Sống qua 3 thế kỷ
Người mạnh dạn công bố những luận điểm khoa học quanh cuộc đời nhân vật huyền thoại Trung Quốc này là Dan Buettner. Ông thể hiện đầy đủ quan điểm của mình trong cuốn sách: "Những bài học về sống thọ: Ai sống lâu nhất?", nghiên cứu về khoa học trường sinh, ông đã đưa ra những bằng chứng và thuyết phục người ta bằng những lập luận có cơ sở về cuộc đời của lão ông này. Đồng thời hé mở nhiều điều thú vị về bí quyết đại trường thọ của lão ông.
Những gì liên quan đến cuộc đời lão ông này đều khiến người ta kinh ngạc. Ông Lý Thanh Vân (1677-1933) có 24 người vợ và sống trải qua 9 đời Hoàng đế triều đại Nhà Thanh. Nhiều quan niệm cho rằng, người sống thọ thì thường hạn chế đời sống vợ chồng, nhưng với ông Lý Thanh Vân thì hoàn toàn ngược lại. 24 người vợ, hàng trăm con, cháu, chắt, chít... Một học giả phương Đông còn nói đùa: "Diêm vương dường như đã bỏ quên sự tồn tại của Lý Thanh Vân". Tương truyền lão ông là một thầy thuốc, một chuyên gia thảo dược, một khí công sư và là một cố vấn quân sự. Tiểu sử về lão ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, với nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về lĩnh vực thảo dược cổ, khí công cổ học, lý thuyết quân sự... nhưng nhiều nhất vẫn là những công trình khoa học giải mã sự sống thọ của ông. Với một người tồn tại qua 3 thế kỷ thì có lẽ cách thức sống không giống người bình thường, và điều đó hoàn toàn có lý.
Về cuộc đời của Lý Thanh Vân lúc còn nhỏ thì không có nhiều tài liệu ghi lại. Bởi thời phong khiến cách đây hàng trăm năm, các thông tin còn quá sơ khai, thứ 2 cuộc đời ông lại trôi đi khá thầm lặng. Bước sang tuổi xế chiều, ông lão dành thời gian bôn tẩu khắp Trung Hoa đại lục để sống theo lý tưởng của mình. Những tài liệu đầu tiên công bố rằng, ông Lý Thanh Vân sinh ra và mất đi tại 1 khu làng nhỏ thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông từng nói rằng mình sinh năm 1736. Nhưng sau này trong một công trình nghiên cứu giá trị, giáo sư người Trung Quốc, Wu Chung-Chien đã chứng minh ông Lý thực chất đã sinh ra từ năm 1677. Tức là, ông ra đời vào đầu triều đại nhà Thanh và mất đi vào giai đoạn nền phong kiến Trung Quốc suy tàn, mở đầu giai đoạn xã hội mới.
Vị giáo sư này cũng đã tìm thấy các hồ sơ về việc triều đình Trung Quốc thời nhà Thanh bấy giờ có gửi thư mừng thọ tới ông Lý Thanh Vân vào ngày sinh nhật thứ 150 và 200 của ông. ông Lý cho biết đã có thói quen khá khác thường trong cuộc sống hàng ngày, ông không uống rượu, không hút thuốc, và ăn uống đúng giờ. Ông ăn chay và thường xuyên uống trà Cẩu Khởi Ninh Hạ (Wolfberry). Ông đi ngủ sớm và thức dậy sớm. Khi có thời gian, ông ngồi thẳng, mắt nhắm nghiền, hai tay đặt trên đùi, và ngồi yên bất động trong vài giờ đồng hồ. Trong thời gian rảnh rỗi, ông chơi bài, lần nào ông cũng cố ý để thua đối phương. Bởi vì sự hào phóng và cách cư xử điềm đạm của ông, nên mọi người đều thích gần gũi ông.
Ông đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu các loại thảo mộc và khám phá những bí mật thuật trường sinh, đi qua các tỉnh của Trung Quốc và xa hơn như Thái Lan để thu thập thảo mộc và chữa bệnh. Trong khi vẫn chưa rõ liệu ông Lý Thanh Vân thực sự sống lâu như tin đồn hay không, tuy nhiên những điều ít ỏi về thói quen của ông phù hợp với những nghiên cứu của khoa học hiện đại về tuổi thọ.
Bi quyet “song tien” o coi tran  cua lao ong 256 tuoi song qua 9 doi vua-hinh-anh-1
“Ngồi im như rùa, đi như chim bồ câu”
Vào thời nhà Thanh, một vị tướng của Trung Quốc là Ngô Bội Phu đã từng mời ông Lý về nhà riêng để hỏi bí quyết để sống lâu. ông Lý chỉ trả lời rất đơn giản: "Luôn giữ cho trái tim được thanh thản, ngồi yên lành như một chú rùa, đi lại như một chú chim bồ câu, và ngủ thật say như một chú cún con”. Câu trả lời đậm hình ảnh liên tưởng ấy đã thể hiện quan điểm và bí quyết sống Tiên ở cõi trần của lão ông. Bởi lão ông dường như hiểu và mô phỏng được lối sống của những loài vật được xem là "vô tư" nhất trái đất.
Trong một cuộc nói chuyện trong hội nghị TED năm 2009, ông Dan Buettner đã trình bày về nội dung cuộc khảo sát thói quen lối sống của người dân ở bốn vùng địa lý khác nhau trên khắp thế giới. Tất cả những nhóm này-Californian Adventists (những tín đồ thiên chúa giáo California nước Mỹ mà tin rằng Chúa sẽ giáng sinh lần 2), người Okinawa Nhật Bản, người thuộc khu tự trị Sardinia nước Ý, và người Costa Rica - tỉ lệ sống thọ trên 100 tuổi là cao nhất, độ tuổi trung bình của những vùng này hơn hàng chục tuổi so với nhưng nơi khác, ông gọi những nơi mà những nhóm này sống là "Miền Xanh".
Theo nghiên cứu của Buettner, tất cả những "nhóm Miền Xanh" có chế độ ăn uống dựa trên thực vật. Nhóm Adventists ở Loma Linda, California, ăn nhiều các loại đậu và rau xanh đề cập trong kinh thánh. Những người chăn nuôi sống ở vùng cao nguyên Sardinia ăn bánh mì nguyên hạt không lên men, pho mát từ động vật ăn cỏ, và một loại rượu vang đặc biệt. Có lẽ, trà Cẩu Khởi Ninh Hạ (Wolfberry) đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe của ông Lý. Sau khi nghe chuyện, các nhà nghiên cứu ỵ học từ Anh và Pháp đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về trà wolfberry và phát hiện rằng nó có chứa một loại vitamin chưa từng biết đến gọi là "Vitamin X" cũng được gọi là "Vitamin sắc đẹp". Thí nghiệm của họ khẳng định rằng wolfberry hạn chế sự tích tụ chất béo và thúc đẩy các tế bào gan mới, làm giảm đường huyết và cholesterol,....
Wolfberry đóng vai trò trẻ hóa. Nó kích hoạt các tế bào não và các tuyến nội tiết, tăng cường tiết các hócmôn và loại bỏ các chất độc tích tụ trong máu. Nhờ đó có thể giúp duy trì chức năng bình thường của các cơ quan và mô trong cơ thể con người. Các nhà nghiên cứu cho thấy thiền định thường xuyên có rất nhiều lợi ích. Các nhà thần kinh học tại trường Đại học Y khoa Massachusetts đã tiến hành thí nghiệm trên hai nhóm nhân viên, một nhóm thiền định hơn 8 tuần, một nhóm sống bình thường như mọi ngày. Họ nhận thấy rằng những người thiền định "cho thấy một sự thay đổi rõ rệt trong hoạt động của thùy trán bên trái," một bài báo Tâm lý học ngày nay năm 2003 (2003 Psychology Today). "Sự thay đổi tinh thần này làm giảm tác động tiêu cực của stress, trầm cảm, và âu lo. Cũng có ít hoạt động ở hạch hạnh nhân, nơi não xử lý sự sợ hãi". Thiền định cũng làm giảm teo não do lão hóa và nâng cao tâm trạng. Mặt khác, Buettner nhận thấy rằng Thiền định thường xuyên theo một thời gian cố định có tác dụng làm giảm stress.
Buettner cũng phát hiện rằng cộng đồng là một yếu tố rất lớn tác động đến tuổi thọ của các nhóm Miên Xanh. Điển hình nhóm Okinawa có rất nhiều bạn bè gần gũi, cùng họ chia sẻ mọi thứ. Người cao nguyên Sardinia tôn kính người già, điều hiếm thấy ở xã hội Tây phương hiện đại. Nhóm Adventists đặt gia đình lên hàng đầu. Cảm giác không cô quạnh cùng với việc có được bạn bè và gia đình tốt cũng sẽ giúp các cá nhân sống tốt hơn. Trong những chuyến đi của mình, Buettner chú ý tới một điểm chung trong các nhóm Miền Xanh: không ai trong số họ có khái niệm về hưu. Khi về già, họ vẫn tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ.
Cuộc sống có mục đích trong những năm cuối đời là một câu thần chú của người dân Okinawa và Sardinia. Trong những nhóm đó, có những người đàn ông và phụ nữ sống trăm tuổi vẫn tiếp tục leo lên những ngọn đồi, xây dựng hàng rào, đánh cá, và chăm sóc cháu chắt. Thật thú vị, không ai trong số những người sống trăm tuổi có ý nghĩ tập thể dục như người phương Tây chúng ta thường đi đến các phòng tập thể dục. "Họ sống một cuộc sống cho phép cơ thể luôn hoạt động", Buettner nói. Tất cả họ đi bộ, nấu ăn, làm những công việc bằng tay, và nhiều người chăm sóc khu vườn của mình.
Và các công trình nghiên cứu cho thấy, lão ông Lý Thanh Vân lúc sinh thời đã thực nghiệm cách sống mà khoa học nhiều thế kỷ sau mới khám phá ra. Có lẽ sự "ngộ" của "Tiên ông" này là bí quyết để ông trở thành một huyền thoại về tuổi thọ ở Trung Quốc và trên thế giới tính tới thời điểm này.
Hải Đông / Gia đình & Xã hội