Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

VÀI Ý KIẾN VỀ HỌC CHỮ HÁN ĐỂ HIỂU VĂN HOÁ VIỆT CỔ & NAY

關於 學漢子在學校的漫談

VÀI Ý KIẾN về HỌC CHỮ HÁN

Bài viết không có ý tranh biện, không có mục đích chính trị, không cổ suý cho bất kỳ ý tưởng nào. Chỉ DUY NHẤT là để hiểu nền văn hoá cổ Việt Nam và  các nghĩa từ chung gốc, hay từ âm Hán đã Việt hoá trong giao tiếp hàng ngày .
-----------------

Không là người am hiểu sâu về ngôn ngữ, không hiểu nhiều về nhân chủng học hay chính trị đối kháng v.v...nên không dám LÀM BÀN các phương diện học thuật, cội nguồn, thoát Trung...hay gì gì...

A。。。。

Chỉ với nhận thức của một người HỈ LAI CÔ. Xin từ góc độ ngôn ngữ giao tiếp xã hội bình dân, mạo muội chen vào chốn BỐ KINH mà nghe hóng, nói hóng đôi câu.

1* - Chữ Hán là chữ tượng hình, rất khó học, khó nhớ, vì vậy ngay trong bản địa Trung Hoa, tỷ lệ người mù chữ khá cao. Các thông tin đa phần không lọt được đến tai dân chúng, nhất là dân chúng lao động tầng dưới.

2*- Chữ Hán bạch thoại
 ( tiếng Trung hiện hành) khác khá xa so với Cổ văn. Điều này cho thấy, những người đọc thông viết thạo của Xứ này, chưa chắc đã hiểu được văn sách cổ.

3*- Chữ Hán ĐƠN ÂM nhưng ĐA NGHĨA, nhất là Cổ văn. Vì vậy một câu như:
ĐẠO KHẢ ĐẠO, PHI THƯỜNG ĐẠO.
DANH KHẢ DANH PHI THƯỜNG DANH...
nếu không thật sự hiểu Cổ văn... khó mà hiểu và cắt nghĩa minh bạch được.

B。。。。
Song

1* - Với một bề dày lịch sử Và sự phảt triển của cư dân miền Đông Á ( gồm 1 phần Trung quốc, Triều tiên, Nhật bản, Việt nam) thì chữ Hán NHƯ MỘT VĂN TỰ GIAO DỊCH THÔNG DỤNG. Bỏ qua mục đích NÔ DỊCH của bọn Cầm quyền, thì HÁN TỰ Thành một ngôn ngữ VĂN BẢN Mà chính quyền các nước này sử dụng, nó giúp cho Cụm cư dân vùng này phát triển sự hiểu  biết và tăng sự thông thương về mọi mặt.

2* - Do ÂM TỪ và NGỮ NGHĨA của CHỮ HÁN ăn sâu trong đời sống cộng đồng, ( ở Việt Nam dùng âm Hán Viêt, gọi chữ Hán Là Chữ Nho) nên người ta thường quy chiếu về NGỮ NGHĨA HÁN TỰ để SUY ĐOÁN và GIẢI THÍCH.
Xin đơn cử một ví dụ
Bạn hãy giả thích chữ HOA HẬU, nghĩa Nôm là kiểu chúa của hoa. Nếu không hiểu chữ HẬU như  vua , chúa, mà hiểu là SAU, là cái gì tệ hơn... Cũng chả chết ai. Nhưng... Thế thì chả ai đi thi nữa...
Vậ thì nếu không hiểu GỐC của cụm từ này... sẽ ra sao đây?
Lại như chữ TIỀN PHONG. chữ này là chữ gốc HÁN đã việt hoá, hoặc ngược lại. Vậy, nếu sử dụng từ chung gốc, chúng ta sẽ Việt hoá thế nào đây...

3*- Hãy coi chữ Hán như một thứ NGÔN NGỮ giúp ta tiếp cận với KHO TÀNG VĂN HOÁ CỔ XƯA.
Lỗi tại giai cấp THỐNG TRỊ ngàn năm đã quá ươn hèn, không tìm được một lối đi, một ngôn ngữ cho dân tộc ta THOÁT HÁN.
Rồi văn tự hành chính, đền chùa, miếu mạo, ngôn từ... Coi đó là CHUẨN MỰC TỐI THƯỢNG... Nảy sinh tư tưởng tôn sùng HÁN SÁCH thái quá và thói quen NÔ DỊCH. Điều này là không chấp nhận được

Nhưng, các cụ chết hết cả rồi.
Văn tự thì còn đấy.
Lòng tự tôn và quan niệm về văn hoá khác xưa.
Các đấng CHÂN TRI THỨC mai một dần. rồi sẽ hết mà không có người tiếp nối.

Thói quen ĂN XỔI Ở THÌ và CHỤP GIẬT, GIAN DỐI đẻ ra Các Học giả văn bằng cao, không cần đến BẤT KỲ NGOẠI NGỮ NÀO, thậm chí chưa TÔT NGHIỆP PTTH cũng có thể hoàn thành luận án Tiến sĩ với một thời gian siêu ngắn ( 6 tháng ) tại một quốc gia Tây phương bằng ngôn ngữ, và kiến thức SIÊU THỰC chỉ tồn tại TRONG MƠ

4* - Tổ tiên, ông cha dạy rằng, muốn thắng kẻ địch phải hiểu chúng.
Với một láng giềng đầy tham vọng nô dịch Dân tộc ta vậy. Sao chúng ta không HIỂU CHÚNG để tìm kế sách trị lại bằng cách hiểu VĂN TỰ của họ, tìm những ngõ ngách sâu thẳm của một KHỔNG LỒ XÙ XÌ... để mà thắng họ, ngõ hầu bảo đảm hoà bình và trường tồn của dân tộc?

5* - Sự nô dịch nằm trong tư tưởng, trong ý thức hệ, chứ không nằm ở VĂN TỰ.
Rất nhiều nước sử dụng TIẾNG ANH, ( kể cả việt Nam) đâu có vì   muốn làm nô lệ cho đất nước này?

Vốn HÁN CỔ Và HÁN NÔM thật sự có giá trị trong đời sống văn hoá tinh thần người việt. Để tìm hiểu và phát huy những gì tốt đẹp của truyền thống, phong tục thì
, nếu đưa chữ HÁN vào giáo dục phổ thông, thật sự đáng nghiên cứu và thực thi.

Mạo muội vài ý nghĩ của một BÀ GIÀ LẨM CẨM.
ĐÂY không là ý kiến tranh biện hay góp ý với BẤT KỲ AI. Xin thể tất, nếu không hợp với suy nghĩ của các vị.

HạtCat
30/08/2016

1 nhận xét:

ba nguyen nói...

Nếu học thêm đươc hán tự thì tốt quá,bởi vì biết thêm không thừa với lại sau ta là khoảng mênh mông hơn hai nghìn năm còn lưu lại quá khứ của dân tộc.Nhiều nhà nho nói rất đúng,ta vào đình chùa...của ta mà chả hiểu các cụ nói gì trên văn bản cổ.Không hiểu thì chả học được điều gì tốt đẹp của người xưa.Cãi nhau làm gì về thoát Trung hay thoát vị.Có điều sợ rằng nó nặng cho học trò?