh nhân rất lo lắng về bệnh tật, luôn đi khám và điều trị ở nhiều chuyên khoa khác nhau như tim mạch, tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh, xương khớp nhưng bệnh không thuyên giảm với những điều trị đặc hiệu của những chuyên khoa này. Dần dần người bệnh mất niềm tin vào thầy thuốc, mặc dù trong lòng rất lo lắng và rất muốn đi chữa bệnh. Trầm cảm che giấu ( trầm cảm ẩn) tuy triệu chứng rất đa dạng và khó nhận biết nhưng khi đã được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và phát hiện ra bệnh thì vấn đề điều trị cũng không quá phức tạp.
5.2. Trầm cảm có loạn thần (trầm cảm paranoid).
Đây là một thể trầm cảm nặng. Cùng với những triệu chứng của trầm cảm đã mô tả ở trên bệnh nhân còn có hoang tưởng và ảo giác kèm theo. Bệnh nhân thường có hoang tưởng nghi bệnh và hoang tưởng tự buộc tội.
5.3. Trầm cảm ở người cao tuổi. ở người cao tuổi trầm cảm có thể kèm theo rối loạn nhận thức. Như rối loạn chú ý, rối loạn trí nhớ. Bệnh nhân thường quên nhiều đặc biệt là quên những sự việc mới xẩy ra (giảm trí nhớ gần), còn gọi là mất trí giả. Khi bệnh nhân được điều trị thì trí nhớ hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân có thể có hoang tưởng nghi bệnh, họ cho rằng mình bị bệnh nặng, bệnh nan y như ung thư, xơ gan, bệnh tim mạch nặng…
5.4. Trầm cảm ở người vị thành niên.
Theo tổ chức y tế thế giới lứa tuổi vị thành niên là từ 10-19 tuổi.
Các triệu chứng trầm cảm ở người vị thành niên cũng giống như người lớn nhưng có một vài điểm khác biệt sau.
+ Cảm xúc thường bị kích thích (chứ không trầm) vẻ mặt bệnh nhân cáu giận.. Khả năng kiềm chế cảm xúc rất thấp vì vậy rất dễ nổi khùng trước một kích thích không vừa ý dù là rất nhỏ.
+ Mất ngủ nhiều, có thể thức trắng đêm nên bệnh nhân dễ lạm dụng game, internet. Người bệnh thường lang thang trên mạng suốt đêm.
+ Mệt mỏi thường xuyên.
+ Khó tập trung chú ý, trí nhớ kém vì vậy học hành thường giảm sút.
+ Hay có ý định và hành vi tự sát.
5.2. Trầm cảm có loạn thần (trầm cảm paranoid).
Đây là một thể trầm cảm nặng. Cùng với những triệu chứng của trầm cảm đã mô tả ở trên bệnh nhân còn có hoang tưởng và ảo giác kèm theo. Bệnh nhân thường có hoang tưởng nghi bệnh và hoang tưởng tự buộc tội.
5.3. Trầm cảm ở người cao tuổi. ở người cao tuổi trầm cảm có thể kèm theo rối loạn nhận thức. Như rối loạn chú ý, rối loạn trí nhớ. Bệnh nhân thường quên nhiều đặc biệt là quên những sự việc mới xẩy ra (giảm trí nhớ gần), còn gọi là mất trí giả. Khi bệnh nhân được điều trị thì trí nhớ hồi phục hoàn toàn. Bệnh nhân có thể có hoang tưởng nghi bệnh, họ cho rằng mình bị bệnh nặng, bệnh nan y như ung thư, xơ gan, bệnh tim mạch nặng…
5.4. Trầm cảm ở người vị thành niên.
Theo tổ chức y tế thế giới lứa tuổi vị thành niên là từ 10-19 tuổi.
Các triệu chứng trầm cảm ở người vị thành niên cũng giống như người lớn nhưng có một vài điểm khác biệt sau.
+ Cảm xúc thường bị kích thích (chứ không trầm) vẻ mặt bệnh nhân cáu giận.. Khả năng kiềm chế cảm xúc rất thấp vì vậy rất dễ nổi khùng trước một kích thích không vừa ý dù là rất nhỏ.
+ Mất ngủ nhiều, có thể thức trắng đêm nên bệnh nhân dễ lạm dụng game, internet. Người bệnh thường lang thang trên mạng suốt đêm.
+ Mệt mỏi thường xuyên.
+ Khó tập trung chú ý, trí nhớ kém vì vậy học hành thường giảm sút.
+ Hay có ý định và hành vi tự sát.
6.Chẩn đoán
Khi bệnh nhân có từ 5 triệu chứng được mô tả ở trên và kéo dài trong 2 tuần lễ thì bệnh nhân được chẩn đoán là trầm cảm. Nhưng nếu bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát thì thời gian không cần đến 2 tuần.
7. Điều trị bệnh trầm cảm
Bệnh nhân được dùng thuốc chống trầm cảm, kết hợp với thuốc an thần, thuốc giải lo âu.
Tất cả các bệnh nhân trầm cảm đều có thể có ý tưởng và hành vi tự sát. Vì vậy việc theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong 2 tuần đầu điều trị là rất quan trọng. Vì phải cần ít nhất từ 2-3 tuần thì thuốc chống trầm cảm mới có tác dụng và mới cải thiện được triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân.
*****************************************************************************
Tất cả các bệnh nhân trầm cảm đều có thể có ý tưởng và hành vi tự sát. Vì vậy việc theo dõi bệnh nhân chặt chẽ trong 2 tuần đầu điều trị là rất quan trọng. Vì phải cần ít nhất từ 2-3 tuần thì thuốc chống trầm cảm mới có tác dụng và mới cải thiện được triệu chứng trầm cảm của bệnh nhân.
*****************************************************************************
B_ Điều trị bệnh tận gốc
- Năng lực chữa lành của tâm...
Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Sau khi phát khởi quyết tâm như vậy rồi, bạn hãy tự mình chuẩn bị về mặt tinh thần cho một ngày mới bằng cách nghĩ đến những phương pháp mà bạn sẽ dùng khi vừa bắt đầu cảm thấy u uất hay rối loạn. Có nhiều phương pháp đặc biệt để đối trị bệnh trầm cảm.
Ngược lại, nếu bạn không áp dụng phương pháp nghĩ rằng cái chết có thể đến trong ngày hôm nay, bạn sẽ luôn cảm thấy bất mãn, cô đơn và tuyệt vọng. Và như vậy có nguy cơ là bạn sẽ tự tử. Khi tâm bạn ở trong trạng thái trầm cảm và cuộc đời của bạn toàn màu đen thì việc tự tử rất dễ nhanh chóng xảy ra
Phương pháp thứ hai để điều trị bệnh trầm cảm cũng là cách tốt nhất để biến căn bệnh này thành điều lợi lạc, là sử dụng nó để phát khởi tư tưởng từ bi của Bồ-đề tâm. Bằng cách này, bạn chuyển hóa bệnh trầm cảm của bạn thành hạnh phúc và dùng nó để mang hạnh phúc đến cho tất cả chúng sinh hữu tình; bạn sử dụng bệnh của bạn vào con đường tu tập hướng đến giác ngộ.
Vô số chúng sinh đang sống trong trạng thái trầm cảm và vô số chúng sinh khác đã tạo nghiệp để phải trải qua sự trầm cảm trong tương lai. Bạn hãy nghĩ rằng: “Tôi chỉ là một người, trong khi các chúng sinh khác là vô số. Sẽ tuyệt vời biết bao nếu tôi, chỉ một người thôi, có thể gánh chịu bệnh trầm cảm này cũng như tất cả khổ đau khác của tất cả chúng sinh, và nhờ đó mà mọi chúng sinh đều được hạnh phúc và bình yên cho tới khi giác ngộ.”
Nếu được, khi nghĩ đến “tất cả khổ đau khác của tất cả chúng sinh”, bạn hãy nghĩ đến cả ba loại khổ đau là khổ khổ, hoại khổ (có nghĩa là những niềm vui giả tạm trong chốn luân hồi) và hành khổ. Thực hành này rất sâu sắc, vì bạn không chỉ nghĩ đến nỗi đau của thân thể và sự nghèo khổ mà còn nghĩ tới toàn bộ khổ đau trong luân hồi sinh tử.
Sau đó hãy nghĩ rằng: “Cho dù tôi có phải sinh vào địa ngục, nhưng vì tôi chỉ là một người thôi, nên chẳng có gì đáng để bận tâm cả. Và dù tôi có giải thoát hoàn toàn khỏi luân hồi, nhưng vì điều đó chỉ là cho riêng tôi trong khi tất cả chúng sinh khác vẫn còn chìm đắm trong đau khổ nên điều đó cũng chẳng có gì lý thú cả. Sẽ tuyệt vời biết bao nếu tất cả chúng sinh khác được giải thoát khỏi khổ đau vì căn bệnh trầm cảm, và tôi, chỉ một chúng sinh thôi, có thể nhận về mình tất cả sự trầm cảm và những đau khổ khác của vô số chúng sinh để họ có được tất cả hạnh phúc cho đến khi giác ngộ. Được như vậy sẽ là sự thành tựu lớn nhất của đời tôi.”
Và ngay sau khi suy nghĩ như vậy, bạn hãy thiền định thực sự nhận về mình sự đau khổ của các chúng sinh khác – đặc biệt là bệnh trầm cảm của họ. Bạn phát sinh tâm bi mẫn xót thương chúng sinh khác, qua đó bạn nhận về mình tất cả sự trầm cảm của họ và nhân của sự trầm cảm đó, cùng với mọi nỗi thống khổ khác nữa. Thông qua lỗ mũi, bạn hít vào tất cả khổ đau đó dưới dạng khói đen, khói đen này thấm vào tự ngã của bạn, tức là tư tưởng vị kỷ, kẻ thù đích thực mà bạn cần phải hủy diệt. Bạn hãy dùng tất cả sự đau khổ này như một vũ khí để phá hủy tự ngã của bạn – vốn đã làm cho bạn bị trầm cảm cũng như các vấn đề khác. Con quỉ tự ngã này đang ở trong tim bạn, là kẻ thù đích thực của bạn, bị hủy diệt hoàn toàn không còn tồn tại.
Tiếp theo, nếu có thể được, bạn hãy thiền định về tánh Không. Sau khi hủy diệt được tự ngã, vốn là đối tượng ôm ấp nuôi dưỡng cái tôi, bạn hãy thiền định về tánh Không của “cái tôi”. Tự ngã đã quyết liệt ôm giữ cái tôi giả tạo, xem nó như thể là một đối tượng quan trọng và quí báu hơn hết so với tất cả các chúng sinh khác; nhưng giờ đây, vì tự ngã đã bị phá hủy hoàn toàn nên “cái tôi” này cũng bị phá hủy hoàn toàn. Vì tư tưởng vị kỷ không còn hiện hữu nên đối tượng của nó tức là cái tôi “có thật” mà đối với bạn có vẻ như tự nó hiện hữu, cũng không còn hiện hữu. Khi ấy bạn hãy thiền định về tánh Không hay bản chất rốt ráo của cái tôi. Hãy chú tâm thêm nữa vào trạng thái tánh Không. Chú tâm vào sự vắng bặt của một “cái tôi tự tồn”, vốn thật không hiện hữu ở đâu cả, dù là nơi thực thể hay bất kỳ nơi nào khác.
Cách thiền định này có thể rất lợi lạc đối với bệnh trầm cảm, nhưng điều đó còn tùy thuộc việc bạn thiền định về tánh Không hiệu quả như thế nào. Đối với một số người, thiền định về tánh Không là phương thuốc rất hiệu lực.
Sau khi thiền định tánh Không, bằng việc phát khởi tâm từ đối với người khác, bạn hãy thiền định về sự bố thí. Hãy hiến tặng thân thể bạn cho tất cả chúng sinh với hình thức một viên ngọc như ý; hiến tặng tất cả tài sản, vật sở hữu của bạn; hiến tặng tất cả công đức, tất cả thiện nghiệp, nhân của hạnh phúc và tất cả hạnh phúc của bạn [từ nay] cho tới khi đạt được giác ngộ. Các chúng sinh khác nhận được mọi thứ họ cần; rồi thì mọi niềm vui thích họ nhận được sẽ khiến họ hiện thực hóa con đường tu tập, và tất cả sẽ trở nên giác ngộ.
Hãy liên kết pháp thiền định nhận và cho này với hơi thở của bạn. Đối với bệnh trầm cảm, hãy chú tâm nhiều hơn vào thực hành nhận về mình khổ đau của các chúng sinh khác. Điểm chính của việc thiền định là bạn đang thay thế cho tất cả chúng sinh hữu tình chịu đựng căn bệnh trầm cảm.
Hãy thực hành thiền định cho và nhận vào buổi sáng và buổi tối; và suốt thời gian còn lại trong ngày, bất kỳ bạn làm việc gì, như lái xe, ăn uống, tham gia các hoạt động thường nhật..., bất cứ lúc nào tư tưởng thất vọng của cơn trầm cảm nổi lên trong tâm, bạn hãy lập tức áp dụng phương pháp đối trị này. Ngay khi bạn bắt đầu cảm thấy trầm cảm, hãy lập tức suy nghĩ: “Tôi đang thay thế cho tất cả chúng sinh chịu đựng căn bệnh trầm cảm này” hay là “Sự trầm cảm mà tôi đang gánh chịu chính là sự trầm cảm của tất cả chúng sinh khác.” Việc nghĩ rằng bệnh trầm cảm này không phải của bạn mà là của tất cả chúng sinh sẽ rất hữu ích. Cách thức này cũng áp dụng đối với bệnh ung thư, AIDS hay các bệnh khác nữa.
Khi bạn chịu đựng bệnh trầm cảm thay cho người khác, khi bạn thay đổi thái độ từ việc nghĩ rằng “Tôi đang trầm cảm” chuyển sang nghĩ rằng “Tôi đang chịu đựng thay cho các người khác”, căn bệnh trầm cảm của bạn sẽ trở nên thú vị và đáng giá. Điều rất quan trọng là bạn hãy liên tục lặp lại suy nghĩ rằng bạn đang chịu đựng bệnh trầm cảm này thay cho người khác, vì sự suy nghĩ này có tác động giữ cho tâm bạn luôn trong trạng thái bình an và hạnh phúc. Khi bạn thực hành điều này trong cuộc sống thường nhật, bạn sẽ tận hưởng được cuộc sống và thấy được mục đích của đời sống. Bạn cảm thấy vui khi có được cơ hội chịu đựng sự trầm cảm và bạn thấy cuộc sống của mình thật có giá trị vì bạn đang sống vì những người khác.
Để vui thích với bệnh trầm cảm hay bất kỳ vấn đề bất ổn nào khác đang xảy ra trong đời sống, bạn nên nghĩ đến những lợi lạc của nó, và sự lợi lạc lớn nhất của bệnh này là bạn có thể sử dụng nó để phát triển Bồ-đề tâm. Nhờ vào sự chịu đựng trầm cảm, bạn càng thấy được sự đau khổ của các chúng sinh khác dễ dàng hơn, nhất là sự đau khổ của vô số chúng sinh khác đang phải chịu đựng bệnh trầm cảm cũng như đã tạo nhân sẽ phải chịu đựng bệnh này. Sự chịu đựng căn bệnh này của chính mình sẽ giúp bạn có thể nhận hiểu được nó khó chịu đến như thế nào.
Việc sử dụng bệnh của mình để phát triển Bồ-đề tâm sẽ giúp bạn tịnh hóa vô số nghiệp chướng bất thiện và tích tụ công đức rộng lớn như không gian. Mỗi lần bạn nghĩ “Tôi đang chịu đựng bệnh trầm cảm này, sự đau khổ này thay cho tất cả chúng sinh” là bạn tích tụ rất nhiều công đức, và càng nhiều công đức thì bạn càng dễ dàng hơn trong việc thực chứng tánh Không. Công đức mà bạn tích tụ được bằng cách thực hành Bồ-đề tâm nhận lấy khổ đau của người khác và hiến tặng cho họ phần hạnh phúc và công đức của riêng mình sẽ giúp bạn chứng ngộ tánh Không dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Khi bạn chịu đựng cơn trầm cảm, sẽ rất tốt nếu bạn xem tình huống chịu đựng này như một kỳ nhập thất ẩn tu. Mặc dù bạn không nhập thất trong ý nghĩa là giam mình trong một căn phòng để ẩn tu, nhưng bạn đang thực sự nhập thất ẩn tu thông qua việc giữ tâm mình luôn ở trong Bồ-đề tâm. Nếu bệnh trầm cảm thúc đẩy bạn thực hành Bồ-đề tâm thì suốt ngày bạn sẽ có được sự tịnh hóa nghiệp mãnh liệt và tích tụ được rất nhiều công đức. Khi bạn chịu đựng sự trầm cảm trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, trong quãng thời gian đó, điều đó cũng giống như bạn đang tu tập một đợt nhập thất Kim Cang Tát Đỏa. Đây thật là một đợt nhập thất tốt nhất, vì việc bạn nỗ lực phát triển Bồ-đề tâm trong từng giờ, từng phút, từng giây sẽ làm cho cuộc sống của bạn trở nên có lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Sử dụng bệnh trầm cảm của mình để thực hành Bồ-đề tâm cũng giống như mật chú (tantra), sẽ trở thành con đường nhanh nhất đưa đến giác ngộ.
Có một cách để chấm dứt bệnh trầm cảm và các vấn đề khác là thực hành quyết liệt sự tịnh hóa trong cuộc sống hằng ngày, vì như vậy sẽ tịnh hóa được nhân của bệnh trầm cảm. Bằng cách tịnh hóa nhân của các vấn đề, bạn sẽ không phải gánh chịu các vấn đề; nếu không, bạn sẽ tiếp tục chịu đựng sự trầm cảm từ đời này sang đời khác. Như tôi vừa nêu, thực hành Bồ-đề tâm sẽ mang đến sự tịnh hóa mãnh liệt. Còn có những cách thực hành tịnh hóa mãnh liệt khác nữa, như xưng tán hồng danh Ba Mươi Lăm Vị Phật, thiền định và trì chú Kim Cang Tát Đỏa, và thực hiện nghi lễ puja hỏa Dorje Khadro. Thực hành tịnh hóa là rất thiết yếu, vì nếu nghiệp bất thiện không được tịnh hóa, bạn sẽ tiếp tục phải chịu đựng bệnh trầm cảm trong các kiếp sau.
Chỉ riêng việc chấp nhận bệnh trầm cảm của bạn cũng đã hữu ích rồi. Bạn có thể nghĩ rằng: “Tôi đáng phải chịu đựng bệnh trầm cảm này vì tôi đã làm vô số hành động ác độc nặng nề trong quá khứ.” Hoặc bạn có thể nghĩ rằng, với sự chịu đựng bệnh bạn đang làm cạn kiệt các nghiệp bất thiện đã tạo ra từ vô thỉ đến nay. Việc suy nghĩ theo chiều hướng này có thể khiến bạn vui vẻ chịu đựng bệnh thay vì xem căn bệnh như là tai họa. Khi chúng ta giặt quần áo bằng nước xà phòng, đầu tiên có rất nhiều chất bẩn được thải ra. Chúng ta xem đó là hiện tượng tốt chứ không phải xấu, mặc dù ngay lúc đó quần áo chưa trắng sạch ngay. Việc thực hành con đường tu tập cũng thế. Nghiệp bất thiện có thể lộ ra dưới dạng bệnh trầm cảm hay sự đau ốm. Điều này không phải xấu, vì nó là dấu hiệu cho thấy rằng chúng ta đang làm giảm đi nghiệp xấu. Chúng ta nên vui mừng vì bị bệnh trầm cảm hay đau ốm, vì như vậy là chúng ta đang tịnh hóa các nghiệp xấu ác nặng nề đã tạo trong quá khứ bằng hình thức chịu đựng một vấn đề nhỏ như bệnh này trong đời hiện tại, thay vì lẽ ra phải trải qua sự đau khổ ghê gớm trong nhiều kiếp nơi các cảnh giới thấp. Nếu so sánh với khổ đau trong cõi địa ngục nóng thì cảm giác khổ đau vì bệnh trầm cảm này chẳng đáng là gì. Chúng ta nên cảm thấy là được may mắn cực kỳ vì thoát được sự khổ đau nặng nề đó, và vì thế ta nên xem bệnh trầm cảm của ta như một dấu hiệu thành công.
Khi chúng ta tu tập Chánh pháp, các nghiệp bất thiện có thể lộ ra rất nhanh, và sẽ được giải trừ khi chúng ta bị đau ốm, bị trầm cảm hay gặp phải các vấn đề bất ổn khác. Trong trường hợp này thì sự tu tập Chánh pháp chính là “xà phòng và nước” [làm lộ ra các nghiệp bất thiện]. Đây là cách lý giải vì sao các hành giả tu tập Chánh pháp thường bị đau ốm hay gặp nhiều trở ngại khi họ tu tập quyết liệt.
Giáo lý đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luôn giữ tâm trong trạng thái vui vẻ hạnh phúc. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn sẽ khiến cho gia đình và những người chung quanh bạn không được hạnh phúc. Bạn tự giam mình quá chặt trong sự trầm cảm đến nỗi không mở lòng ra với người khác. Bạn không thể yêu thương hay giúp đỡ người khác, hoặc làm cho họ được hạnh phúc. Thậm chí, bạn không thể nở một nụ cười với người khác, không thể cho người khác dù chỉ một niềm vui nhỏ nhoi đến thế.
Ngược lại, khi bạn vui vẻ, bạn sẽ thoải mái và có chỗ trống trong đầu óc để nghĩ về người khác, để chăm sóc và yêu thương người khác. Bạn có thể cười với họ để làm họ vui. Và bạn có thể làm công việc hay tu tập tâm linh tốt hơn. Nếu tâm rối rắm, thậm chí bạn sẽ ngừng việc tu tập tâm linh. Bạn sẽ nản lòng đến nỗi không thể tụng dù chỉ một câu OM MANI PADME HUM. Do đó, khi cuộc sống bất hạnh, điều quan trọng là hãy giữ tâm vui vẻ hạnh phúc bằng cách sử dụng các vấn đề bất ổn của bạn vào con đường tu giác ngộ.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy quá phấn khởi khi thành đạt một việc gì, cuộc đời của bạn cũng trở nên bất ổn. Tâm bạn bị phân tán, và một khi tâm không bình ổn thì không thể tu tập tâm linh. Bạn cần thực hành chuyển hóa tâm, sao cho cảm giác đau khổ cũng như cảm giác hạnh phúc đều không trở thành chướng ngại của sự thành tựu con đường tu giác ngộ. Bạn cần giữ tâm hoan hỷ và tích cực, vì điều này sẽ giúp cho bạn có một tinh thần khỏe mạnh, và từ tinh thần khỏe mạnh sẽ đi đến thân thể khỏe mạnh.
Dĩ nhiên, có những người rất khỏe mạnh, sống lâu, cho dù họ đã làm nhiều hành vi bất thiện như giết mổ hàng loạt chúng sinh, không hề thực hành tịnh hóa và cũng không làm bất cứ việc thiện nào. Tuy nhiên, đấy không nhất thiết là một dấu hiệu tốt. Vì tất cả nghiệp xấu của họ vẫn được lưu giữ và sẽ kết quả trong tương lai, rồi kéo dài đến mức không thể tưởng tượng được. Cuộc đời hiện tại chỉ là ngắn ngủi như một chớp mắt khi so với tất cả các kiếp tái sinh tương lai hay so với thậm chí chỉ là một kiếp ở trong các cõi địa ngục. Ngoài việc mang đến khổ đau trong một thời gian dài vô cùng trong các cảnh giới thấp, nghiệp bất thiện này còn làm cho họ phải chịu đau khổ trong kiếp người trong nhiều ngàn kiếp sống về sau nữa.
Chuyển giao bệnh trầm cảm cho tự ngã
Phương thức thứ ba để trị bệnh trầm cảm là chuyển giao bệnh cho tự ngã của bạn. [Cách làm] việc làm này cũng tương tự như việc gánh chịu bệnh trầm cảm thay cho các chúng sinh khác. Đầu tiên, bạn hãy khảo sát nhân của bệnh trầm cảm. Cái gì đã khiến cho bạn phải chịu đựng bệnh trầm cảm này? Chính là tự ngã, là tư tưởng vị kỷ. Có một mối quan hệ tức thì giữa bệnh trầm cảm và tâm vị kỷ mãnh liệt. Về cơ bản, bạn bị trầm cảm chính là vì tự ngã không có được những gì nó muốn có hay mong đợi. Một điểm khác nữa cần được quan tâm là: bệnh trầm cảm có thể xảy ra vì trong quá khứ – hoặc vào một đời quá khứ hoặc trước đây trong đời này – do tâm vị kỷ thúc đẩy, bạn đã quấy nhiễu tâm của vị thầy tâm linh của bạn và bạn đã thối lui hay hủy bỏ lời thệ nguyện. Nhưng lý do này cũng vẫn cho thấy bệnh trầm cảm của bạn là do tự ngã. Chính tự ngã bắt buộc bạn phải gánh chịu bệnh trầm cảm.Trong kinh điển, khi giảng dạy về lợi ích của Phật tử tại gia thọ ngũ giới (không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) và những sự tổn hại nếu không giữ các giới đó, Đức Phật đã lưu ý rằng cảm xúc trầm uất bất ngờ bộc lộ mà không có nguyên nhân cụ thể nào cả thì đó chính là kết quả của hành vi tà dâm bất thiện mà người đó đã làm trong quá khứ. Kinh văn đề cập đến trạng thái trầm cảm bất ngờ xảy ra vào buổi chiều, nhưng cảm giác trầm cảm bất ngờ xảy ra vào buổi sáng khi bạn vừa thức giấc cũng giống như vậy. Mặc dù bạn không hề có lý do gì để cảm thấy thất vọng, nhưng bạn vẫn bất ngờ cảm thấy không vui, không hạnh phúc. Có khi tâm bạn đang vui nhưng bất ngờ thay đổi, như đám mây bất chợt che phủ mặt trời. Tôi cho rằng sự thay đổi như vậy là do nghiệp bất thiện mà bạn đã làm cho người khác mất hạnh phúc. Chính vì tự ngã mà tâm tham ái nổi lên, và rồi bạn phạm tội tà dâm bất thiện, và giờ đến bạn phải nhận kết quả là gánh chịu bệnh trầm cảm. Nhưng dù sao thì tất cả những điều đó cũng đều là xuất phát từ tự ngã.Sẽ rất có ích nếu bạn thỉnh thoảng tụng đọc bộ luận “Pháp luân vũ khí sắc bén” (The Wheel of Sharp Weapons) [của Dharmarakshita]. Điểm chính cần hiểu là: tâm vị kỷ đã tạo nên sự hoạt động của vũ khí nghiệp chướng sắc bén, và giờ đây, bạn cần phải chuyển vũ khí đó nhắm vào tâm vị kỷ, vì tâm này trước tiên đã gây cho bạn bệnh trầm cảm. Thay vì tự mình gánh chịu bệnh trầm cảm, bạn trả nó lại cho tự ngã và bệnh sẽ phá hủy hoàn toàn tự ngã. Hãy sử dụng bệnh trầm cảm của bạn như một trái bom nguyên tử để phá hủy kẻ thù bên trong là tâm vị kỷ. Khi đối mặt với kẻ thù trong cuộc chiến bạn sẽ dùng bất kỳ vũ khí gì để tiêu diệt chúng. Ở đây, bạn dùng bệnh trầm cảm của mình để tiêu diệt triệt để “cái tôi”, kẻ thù đích thực của bạn.Với phương pháp này, bệnh trầm cảm của bạn trở nên dược liệu tốt nhất để điều trị căn bệnh mạn tính của tâm, đó là tư tưởng vị kỷ, nó có sẵn trong tâm liên tục từ vô thỉ đến nay, và tác hại mà nó gây ra cũng có từ vô thỉ đến nay. Giờ đây, bệnh trầm cảm trở nên có ích, đặc biệt là cho sự phát sinh thực chứng Bồ-đề tâm; và bệnh sẽ cực kỳ quí báu, sẽ là cái mà bạn thực sự cần.
Tôi vừa đưa ra ba phương thức có năng lực mãnh liệt để đối phó với bệnh trầm cảm, nhưng bạn đừng cầu mong tình huống tự nó được giải quyết. Bạn cần nhận thức rằng bạn phải nỗ lực rất nhiều trong việc áp dụng các phương pháp này, vì khi tâm bạn không vui thì bạn dễ nản lòng và không muốn thực hành bất cứ sự tu tập tâm linh nào.
Phương thức đầu tiên là suy nghĩ về sự vô thường và cái chết, đặc biệt ghi nhớ rằng cuộc sống này chỉ còn một giây phút nữa thôi, rằng cái chết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Sự suy nghĩ như vậy sẽ chấm dứt ngay mọi sự luyến bám mong cầu, và bạn sẽ lập tức cảm thấy bình an trong tâm.
Phương thức thứ hai là hãy gánh chịu bệnh trầm cảm thay cho tất cả chúng sinh hữu tình.
Phương thức thứ ba là sử dụng bệnh trầm cảm như một quả bom để phá hủy kẻ thù của bạn là tự ngã. Vì một khi tự ngã không còn, bạn sẽ có được khoảng trống để phát triển Bồ-đề tâm. Như vậy, sự gánh chịu bệnh trầm cảm có thể giúp bạn hiện thực hóa Bồ-đề tâm. Việc loại trừ tự ngã – chướng ngại của Bồ-đề tâm – sẽ giúp bạn có khả năng thực chứng Bồ-đề tâm, và nhờ vào đó bạn sẽ hoàn tất con đường tu giác ngộ, chấm dứt mọi ô nhiễm thô và vi tế, đồng thời hoàn tất mọi thực chứng. Khi đó bạn mới có khả năng làm việc một cách hoàn hảo để phụng sự tất cả chúng sinh.
Với những phương cách này, bạn dùng bệnh trầm cảm để thành tựu ý nghĩa cao nhất của cuộc sống – tức là sự giác ngộ vì lợi lạc của tất cả chúng sinh. Cũng như nọc độc của rắn có thể được dùng để chế biến thành thuốc chữa rắn cắn, bệnh trầm cảm có thể được sử dụng để phát triển Bồ-đề tâm và giúp bảo vệ chống lại bệnh trầm cảm trong tương lai.
Hãy nhớ đến sự vô thường và cái chết
Phương pháp đầu tiên là hãy nhớ đến sự vô thường và cái chết. Hãy nhớ rằng, cái chết chắc chắn xảy đến, nhưng không biết lúc nào. Cuộc sống này rất ngắn ngủi; nó kéo dài chỉ trong một phút, một giây... Thay vì nghĩ rằng một thời gian lâu nữa mình mới chết, bạn hãy nghĩ rằng bạn có thể chết đột ngột ngay hôm nay, thậm chí trong vòng một giờ tới, hay chỉ một phút nữa thôi...Bạn hãy nghĩ đến sự vô thường và cái chết trong từng ngày, từng phút, từng giây... Mỗi buổi sáng khi thức dậy, bạn hãy vui vì mình còn sống, vui vì mình vẫn còn tấm thân người quí báu này, và rồi hãy nghĩ một cách chắc chắn rằng hôm nay mình sẽ chết. Không cần biết cái chết có xảy ra trong hôm nay hay không, bạn vẫn nên nghĩ rằng: “Tôi sắp chết trong ngày hôm nay” hay “Tôi sắp chết trong vòng một giờ tới”. Điều này giúp bạn trừ dứt tâm tham luyến, sự bám chấp vốn tạo ra rất nhiều khao khát mong cầu. Bệnh trầm cảm có liên quan mật thiết đến tâm tham luyến, mong cầu; bạn bị trầm cảm thất vọng vì không có được những gì mà tâm tham luyến của bạn muốn có. Do đó, bạn cần nghĩ rằng: “Tôi có thể chết hôm nay – thậm chí có thể chết trong vòng một giờ tới.” Hoặc thực sự quả quyết rằng: “Tôi sắp chết trong ngày hôm nay.” Hãy suy nghĩ rằng cuộc đời của mình rất ngắn ngủi và mình có thể chết dễ dàng; những suy nghĩ đó sẽ giúp trừ dứt tâm bám chấp mãnh liệt của bạn; sau đó bạn sẽ sống mà không còn lo âu sợ hãi.
.Hãy chịu đựng bệnh trầm cảm thay cho người khác
1 nhận xét:
Một bài thuốc bổ ích cho mọi lứa tuổi, em cóp dzìa châm cứu dần dần lão Bà Bà nha !
Chúc Cát iêu an lành bình yên (~_~)
Đăng nhận xét