(BÀI ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI THÁNG 2.1974)
Một học trò của cụ Đồ Bùi Hạnh Cẩn mới chuyển cho tôi một món quà. Cô bé úp úp mở mở...
"Cái gì của Ceasar thì trả lại cho Ceasar",
thôi ạ!"
Thật lòng, tôi bỏ trò viết lách từ rất lâu rồi... và quên tất cả những gì đã qua. Tôi đã quên cái truyện ngắn này từ lâu... như đã quên những năm tháng tuổi trẻ của mình đã có lần ước mong thành người viết! Cơm áo gạo tiền, công việc chồng chât với bao nhiêu áp lực đã khoả chìm tất cả.
Cô xin CÁM ƠN CHÁU NGUYỄN THANH THUỶ
truyện ngắn -
Hè năm 1968. Vừa về tới nhà, việc đầu tiên là tôi tìm xem mình có thư từ gì không. Tôi thấy ngay một cuộn giấy to và một bọc lớn đặt trên giá sách. Dòng chữ quen thuộc đập vào mắt: “Gửi Điệp”. Tôi hiểu Quang đã gửi cho tôi trước khi anh đi bộ đội. Thư Quang viết: “Điệp ạ. Thế là anh không thể gặp em trước ngày đi xa. Vội quá. Anh gửi lại em tập nháp luận văn và bán đồ án đang vẻ dở... ".
Quang là người yêu của tôỉ. Nói vậy cũng không quá. Chúng tôi học cùng từ hồi lớp sáu. Mấy năm qua, tình cảm chúng tôi càng gắn bỏ nhau hơn. Gia đình hai bên đều thương bọn tôi như con. Nhà Quang ớ chợ Hôm, nhà tôi gần Ba Đình, chỗ gặp nhau của chúng tôi thường là Thư viện nhân dân hay thư viện nhà trường.
Quang là người yêu của tôỉ. Nói vậy cũng không quá. Chúng tôi học cùng từ hồi lớp sáu. Mấy năm qua, tình cảm chúng tôi càng gắn bỏ nhau hơn. Gia đình hai bên đều thương bọn tôi như con. Nhà Quang ớ chợ Hôm, nhà tôi gần Ba Đình, chỗ gặp nhau của chúng tôi thường là Thư viện nhân dân hay thư viện nhà trường.
Tôi ngồi vào bàn học, lần giở bọc bản nháp luận văn của anh, ngay trang đầu có một dòng chữ nắn nót: “Ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn... "
– Con khỏng tắm rửa gì à?
Mẹ tôi từ ngoài vào hỏi.
– Dạ – Tôi chợt tỉnh
– Quang nó gửi cho con đấy. Nó nhận được giấy hôm trước, hôm sau đi ngay. Nó đạp xe từ Vĩnh Phú về, đưa cho mẹ rồi hấp tấp đi luôn.
- Anh ấy vui không hả mẹ?
– Còn phải nói. Thế nó không nói gì với con à?
– Dạ có, nhưng đây là thư. Con muốn biết tháí độ thật của anh ấy.
- Thì mày chả thấy lần nào về nó cũng dọa mày đi bộ đội đấy à? - Mẹ tôi hơi gắt.
Có lẽ mẹ tôi tưởng tôi nghi ngờ Quang. Thực ra tôi chỉ muốn biết thêm về anh một chút thôi. Còn gì mà không tin anh nữa kia chứ ?
Mẹ tôi từ ngoài vào hỏi.
– Dạ – Tôi chợt tỉnh
– Quang nó gửi cho con đấy. Nó nhận được giấy hôm trước, hôm sau đi ngay. Nó đạp xe từ Vĩnh Phú về, đưa cho mẹ rồi hấp tấp đi luôn.
- Anh ấy vui không hả mẹ?
– Còn phải nói. Thế nó không nói gì với con à?
– Dạ có, nhưng đây là thư. Con muốn biết tháí độ thật của anh ấy.
- Thì mày chả thấy lần nào về nó cũng dọa mày đi bộ đội đấy à? - Mẹ tôi hơi gắt.
Có lẽ mẹ tôi tưởng tôi nghi ngờ Quang. Thực ra tôi chỉ muốn biết thêm về anh một chút thôi. Còn gì mà không tin anh nữa kia chứ ?
Tôi cười :
– Mẹ chỉ bênh anh ấy thôi.
– Thẽ thì phải nói xấu nó à? – Mẹ tôi đi ra cửa quay lại giục:
– Mẹ chỉ bênh anh ấy thôi.
– Thẽ thì phải nói xấu nó à? – Mẹ tôi đi ra cửa quay lại giục:
- Đi tắm đi, nước đầy rồi đấy!
Tôi thầm cảm ơn mẹ và đi ra phía nhà tắm. Cái lối hành lang quen thuộc chúng tôi đã từng bật đèn học đến khuya. Tôi buồn cười, tự trách mình: Vớ vẩn, cái gì cũng nhớ….
Khi đó tôi đang học năm thứ tư trường Đại học Y khoa. Còn hai năm nữa tôi ra trường. Vào thời gian ấy, chẳng cứ gì một trường Đại học nào, một lớp nào, sơ tán ở Thái Nguyên hay Hà Bắc, Ban giám hiệu cũng nhận được hàng tập đơn xin đi bộ đội của sinh viên, nam có, nữ có, năm thứ nhất có, năm thứ hai có và sắp tốt nghiệp như Quang cũng có. Chúng tôi hiểu như một lẽ tự nhiên về việc ra đi của các bạn.
Năm l970. Tôi tốt nghiệp. Trước đó tội lại nhận được thư Quang từ chiến trường. Anh báo với tôi:
“….Anh sắp sửa rời tuyến lửa, nhớ đồng đội lắm, nhưng cũng vui vì sắp được gặp em (em bảo thế có mâu thuẫn không?) Điệp ạ, anh được lệnh về học lại. Em chuẩn bị gì cho mùa hè hàn huyên, mùa hè chấm dứt đời cắp sách của em thế? "
Tôi hiểu anh muốn nói gì. Và tôi cũng chẳng biết chuẩn bị gì cho hè này cả. Vì sau khi ra trường một tuần thì chúng tôi được lệnh đi khám sức khỏe tuyển quân. Tôi bấn lên. Chả hiểu bao giờ Quang mới về. Tôi hy vọng anh về sớm hơn, về kịp thời gian tôi còn ở Hà Nội.
Hai năm xa nhau, ngắn hay dài? Tôi chẳng biết nghĩ gì, chỉ từng ngày đợi anh về.
Ngày hè như dài ra mà cả tháng hè thì ngắn lại. Một tháng trôi đi chóng vánh, tôi lên đường nhập ngũ; còn anh, anh không về mà cũng chẳng có thư từ gì. Tôi hiểu ở bộ đội có nhiều lệnh đột xuất, và thư từ thời chiến này chắc cũng khó khăn nhưng lý do nào cũng không làm tôi bớt buồn phiền. Khi đeo ba - lô lên vai, mẹ tôi hỏi:
- Nếu Quang về… con không dặn gì nó à?
Tôi ấm ức:
- Dặn gì hả mẹ? Anh ấy… - Tôi cắn chặt môi và suýt òa lên khóc. Nỗi buồn vì xa mẹ, nỗi giận Quang dồn ứ làm tôi thấy nghèn nghẹn:
- Con đi mẹ nhé!
- Giữ cho khỏe và cẩn thận con ạ!
Tôi thấy mẹ quay mặt lại phía sau, tôi cũng không quay mặt lại, cắm cổ bước.
... Sân trường đã đông nghịt người, bọn bạn tôi, đứa đi đứa ở lại tíu tít. Còn mấy phút nữa xe chạy thì từ phía cổng trường một chiếc xe đạp lao như tên bắn về phía chúng tôi, mặc dù trường tôi quy định “Ra vào xuống xe”. Người đi xe là một anh bộ đội đen, chắc nịch, có lẽ có việc gì nên mới vội vã thế. Tôi thấy anh bộ đội hỏi gì một chị bạn, và khi cả hai quay mặt nhìn về phía tôi thì tôi gạt nhanh mấy bạn đứng phía trước, chạy ùa ra:
– Anh Quang!
Tiếng kêu của tôi làm cả toán ngạc nhiên, nhất là mấy đứa đứng gần, tất cả đổ xô mắt về phía tôi làm chúng tôi đỏ mặt. Quang nhìn tôi không nói gì, tôi chỉ thấy mắt anh chớp nhanh và anh cười.
- Anh về khi nào?
– Anh xin lỗi em vì không đúng hẹn. Hôm nay em đi à?
Anh ấy hỏi thừa thế. Tôi cười, và anh cũng cườỉ. Tiếng người giục lên xe. Đồng chí phụ trách Đoàn đi lại phía tôi. Tôi ngước mắt chào Quang, quay người định bước thì đồng chí phụ trách đã đến bên:
- Điệp ạ, hay em ở lại với Quang. Trước khi em đi, Quang chưa về chứ gì? Mai em theo địa chỉ này tới sau vậy.
Tôi thầm cảm ơn mẹ và đi ra phía nhà tắm. Cái lối hành lang quen thuộc chúng tôi đã từng bật đèn học đến khuya. Tôi buồn cười, tự trách mình: Vớ vẩn, cái gì cũng nhớ….
Khi đó tôi đang học năm thứ tư trường Đại học Y khoa. Còn hai năm nữa tôi ra trường. Vào thời gian ấy, chẳng cứ gì một trường Đại học nào, một lớp nào, sơ tán ở Thái Nguyên hay Hà Bắc, Ban giám hiệu cũng nhận được hàng tập đơn xin đi bộ đội của sinh viên, nam có, nữ có, năm thứ nhất có, năm thứ hai có và sắp tốt nghiệp như Quang cũng có. Chúng tôi hiểu như một lẽ tự nhiên về việc ra đi của các bạn.
Năm l970. Tôi tốt nghiệp. Trước đó tội lại nhận được thư Quang từ chiến trường. Anh báo với tôi:
“….Anh sắp sửa rời tuyến lửa, nhớ đồng đội lắm, nhưng cũng vui vì sắp được gặp em (em bảo thế có mâu thuẫn không?) Điệp ạ, anh được lệnh về học lại. Em chuẩn bị gì cho mùa hè hàn huyên, mùa hè chấm dứt đời cắp sách của em thế? "
Tôi hiểu anh muốn nói gì. Và tôi cũng chẳng biết chuẩn bị gì cho hè này cả. Vì sau khi ra trường một tuần thì chúng tôi được lệnh đi khám sức khỏe tuyển quân. Tôi bấn lên. Chả hiểu bao giờ Quang mới về. Tôi hy vọng anh về sớm hơn, về kịp thời gian tôi còn ở Hà Nội.
Hai năm xa nhau, ngắn hay dài? Tôi chẳng biết nghĩ gì, chỉ từng ngày đợi anh về.
Ngày hè như dài ra mà cả tháng hè thì ngắn lại. Một tháng trôi đi chóng vánh, tôi lên đường nhập ngũ; còn anh, anh không về mà cũng chẳng có thư từ gì. Tôi hiểu ở bộ đội có nhiều lệnh đột xuất, và thư từ thời chiến này chắc cũng khó khăn nhưng lý do nào cũng không làm tôi bớt buồn phiền. Khi đeo ba - lô lên vai, mẹ tôi hỏi:
- Nếu Quang về… con không dặn gì nó à?
Tôi ấm ức:
- Dặn gì hả mẹ? Anh ấy… - Tôi cắn chặt môi và suýt òa lên khóc. Nỗi buồn vì xa mẹ, nỗi giận Quang dồn ứ làm tôi thấy nghèn nghẹn:
- Con đi mẹ nhé!
- Giữ cho khỏe và cẩn thận con ạ!
Tôi thấy mẹ quay mặt lại phía sau, tôi cũng không quay mặt lại, cắm cổ bước.
... Sân trường đã đông nghịt người, bọn bạn tôi, đứa đi đứa ở lại tíu tít. Còn mấy phút nữa xe chạy thì từ phía cổng trường một chiếc xe đạp lao như tên bắn về phía chúng tôi, mặc dù trường tôi quy định “Ra vào xuống xe”. Người đi xe là một anh bộ đội đen, chắc nịch, có lẽ có việc gì nên mới vội vã thế. Tôi thấy anh bộ đội hỏi gì một chị bạn, và khi cả hai quay mặt nhìn về phía tôi thì tôi gạt nhanh mấy bạn đứng phía trước, chạy ùa ra:
– Anh Quang!
Tiếng kêu của tôi làm cả toán ngạc nhiên, nhất là mấy đứa đứng gần, tất cả đổ xô mắt về phía tôi làm chúng tôi đỏ mặt. Quang nhìn tôi không nói gì, tôi chỉ thấy mắt anh chớp nhanh và anh cười.
- Anh về khi nào?
– Anh xin lỗi em vì không đúng hẹn. Hôm nay em đi à?
Anh ấy hỏi thừa thế. Tôi cười, và anh cũng cườỉ. Tiếng người giục lên xe. Đồng chí phụ trách Đoàn đi lại phía tôi. Tôi ngước mắt chào Quang, quay người định bước thì đồng chí phụ trách đã đến bên:
- Điệp ạ, hay em ở lại với Quang. Trước khi em đi, Quang chưa về chứ gì? Mai em theo địa chỉ này tới sau vậy.
“Lại đứa nào mách rồi đây”. Tôi nghĩ bụng, Quang bước lên phía trước tôi :
- Cứ để Điệp đi anh ạ, nhưng mà nếu có thể...
- Nếu có thể thì cho Điệp về chứ gì. Đồng chí phụ trách Đoàn nhìn chúng tòi cười hóm hỉnh. Cả hai chúng tôi bẽn lẽn.
- Cứ để Điệp đi anh ạ, nhưng mà nếu có thể...
- Nếu có thể thì cho Điệp về chứ gì. Đồng chí phụ trách Đoàn nhìn chúng tòi cười hóm hỉnh. Cả hai chúng tôi bẽn lẽn.
- Thôi. Điệp đi đi.
– Vâng. Nếu có thể, em sẽ xin phép về...
Tôi bước nhanh và lên xe một cách nhẹ nhàng, bọn chúng đã nhường cho tôi một chỗ ở phía trên và gần cửa xe. Từ chỗ ấy, tôi có thể nhìn thấy Quang của tôi một cách rõ ràng. Hai năm xa anh mà tôi thấy như mới hôm nào anh đứng đó, gần gũi, thân thuộc...
Xe từ từ chuyển bánh. Trong mấy trăm bàn tay vẫy bọn tôi, tôi nhận ra anh, cái bàn tay to, đen vượt hẳn lên khỏi những bàn tay thầy thuốc. Bọn bạn tôi khích tôi:
– Thế là bây giờ lại thêm một "bản đồ án bỏ dở" nữa rồi.
– Bọn mày chỉ vớ vẩn.
- Còn vớ vẩn gì nữa. Xin phép mà về thôi.
Tôi chẳng nói gì. Những lúc này im lặng là thượng sách, vì có nói cũng chẳng lại với bọn chúng nó. Chúng nó trêu tôi suốt dọc đường, trêu trong bữa ăn tối, và khi tôi ở nhà tắm về thì thấy đầu giường mình có mấy chiếc phong bì và giấy viết thư.
– Vâng. Nếu có thể, em sẽ xin phép về...
Tôi bước nhanh và lên xe một cách nhẹ nhàng, bọn chúng đã nhường cho tôi một chỗ ở phía trên và gần cửa xe. Từ chỗ ấy, tôi có thể nhìn thấy Quang của tôi một cách rõ ràng. Hai năm xa anh mà tôi thấy như mới hôm nào anh đứng đó, gần gũi, thân thuộc...
Xe từ từ chuyển bánh. Trong mấy trăm bàn tay vẫy bọn tôi, tôi nhận ra anh, cái bàn tay to, đen vượt hẳn lên khỏi những bàn tay thầy thuốc. Bọn bạn tôi khích tôi:
– Thế là bây giờ lại thêm một "bản đồ án bỏ dở" nữa rồi.
– Bọn mày chỉ vớ vẩn.
- Còn vớ vẩn gì nữa. Xin phép mà về thôi.
Tôi chẳng nói gì. Những lúc này im lặng là thượng sách, vì có nói cũng chẳng lại với bọn chúng nó. Chúng nó trêu tôi suốt dọc đường, trêu trong bữa ăn tối, và khi tôi ở nhà tắm về thì thấy đầu giường mình có mấy chiếc phong bì và giấy viết thư.
Mười ngày Quang ớ Hà Nội là mười ngày tôi phải học điều lệ tác phong, không thể xin về được. Tôi tranh thủ vào buổi tối về thăm Quang. Và tất nhiên, chúng tôi không tổ chức cưới được (cái "bản đồ án bỏ dở thứ hai" mà bọn bạn tôi nói là như vậy). Chuyện học của Quang cũng bị chúng tôi quên mất trong những câu chuyện ngắn ngủi. Một hôm chợt nhớ ra, tôi hỏi Quang:
- Thế bao giờ anh tập trung?
- Tập trung gì? - Quang ngạc nhiên.
- Ơ - Tôi cũng ngạc nhiên không kém – Thế anh không đi học à ?
- Ơ - Quang cũng "ơ" theo – thế em không nhận được thư anh à?
- Không. Thư nào cơ?
- Thư anh báo là anh không đi học nữa ấy.
Và Quang nói với tôi tại sao anh lại không đi học nữa. Anh bảo:
- Đơn vị đang chuẩn bị bước vào đợt huấn luyện mới, và lại là huấn luyện công binh. Kiến thức của anh cần cho đợt này.
- Thế càng hay chứ sao anh.
- Sau đó, chúng tôi lại mỗi đứa một ngả. Khi anh đi rồi, bọn bạn quái quỷ lại xô vào trêu tôi: “Ôi! Thương ơi, ai hoàn thành cho "bản đồ án thứ hai bỏ dở"này nhi ?”.
- Tập trung gì? - Quang ngạc nhiên.
- Ơ - Tôi cũng ngạc nhiên không kém – Thế anh không đi học à ?
- Ơ - Quang cũng "ơ" theo – thế em không nhận được thư anh à?
- Không. Thư nào cơ?
- Thư anh báo là anh không đi học nữa ấy.
Và Quang nói với tôi tại sao anh lại không đi học nữa. Anh bảo:
- Đơn vị đang chuẩn bị bước vào đợt huấn luyện mới, và lại là huấn luyện công binh. Kiến thức của anh cần cho đợt này.
- Thế càng hay chứ sao anh.
- Sau đó, chúng tôi lại mỗi đứa một ngả. Khi anh đi rồi, bọn bạn quái quỷ lại xô vào trêu tôi: “Ôi! Thương ơi, ai hoàn thành cho "bản đồ án thứ hai bỏ dở"này nhi ?”.
Tôi chỉ cười trừ.
Tôi thường hay nhớ lại những cuộc gặp gỡ của chúng tôi sau hai năm, bất giác tôi bật cười thành tiếng. Tôi đã ngốn bao nhiêu là tiểu thuyết nhưng chẳng tim thấy cuộc gặp gỡ của hai người yêu nhau nào lại như chúng tôi cả, cũng chẳng có người con gái nào lại vô duyên như tôi cả. Một lần Quang hỏi tôi:
- Em có hay nhớ tới anh không?
Tôi trả lời anh thế này:
- Một nhà thơ nào đó viết: “Em nhớ anh chẳng kể tháng kể ngày". Thật ra thì em chẳng làm được thế đâu, nhất là những lúc học thi thì càng ít nhớ nữa.
Tôi theo dõi sự thay đổi trên nét mặt anh và tiếp:
– Ai mà nhớ người yêu chẳng kể tháng kể ngày thì chỉ là kẻ vô công rồi nghề thôi.
– Nếu kẻ đó là anh.
– Em không tin.
Ừ nhỉ? Sao trong sách họ viết thường những lúc ấy người con gái phải nói: “Em nhớ anh lắm" chứ, sao tôi lại ngớ ngẩn thẽ?...
Nếu câu chuyện yêu đương của chúng tôi không ngộ nghĩnh thế thì bọn bạn tôi chẳng làm cái đề tài nói dọc đường hành quân vào chiến trường sau này. Chúng tôi chuẩn bị ra đi hàng sáu bảy tháng. Thời gian ấy Quang cũng ở ngoài hậu phương. Chúng tôi thường viết thư cho nhau luôn. Tôi mách với anh chuyện bọn nó gọi tôi là “Hai bỏ dở...", tôi kể cho anh nghe cái bỡ ngỡ của một cô sinh viên trong những ngày đầu ở quân đội, và tất nhiên tôi không quên nhắc lại những ý nghĩ buồn cười của mình...
Anh gửi cho tôi nhiều thư hơn, có lẽ khi yêu nhau, người con trai thích viết thư hơn thì phải. Anh kể cho tôi nghe những kiến thức hồi học ờ trường được áp dụng thế nào, anh “thuyết” tôi cách rèn luyện bản lĩnh, lòng dũng cảm. “Lòng dũng cảm của con người cha mẹ sinh ra đâu đã có. Nó do rèn luyện thôi em ạ. Có phải những người ”nhằm thẳng vào quân thù mà bắn” là những ngýời dũng cảm từ thuở lọt lòng đâu? Anh cũng vậy, khi nghe đạn réo bên tai lần đầu cũng sợ chết khiểp. Song nó quen dần đi, cô em bé bóng ạ”.
Anh viết cho tôi trong một bức thư dài và làm như tôi thiếu dũng cảm lắm không bằng. Anh còn dặn dò tôi cách gìữ sức khỏe. Có lẽ anh quên mất tôi đã là một cứu thương trong những ngày hè 1966, và bây giờ là người đang bảo vệ sức khỏe cho mọi người? Anh chu đáo và kỹ vậy ?
Anh viết cho tôi trong một bức thư dài và làm như tôi thiếu dũng cảm lắm không bằng. Anh còn dặn dò tôi cách gìữ sức khỏe. Có lẽ anh quên mất tôi đã là một cứu thương trong những ngày hè 1966, và bây giờ là người đang bảo vệ sức khỏe cho mọi người? Anh chu đáo và kỹ vậy ?
Rồi trước khi chúng tôi lên đường thì anh cũng ra đi
...
Chúng tôi đến trạm giao liên đầu tiên vào những ngày mưa phùn. Tăng võng ẩm, khó ngủ, tôi trằn trọc. Thanh nằm cạnh tôi nói với sang:
– Này, chưa biết chừng Quang vừa rời nơi này thì bọn mình đến.
– Chỉ đoán xằng-–Tuy nói vậy song tôi cũng hy vọng.
- Thật mà. Mình nghe mấy bà ờ trạm nói với nhau: “Giá đoàn quân y đi sớm một chút cùng với đoàn công bình thì hay bao nhiêu, bọn mình khỏi phải cử người dẫn đường hai lần”. Thế mà lại, biết đâu, đó chẳng là đoàn của Quang...
– Ai mà tin được. Ừ! Nhưng cũng có thể chứ Thanh nhỉ, trên đời thiếu gì chuyện ngẫu nhiên.
– Thế gặp ờ đây thì sao?
Tôi không thấy mặt Thanh nhưng đoán là cô ta đang mim cười. Tôi trả lời ngay:
- Thì càng vui chứ sao?
- Thế có định hoàn thành bản đồ án nào trong rừng Trường Sơn không thế? – Thanh hỏi trong tiếng cuời.
- Mày chỉ vớ vẩn, giữa trạm giao liên mà còn...
- Nhỡ gặp thật thì sao –Thanh không cười nữa, giọng êm dịu tâm sự – Trong cuộc chiến đấu này biết bao nhiều chuyện tình cờ. Như tao đấy, tao có ngờ đâu địa điểm tập kết của chúng mình lại là nơi anh ấy đang sống.
– Chúng mày xa nhau ba năm rồi nhỉ?
Thanh không trả lời tôi tiếp tục ý nghĩ của mình:
– Không biết thế nào Điệp nhỉ, mày và Quang và cả chúng tao, rồi bao nhiên người nữa... Cái hạnh phúc riêng và tình yêu trong lửa đạn này nó mới thiêng liêng làm sao…
Giá lúc khác thì tôi đã cười, nhưng bây giờ thì tôi xúc động không kém gì Thanh. Ừ ! Thanh nói đúng. Chúng tôi rời Hà Nội giữa ngày Tết đến, chúng tôi mang theo đất trời Hà Nội vào chiến trường, trên khắp con đường, gặp ai cũng hỏi: “Hà Nội ăn Tết vui không”... Và như tôi hay như Thanh, chúng tôi đang bước trên con đường các anh ấy đã đi….
...
Chúng tôi đến trạm giao liên đầu tiên vào những ngày mưa phùn. Tăng võng ẩm, khó ngủ, tôi trằn trọc. Thanh nằm cạnh tôi nói với sang:
– Này, chưa biết chừng Quang vừa rời nơi này thì bọn mình đến.
– Chỉ đoán xằng-–Tuy nói vậy song tôi cũng hy vọng.
- Thật mà. Mình nghe mấy bà ờ trạm nói với nhau: “Giá đoàn quân y đi sớm một chút cùng với đoàn công bình thì hay bao nhiêu, bọn mình khỏi phải cử người dẫn đường hai lần”. Thế mà lại, biết đâu, đó chẳng là đoàn của Quang...
– Ai mà tin được. Ừ! Nhưng cũng có thể chứ Thanh nhỉ, trên đời thiếu gì chuyện ngẫu nhiên.
– Thế gặp ờ đây thì sao?
Tôi không thấy mặt Thanh nhưng đoán là cô ta đang mim cười. Tôi trả lời ngay:
- Thì càng vui chứ sao?
- Thế có định hoàn thành bản đồ án nào trong rừng Trường Sơn không thế? – Thanh hỏi trong tiếng cuời.
- Mày chỉ vớ vẩn, giữa trạm giao liên mà còn...
- Nhỡ gặp thật thì sao –Thanh không cười nữa, giọng êm dịu tâm sự – Trong cuộc chiến đấu này biết bao nhiều chuyện tình cờ. Như tao đấy, tao có ngờ đâu địa điểm tập kết của chúng mình lại là nơi anh ấy đang sống.
– Chúng mày xa nhau ba năm rồi nhỉ?
Thanh không trả lời tôi tiếp tục ý nghĩ của mình:
– Không biết thế nào Điệp nhỉ, mày và Quang và cả chúng tao, rồi bao nhiên người nữa... Cái hạnh phúc riêng và tình yêu trong lửa đạn này nó mới thiêng liêng làm sao…
Giá lúc khác thì tôi đã cười, nhưng bây giờ thì tôi xúc động không kém gì Thanh. Ừ ! Thanh nói đúng. Chúng tôi rời Hà Nội giữa ngày Tết đến, chúng tôi mang theo đất trời Hà Nội vào chiến trường, trên khắp con đường, gặp ai cũng hỏi: “Hà Nội ăn Tết vui không”... Và như tôi hay như Thanh, chúng tôi đang bước trên con đường các anh ấy đã đi….
Cả hai chúng tôi im lặng, mỗi đứa theo đuổi ý nghĩ riêng của mình, và dần dần giấc ngủ đến khép mi tôi lại.
Sớm sau tôi dậy thì cả trạm giao liên đã ồn lên câu chuyện người yêu tôi vừa đi được ba phút thì tôi đến. Có người còn nói y như thật là: “Anh ấy đi ở cuối hàng quân. Điệp thấy giống nhưng không dám nhận, sợ lầm…” Tôi ngượng song thấy mọi người vui với hạnh phúc mà do họ tưởng tượng cho tôi tôi thấy vui vui.
***
Bệnh viện của chúng tôi phân đi các tuyển bám sát các đơn vị mở đường. Với tôi, đây là niềm hân hoan riêng mà dù cố giấu, nó cũng lộ ra mặt. Tôi được phân công về đoàn công binh X – đoàn xung kích đang mở đường phía tây, một trọng điềm ác liệt nhất.
Bệnh xá của chúng tôi đơn sơ, tốp chúng tôi về đây có mình tôi là nữ, mà lại là con gái Hà Nội cho nên sự bỡ ngỡ của tôi càng nhiều; các đồng chí xung quanh tận tình chỉ bảo tôi đến nơi đến chốn. Người thì dậy tôi lúc nào nên lấy nước ở khe đá nhiều mà nhanh nhất, người thì khâu giúp tôi chiếc khẩu trang bịt cả mặt, chỗ mắt chừa bằng hai miếng mi-ca mỏng dính vào. Đầu giường tôi thỉnh thoảng có một bàn tay bí mật nào đó đặt vào một vài cuốn truyện hoặc thơ, một trái cây rừng, khi thì bông hoa hay cái kẹo hiếm hoi ở vùng đất lửa này.
Sớm sau tôi dậy thì cả trạm giao liên đã ồn lên câu chuyện người yêu tôi vừa đi được ba phút thì tôi đến. Có người còn nói y như thật là: “Anh ấy đi ở cuối hàng quân. Điệp thấy giống nhưng không dám nhận, sợ lầm…” Tôi ngượng song thấy mọi người vui với hạnh phúc mà do họ tưởng tượng cho tôi tôi thấy vui vui.
***
Bệnh viện của chúng tôi phân đi các tuyển bám sát các đơn vị mở đường. Với tôi, đây là niềm hân hoan riêng mà dù cố giấu, nó cũng lộ ra mặt. Tôi được phân công về đoàn công binh X – đoàn xung kích đang mở đường phía tây, một trọng điềm ác liệt nhất.
Bệnh xá của chúng tôi đơn sơ, tốp chúng tôi về đây có mình tôi là nữ, mà lại là con gái Hà Nội cho nên sự bỡ ngỡ của tôi càng nhiều; các đồng chí xung quanh tận tình chỉ bảo tôi đến nơi đến chốn. Người thì dậy tôi lúc nào nên lấy nước ở khe đá nhiều mà nhanh nhất, người thì khâu giúp tôi chiếc khẩu trang bịt cả mặt, chỗ mắt chừa bằng hai miếng mi-ca mỏng dính vào. Đầu giường tôi thỉnh thoảng có một bàn tay bí mật nào đó đặt vào một vài cuốn truyện hoặc thơ, một trái cây rừng, khi thì bông hoa hay cái kẹo hiếm hoi ở vùng đất lửa này.
Mấy lần tôi xin xuống lán ở với chị em cho vui nhưng không được. Nằm một mình đêm đêm nghe tiếng bom nổ, tiếng mìn phá đá, tôi càng yêu tiếng xe ầm ì, những chuyến xe chạy trên đường nặng tình Nam Bắc, những chiếc xe chạy trên con đường mà bao nhiêu chiến sĩ đem máu và mồ hôi mình ra gìn giữ và trong những người đó có người yêu của tôi.
Nằm môt mình, tôi nhớ Hà Nội, nhớ mẹ, và nỗi nhớ ấy thành niềm khao khát gặp Quang. Ngày ngày, thương binh chuyển tới, các anh đau, tôi thấy như chính mình đau nhưng không bao giờ nghe một tiếng kêu, chỉ nhin vết hằn trên môi, mồ hôi vã ra, tôi cũng đoán được… Các anh là những bài học sinh động của lòng dũng cảm, chắc các anh cũng có người yêu, và các anh cũng không xấu hổ khi viết thư cho người yêu: "Lòng dũng cảm của con người không phải cha mẹ sinh ra đã có". Tôi yêu các anh như người thân, tôi càng yêu nghề của người yêu, yêu cái bệnh xá đơn sơ đặt trong hang đá giữa một nơi mà tiếng bom thay tiếng chim kêu mỗi buổi sớm chiều…
Nằm môt mình, tôi nhớ Hà Nội, nhớ mẹ, và nỗi nhớ ấy thành niềm khao khát gặp Quang. Ngày ngày, thương binh chuyển tới, các anh đau, tôi thấy như chính mình đau nhưng không bao giờ nghe một tiếng kêu, chỉ nhin vết hằn trên môi, mồ hôi vã ra, tôi cũng đoán được… Các anh là những bài học sinh động của lòng dũng cảm, chắc các anh cũng có người yêu, và các anh cũng không xấu hổ khi viết thư cho người yêu: "Lòng dũng cảm của con người không phải cha mẹ sinh ra đã có". Tôi yêu các anh như người thân, tôi càng yêu nghề của người yêu, yêu cái bệnh xá đơn sơ đặt trong hang đá giữa một nơi mà tiếng bom thay tiếng chim kêu mỗi buổi sớm chiều…
Vì ngượng, và cũng vi bí mật quân sự, tôi không dám hỏi thăm có Quang ở đây không, nhưng tại sao tôi vẫn tin là Quang ở nơi đây, và chúng tôi sẽ gặp nhau .
Một hôm, đi xuống đơn vị về, tôi thấy trên đầu giường tôi có cuốn Thơ Puskin. Tôi như vớ được vàng, lật vội. Nhưng dòng chữ đầu tiên làm tôi chững lại : “Tặng Quang của VĐ”. Ngày tháng ghi đúng là ngày tôi tặng Quang trước lúc chúng tôi xa nhau. Sao lại có chuyện ngẫu nhiên thế này được? Nhưng chắc không phải Quang mang đến. Nếu biết tôi ở đây thế nào anh cũng tìm tôi hoặc ít ra để lại cho tôi vài chữ. Tôi lật tiếp: “Kính biếu các đồng chí kỷ niệm nhỏ nhưng quý báu của tôi”. Tôi chợt hiểu, anh không muốn giữ gì cho mình cả, kể cả tập thơ mà tôi nài mãi mấy chú bên nhà xuất bản mới cho, anh rất quý nhưng cũng khỏng muốn nó là tài sản cả nhân.
Một ý nghĩ thoáng nhanh, tôi đoán ra người đem cho mình, rồi vụt chạy sang hầm thủ trướng.
– Báo cáo, nếu thủ trưởng rảnh, cho tôi gặp vài phút ạ.
Một hôm, đi xuống đơn vị về, tôi thấy trên đầu giường tôi có cuốn Thơ Puskin. Tôi như vớ được vàng, lật vội. Nhưng dòng chữ đầu tiên làm tôi chững lại : “Tặng Quang của VĐ”. Ngày tháng ghi đúng là ngày tôi tặng Quang trước lúc chúng tôi xa nhau. Sao lại có chuyện ngẫu nhiên thế này được? Nhưng chắc không phải Quang mang đến. Nếu biết tôi ở đây thế nào anh cũng tìm tôi hoặc ít ra để lại cho tôi vài chữ. Tôi lật tiếp: “Kính biếu các đồng chí kỷ niệm nhỏ nhưng quý báu của tôi”. Tôi chợt hiểu, anh không muốn giữ gì cho mình cả, kể cả tập thơ mà tôi nài mãi mấy chú bên nhà xuất bản mới cho, anh rất quý nhưng cũng khỏng muốn nó là tài sản cả nhân.
Một ý nghĩ thoáng nhanh, tôi đoán ra người đem cho mình, rồi vụt chạy sang hầm thủ trướng.
– Báo cáo, nếu thủ trưởng rảnh, cho tôi gặp vài phút ạ.
Tham mưu trưởng – Người rất yêu thơ, mỉm cười nhìn tôi:
– Việc gì vậy ?
– Việc riêng thôi ạ. Quyển sách này - Tôi đưa quyển thơ cho tham mưu trướng - Có phải đồng chí đem cho tôi không ạ?
– À, thể thôi à, tôi đem thì sao nào ?
– Dạ không tôi … tôi – Tôi cố lấy hết can đảm mà cảm thấy người nóng bừng - Tôi muốn hỏi người tặng quyển sách này là ai ạ?
Đồng chí tham mưu trường đỡ quyền sách và nhìn tôi, chắc đồng chí đã thấy hết sự lúng túng của tôi.
- À, à, cậu Quang người Hà Nội đấy, ở đại đội 4, một kỹ sư với hai bản đồ án bỏ dở... “.
– Việc gì vậy ?
– Việc riêng thôi ạ. Quyển sách này - Tôi đưa quyển thơ cho tham mưu trướng - Có phải đồng chí đem cho tôi không ạ?
– À, thể thôi à, tôi đem thì sao nào ?
– Dạ không tôi … tôi – Tôi cố lấy hết can đảm mà cảm thấy người nóng bừng - Tôi muốn hỏi người tặng quyển sách này là ai ạ?
Đồng chí tham mưu trường đỡ quyền sách và nhìn tôi, chắc đồng chí đã thấy hết sự lúng túng của tôi.
- À, à, cậu Quang người Hà Nội đấy, ở đại đội 4, một kỹ sư với hai bản đồ án bỏ dở... “.
Tham mưu trưởng cười lớn giải thích thêm:
– Đồng hương mà, dễ thòng cảm. Thế còn V. Đ. là ai, là Vân Điệp, là đồng chí chứ gì? Sao không nói sớm hả, hả?
Đồng chí làm tôi phát hoảng. Tôi lúng túng:
- Dạ, dạ chả là...
- Thôi, ngày mai cho xuống đại đội 4 đấy. Tôi có việc qua đó... đồng chí sắp xếp công tác đi.
– Mấy giờ ạ?
– 17 giờ đến 18 giờ được không?
– Báo cáo rõ.
Tôi chẳng kịp chào tham mưu trường, nhảy chân sáo ra khỏi hầm, mấy đồng chí báo vụ viên nhìn tôi ngạc nhiên. Tôi sực nhớ ra, cố gìữ bình tĩnh.
– Đồng hương mà, dễ thòng cảm. Thế còn V. Đ. là ai, là Vân Điệp, là đồng chí chứ gì? Sao không nói sớm hả, hả?
Đồng chí làm tôi phát hoảng. Tôi lúng túng:
- Dạ, dạ chả là...
- Thôi, ngày mai cho xuống đại đội 4 đấy. Tôi có việc qua đó... đồng chí sắp xếp công tác đi.
– Mấy giờ ạ?
– 17 giờ đến 18 giờ được không?
– Báo cáo rõ.
Tôi chẳng kịp chào tham mưu trường, nhảy chân sáo ra khỏi hầm, mấy đồng chí báo vụ viên nhìn tôi ngạc nhiên. Tôi sực nhớ ra, cố gìữ bình tĩnh.
... Khi gần tới đại đại 4 thì tim tôi như muốn nhảy ra ngoài, các đồng chí đi quanh tôi thỉnh thoảng giơ tay kéo tôi tránh các chỗ lồi lõm, hoặc dắt tôi nhảy qua hố lớn. Giá không có các đồng chí thì tôi ngã dập mặt mất. Tôi nghĩ thầm cảm phục các đồng chí, tuy lớn tuồi mắt kém, song các đồng chí ung dung như đi trên đất bằng vậy. Bước thấp bước cao, tim đập dồn dập, tôi theo các đồng chí tới chỗ ban chỉ huy đại đội 4:
– Chào các đồng chí!
- Tham mưu trường lên tiếng. Lập tức tiếng chào hỏi đáp lại râm ran.
- Quang đâu? – Tham mưu trưởng hỏi ngay.
– Báo cáo, cậu ấy đi theo đội mũi nhọn ạ. Có gì gấp không ạ?
– Đồng chí bác sĩ quân y này...
Tham mưu trưởng nheo mắt nhìn tôi không nói tiếp.
- Gớm, chúng tôi nghe nói về đồng chí mãi. - Tiếng một đồng chí oang oang làm tôi giật mình. -Nào, người nhà cả thôi. Ngồi xuống, ngồi xuống!
– Đồng chí chờ Quang về chứ?!
- Dạ, tôi không ở cách đêm được.
Đêm ấy tuy chưa gặp Quang, song tôi cũng vui vì được cùng anh sống trong một tập thể ấm cúng. Tôi nhớ lại câu nói của Thanh hôm nào, và tôi muón thêm vào... “cả hạnh phúc chung và tình đồng đội trong chiến đấu mới thiêng liêng làm sao.”
... Giặc Mỹ mở những đợt tấn công ồ ạt bằng bộ binh và không quân quyết không cho chúng ta mở đường. Chúng nống quân ra khắp nơi hòng chặn đứng ta lại. Ngay từ phút đó, mặt đường ác liệt hơn. Mỗi chuyến xe qua bây giờ khóng phải là tính bằng mồ hôi và phải tính bằng máu rồỉ. Bệnh xá chúng tôi phân thành nhiều tổ bám sát mặt đường. Tôi và một số đồng chí khác thì ờ lại cấp cứu đoạn đường gần đây nhất. Thương binh chuyển đến mỗi lúc một nhiều, chúng tôi chỉ kịp băng bó rồi chuyển nhanh về tuyến sau, tuy vậy trong điều kiện có thể, chúng tôi cũng bảo đảm kỹ thuật tốt nhất. Cũng có thể nói rằng, cũng như các đồng chí ở ngoài mặt đường, chúng tôi làm việc bằng đầu nhiều hơn. Căng thẳng, ngột ngạt, mùi thuốc, mùi đất cát, mồ hôi... chẳng còn ai chú ý đến; giờ đây chỉ còn đôi bàn tay và trái tim làm việc dưới sự chỉ huy của bộ óc.
– Chào các đồng chí!
- Tham mưu trường lên tiếng. Lập tức tiếng chào hỏi đáp lại râm ran.
- Quang đâu? – Tham mưu trưởng hỏi ngay.
– Báo cáo, cậu ấy đi theo đội mũi nhọn ạ. Có gì gấp không ạ?
– Đồng chí bác sĩ quân y này...
Tham mưu trưởng nheo mắt nhìn tôi không nói tiếp.
- Gớm, chúng tôi nghe nói về đồng chí mãi. - Tiếng một đồng chí oang oang làm tôi giật mình. -Nào, người nhà cả thôi. Ngồi xuống, ngồi xuống!
– Đồng chí chờ Quang về chứ?!
- Dạ, tôi không ở cách đêm được.
Đêm ấy tuy chưa gặp Quang, song tôi cũng vui vì được cùng anh sống trong một tập thể ấm cúng. Tôi nhớ lại câu nói của Thanh hôm nào, và tôi muón thêm vào... “cả hạnh phúc chung và tình đồng đội trong chiến đấu mới thiêng liêng làm sao.”
... Giặc Mỹ mở những đợt tấn công ồ ạt bằng bộ binh và không quân quyết không cho chúng ta mở đường. Chúng nống quân ra khắp nơi hòng chặn đứng ta lại. Ngay từ phút đó, mặt đường ác liệt hơn. Mỗi chuyến xe qua bây giờ khóng phải là tính bằng mồ hôi và phải tính bằng máu rồỉ. Bệnh xá chúng tôi phân thành nhiều tổ bám sát mặt đường. Tôi và một số đồng chí khác thì ờ lại cấp cứu đoạn đường gần đây nhất. Thương binh chuyển đến mỗi lúc một nhiều, chúng tôi chỉ kịp băng bó rồi chuyển nhanh về tuyến sau, tuy vậy trong điều kiện có thể, chúng tôi cũng bảo đảm kỹ thuật tốt nhất. Cũng có thể nói rằng, cũng như các đồng chí ở ngoài mặt đường, chúng tôi làm việc bằng đầu nhiều hơn. Căng thẳng, ngột ngạt, mùi thuốc, mùi đất cát, mồ hôi... chẳng còn ai chú ý đến; giờ đây chỉ còn đôi bàn tay và trái tim làm việc dưới sự chỉ huy của bộ óc.
Công việc cuốn tôi theo, một tuần rồi hai tuần, tôi chẳng nhớ nữa... Chỗ ở chúng tôi như hẹp hơn, thương binh đông hơn song chẳng vì vậy mà mất sự “im lặng thiêng liêng" của chúng tôi -– cái im lặng mà bất kỳ bệnh xá nào cũng phải có. Nhiều khi mệt mỏi, tôi buông mình xuống giường, nghe tiếng bom giội mà sốt ruột. Mỗi giây phút qua bao nhiêu hy sinh và bao nhiêu sự tích anh hùng? Mặc dù ta đã hạn chế mức sát thương thấp nhất của B 52, song không phải là không có hy sinh. Thoáng một lát nào đó rỗi rãi nghĩ tới Quang, tôi lại thấy anh mim cười. Có những phút it ỏi tôi mở những trang giấy nhỏ Quang viết cho tôi qua các đồng chí đại đội 4 lên đây. Khi thì anh báo: “Gian khổ càng nhiều mới càng rèn được con người em ạ”. Khi thì anh viết: “Nếu em bảo anh là kẻ vô công rồi nghề thi anh cũng xin chịu, vì mỗi lần cần xông vào nơi nguy hiểm anh lại thấy nhớ em". Hay gần đây, anh chỉ gửi cho tôi một câu thơ Puskin mà anh chữa theo ý mình:
“Tôi rất yêu cô nàng trong hang đá
Đẹp hơn ngàn ánh chớp giữa trời cao”
Tôi cười một mình và tin rằng anh nghĩ như anh đã nói. Tôi cũng gửi cho anh những mảnh thư nhỏ, nhưng chẳng có lúc nào gặp nhau được. Các đồng chí đại đội 4 mỗi lần lên đều hỏi tôi có về không?
*
Bệnh xá sư đoàn đươc lệnh chuyển về phía sau an toàn hơn. Lại một lần nữa ra đi không gặp anh.
Đẹp hơn ngàn ánh chớp giữa trời cao”
Tôi cười một mình và tin rằng anh nghĩ như anh đã nói. Tôi cũng gửi cho anh những mảnh thư nhỏ, nhưng chẳng có lúc nào gặp nhau được. Các đồng chí đại đội 4 mỗi lần lên đều hỏi tôi có về không?
*
Bệnh xá sư đoàn đươc lệnh chuyển về phía sau an toàn hơn. Lại một lần nữa ra đi không gặp anh.
Chúng tôi bắt tay vào chuẩn bị đóng gói, nhanh gọn làm thế nào ba giờ sáng là có thể di chuyển được. Bây giờ là mười bốn giờ… còn kịp chán...
Chính ủy và sư đoàn trường vào thăm chúng tôi, theo sau là một đoàn quân chi viện. Tôi chào các thủ trưởng rồi vội và bắt tay vào công việc.
Chính ủy và sư đoàn trường vào thăm chúng tôi, theo sau là một đoàn quân chi viện. Tôi chào các thủ trưởng rồi vội và bắt tay vào công việc.
– Điệp à, đồng chi dừng tay đã. Xem ai kìa...
Tôi ngẩng lên. Quang đã đến bên tôi từ lúc nào, tôi nhìn anh không chớp, bóng anh nhòe đi...
- Điệp, sao em lại khóc?
- Em mừng quá. Anh, sao anh biết em đi?
- Cả đội anh đều biết em đi, sư đoàn trưởng bảo là cần cho bệnh xá di chuyển ngay.
Im lặng.
- Mấy giờ đi hả em?
- Anh ở lại đây với em được không?
- Có phiền không?
- Này đưa khách vào chỗ ngồi chứ! – Tiếng ai nhắc khéo.
- Thôi em ạ, ta đóng gói mau đi.
Rồi chúng tôi lại bắt tay vào việc. Tôi thừ người nhìn anh. Quang gầy quá, có lẽ dạo này anh vất vả nhiều hơn.
– Bao giờ viết thư ra Hà Nội, em nói là anh rất khỏe nhé – Quang báo tôi.
– Thế anh không viết được sao ? Tôi hỏi lại.
- Có chứ nhưng nếu em viết cho mẹ tin là chúng ta đã gặp nhau, càng mừng
...
9 giờ đêm, công việc đóng gói xong xuôi. Chúng tôi ăn uống qua loa. Lúc này hang đá đã vắng người, mọi người kéo nhau sang hầm thương binh. Chúng tôi hiểu các đồng chí muốn chúng tôi ngồi riêng với nhau.
Anh vuốt tóc tôi:
– Em có ốm khộng?
– Anh nhìn em thì biết – Tôi trả lời và buồn cười vì ngọn nến leo lét thế thi anh nhìn rõ làm sao được.
- Tóc em rụng nhiều quá.
- À, sao mọi người lại gọi anh là kỹ sư với “hai bản đồ án bỏ dở”?
- Lạ hả em? Chuyện riêng tư ờ đây còn của riêng ai nữa. Em không giận anh chứ?
- Ơ! Anh nói lạ.
– Điệp này!
- Gì cơ... ?
Tôi thấy anh nhìn tôi, đôi mắt sáng của anh nhìn tôi, thoảng nghe tiếng anh thì thầm:
- Bao giờ thống nhất, hết Mỹ rồi anh em mình lại về, và sẽ làm nốt những cái gì còn bỏ dở nhé!…
Anh siết chặt tay tôi.
Chúng tôi ngồi im lặng. Nỗi xao xuyến, niềm hạnh phúc tràn ngập.
Cuộc chiến đấu còn kéo dài, còn nhiều bản đồ án, luận án bỏ dở. Song những người ra đi đã nhận được bằng tốt nghiệp từ cuộc chiến đấu và luận án họ viẽt bằng lòng trung thành của những người con của đất nước!
Hè 1973
Tại Viện quân y 108
B.T.T
- Điệp, sao em lại khóc?
- Em mừng quá. Anh, sao anh biết em đi?
- Cả đội anh đều biết em đi, sư đoàn trưởng bảo là cần cho bệnh xá di chuyển ngay.
Im lặng.
- Mấy giờ đi hả em?
- Anh ở lại đây với em được không?
- Có phiền không?
- Này đưa khách vào chỗ ngồi chứ! – Tiếng ai nhắc khéo.
- Thôi em ạ, ta đóng gói mau đi.
Rồi chúng tôi lại bắt tay vào việc. Tôi thừ người nhìn anh. Quang gầy quá, có lẽ dạo này anh vất vả nhiều hơn.
– Bao giờ viết thư ra Hà Nội, em nói là anh rất khỏe nhé – Quang báo tôi.
– Thế anh không viết được sao ? Tôi hỏi lại.
- Có chứ nhưng nếu em viết cho mẹ tin là chúng ta đã gặp nhau, càng mừng
...
9 giờ đêm, công việc đóng gói xong xuôi. Chúng tôi ăn uống qua loa. Lúc này hang đá đã vắng người, mọi người kéo nhau sang hầm thương binh. Chúng tôi hiểu các đồng chí muốn chúng tôi ngồi riêng với nhau.
Anh vuốt tóc tôi:
– Em có ốm khộng?
– Anh nhìn em thì biết – Tôi trả lời và buồn cười vì ngọn nến leo lét thế thi anh nhìn rõ làm sao được.
- Tóc em rụng nhiều quá.
- À, sao mọi người lại gọi anh là kỹ sư với “hai bản đồ án bỏ dở”?
- Lạ hả em? Chuyện riêng tư ờ đây còn của riêng ai nữa. Em không giận anh chứ?
- Ơ! Anh nói lạ.
– Điệp này!
- Gì cơ... ?
Tôi thấy anh nhìn tôi, đôi mắt sáng của anh nhìn tôi, thoảng nghe tiếng anh thì thầm:
- Bao giờ thống nhất, hết Mỹ rồi anh em mình lại về, và sẽ làm nốt những cái gì còn bỏ dở nhé!…
Anh siết chặt tay tôi.
Chúng tôi ngồi im lặng. Nỗi xao xuyến, niềm hạnh phúc tràn ngập.
Cuộc chiến đấu còn kéo dài, còn nhiều bản đồ án, luận án bỏ dở. Song những người ra đi đã nhận được bằng tốt nghiệp từ cuộc chiến đấu và luận án họ viẽt bằng lòng trung thành của những người con của đất nước!
Hè 1973
Tại Viện quân y 108
B.T.T
Bài do bloger NÓILIỀU tải lên. cám ơn anh!
Các bông lan Điệp trong góc vườn nhà Cát đới!
2 nhận xét:
Câu chuyện như mang lại cái hồn của nhưng năm ấy về đây! Trẻ trung với tình yêu đẹp quá!
Chị cũng tốt nghiệp năm 1968, lấy chồng để anh ây nhập ngũ luôn...và xa nhà từ đó đến 1992, Cát ạ!
Cả một thời con gái...
Chuyện của một thời yêu nươc thật vô tư và cuốc đời không tính toán chị ạ...
Chuyện của cả một thế hệ mà chị... KHÔNG CỦA EM ĐÂU chị Thu Giang à
Đăng nhận xét