Vào ngày này 58 năm trước, 2-9-1955, tờ báo Trăm Hoa ra đời, đặt Tòa soạn tại 15 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đó là tờ báo tư nhân hiếm hoi xuất bản vào đúng ngày Quốc khánh năm thứ 10 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, do nhà giáo, nhà văn Nguyễn Mạnh Phác tức Trúc Đường làm chủ nhiệm, và nhà thơ Nguyễn Bính, em trai ông, làm chủ bút. Tờ Trăm Hoa chỉ tồn tại được hơn tám tháng, phát hành được 31 số báo, đến giữa tháng 5-1956 phải đình bản vì lỗ vốn và cũng do một sắc lệnh...Năm tháng sau, 20-10-1956, tờ Trăm Hoa tiếp tục xuất bản (hay còn gọi “Trăm hoa mới”), dời tòa soạn về 17 Lê Văn Hưu, do Nguyễn Bính làm chủ nhiệm và cũng là chủ bút. Nhưng Trăm Hoa này mệnh cỏn yểu hơn, chỉ ra được 16 số , đến đầu tháng 6-1957, Nguyễn Bính phải tuyên bố “làm đám ma cho báo Trăm Hoa”.
Hai tờ báo Trăm Hoa đều “Sớm nở tối tàn”, và nhà thơ Nguyễn Bính phải ngậm ngùi rời Hà Nội về Nam Định, nơi ông sinh ra, sống lay lắt mười năm, và ngày 9-2-1957, tức 30 tết Bính Ngọ ông qua đời khi vừa tròn 49 tuổi .
Kể từ ngày ấy, ngoài vài bài thơ đã dân gian hóa như “Lỡ bước sang ngang” , “Chân quê”, “Cô hàng xóm”..., tác phẩm của Nguyễn Bính hầu như chìm vào quên lãng. Tên tuổi tờ báo Trăm Hoa và tên tuổi nhà thơ ít người nhắc tới.
Đến giữa thập kỷ 80 thế kỷ trước, sau khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói cho văn nghệ sỹ” nhiều tác phẩm của Nguyễn Bính mới được xuất bản, đồng thời với những bài viết ca ngợi ông. Tuy nhiên các bài viết rất dè dặt khi nói về số phận của tờ báo Trăm Hoa và cái chết bi thương của nhà thơ Nguyễn Bính.
Những người rất thân ông, từng là nạn nhân trong vụ Nhân văn-Giai phẩm như Trần Lê Văn, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hoài Việt thì e ngại. Đọc “Cát bụi chân ai” và “Chiều chiều” thấy nhà văn lão thành Tô Hoài nói lấp lửng, úp mở vài điều. Còn Chu Văn, thì tả chân dung Nguyễn Bính khá chi li và tỏ ra quý mến và ưu ái ông : “ Nguyễn Bính về Nam Hà, tuổi gần năm mươi, gầy , đen, tóc cắt ngắn gần như trọc. Anh ăn mặc thật giản dị: Một cái áo sơ mi màu nâu, một quần ka ki bạc màu, và đôi dép cao su. Toàn bộ hình thức ấy không gợi một vẻ gì một nhà thơ lớn trước đây - sau này người ta gọi là “thi nhân tiền chiến”. Anh cười đôi mắt nâu, sắc sảo, ánh hơi lạnh, và nụ cười khô, hàm răng ám khói thuốc lào” (nguồn Tuyển tập Nguyễn Bính , NXB Văn học,1986, trang 191)
Năm 2010 nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân có một bài viết khá công phu về tuần báo Trăm Hoa, qua đó giúp mọi người hiểu được phần nào nguyên nhân “sớm nở tối tàn” của báo Trăm Hoa và chuyện Nguyễn Bính phải ngậm ngùi rời Hà Nội về Nam Định, chết cô đơn giữa quê hương mình, nhưng trong bài đó, ông không nói về quãng đời phiêu lưu trước đó cùa nhà thơ.
Nhân dịp Quốc Khánh năm nay, tôi ra Phú Quốc, tình cờ thấy một tảng đá trong khu vườn Resort trên bờ biển khắc bài thơ (theo kiểu thư pháp) “Cánh buồm nâu” của Nguyễn Bính:
“Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...”
Người chủ Resort nói ông khắc bài thơ của Nguyễn Bính lên đá vì Nguyễn Bính đã từng đến Phú Quốc với nhà thơ Đông Hố trước cách mạng tháng Tám 1945. Không biết chi tiết đó có đúng không, nhưng quả thật đứng bên tảng đá thơ thơ ấy, nhìn biển hoàng hôn, một người chằng phải là nhà thơ như tôi cũng cảm thấy nao lòng. Tôi có cảm giác cánh buồm nâu kia như hình dáng nhà thơ Nguyễn Bính thấp thoáng trên biển hoàng hôn về nơi vô định, như số phận long đong của ông. Từ cảm xúc đó tôi ngồi trước máy vi tính viết về ông,như một kẻ ngoại đạo “múa rừu qua mắt thợ” là các nhà thơ .
Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh ngày 13-2-1918, tức 3 tháng Giêng năm Mậu Ngọ, cầm tinh con ngựa, là con cụ Nguyễn Đạo Bình,một nhà nho ở thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Người cầm tinh con Ngựa, mạng Thiên Thượng Hỏa lại sinh vào tháng Dần, đầu mùa xuân, là người tài ba xuất chúng, tính cương trực, tự cao, thích phiêu lưu, công việc hay đổ vỡ vì nóng nảy, tình duyên trắc trở và số phận đắng cay! Có lẽ cái “lá số tử vi” ấy một phần nào đúng khi đối chiếu với cuộc đời cùa Nguyễn Bính.
Mẹ ông, bà Bủi Thị Miện (vợ ông Nguyễn Đạo Bình) sinh được ba người con là Nguyễn Mạnh Phác, Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính. Nguyễn Bính chưa được ba tháng tuổi thỉ bà Miện bị rắn độc cắn và mất khi mới 24 tuổi. Bà cả Giần chị gái bà Miện, phải bế cháu đi bú nhờ khắp làng :
Hai tờ báo Trăm Hoa đều “Sớm nở tối tàn”, và nhà thơ Nguyễn Bính phải ngậm ngùi rời Hà Nội về Nam Định, nơi ông sinh ra, sống lay lắt mười năm, và ngày 9-2-1957, tức 30 tết Bính Ngọ ông qua đời khi vừa tròn 49 tuổi .
Kể từ ngày ấy, ngoài vài bài thơ đã dân gian hóa như “Lỡ bước sang ngang” , “Chân quê”, “Cô hàng xóm”..., tác phẩm của Nguyễn Bính hầu như chìm vào quên lãng. Tên tuổi tờ báo Trăm Hoa và tên tuổi nhà thơ ít người nhắc tới.
Đến giữa thập kỷ 80 thế kỷ trước, sau khi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố “cởi trói cho văn nghệ sỹ” nhiều tác phẩm của Nguyễn Bính mới được xuất bản, đồng thời với những bài viết ca ngợi ông. Tuy nhiên các bài viết rất dè dặt khi nói về số phận của tờ báo Trăm Hoa và cái chết bi thương của nhà thơ Nguyễn Bính.
Những người rất thân ông, từng là nạn nhân trong vụ Nhân văn-Giai phẩm như Trần Lê Văn, Hoàng Cầm, Phùng Quán, Hoài Việt thì e ngại. Đọc “Cát bụi chân ai” và “Chiều chiều” thấy nhà văn lão thành Tô Hoài nói lấp lửng, úp mở vài điều. Còn Chu Văn, thì tả chân dung Nguyễn Bính khá chi li và tỏ ra quý mến và ưu ái ông : “ Nguyễn Bính về Nam Hà, tuổi gần năm mươi, gầy , đen, tóc cắt ngắn gần như trọc. Anh ăn mặc thật giản dị: Một cái áo sơ mi màu nâu, một quần ka ki bạc màu, và đôi dép cao su. Toàn bộ hình thức ấy không gợi một vẻ gì một nhà thơ lớn trước đây - sau này người ta gọi là “thi nhân tiền chiến”. Anh cười đôi mắt nâu, sắc sảo, ánh hơi lạnh, và nụ cười khô, hàm răng ám khói thuốc lào” (nguồn Tuyển tập Nguyễn Bính , NXB Văn học,1986, trang 191)
Năm 2010 nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân có một bài viết khá công phu về tuần báo Trăm Hoa, qua đó giúp mọi người hiểu được phần nào nguyên nhân “sớm nở tối tàn” của báo Trăm Hoa và chuyện Nguyễn Bính phải ngậm ngùi rời Hà Nội về Nam Định, chết cô đơn giữa quê hương mình, nhưng trong bài đó, ông không nói về quãng đời phiêu lưu trước đó cùa nhà thơ.
Nhân dịp Quốc Khánh năm nay, tôi ra Phú Quốc, tình cờ thấy một tảng đá trong khu vườn Resort trên bờ biển khắc bài thơ (theo kiểu thư pháp) “Cánh buồm nâu” của Nguyễn Bính:
“Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...”
Người chủ Resort nói ông khắc bài thơ của Nguyễn Bính lên đá vì Nguyễn Bính đã từng đến Phú Quốc với nhà thơ Đông Hố trước cách mạng tháng Tám 1945. Không biết chi tiết đó có đúng không, nhưng quả thật đứng bên tảng đá thơ thơ ấy, nhìn biển hoàng hôn, một người chằng phải là nhà thơ như tôi cũng cảm thấy nao lòng. Tôi có cảm giác cánh buồm nâu kia như hình dáng nhà thơ Nguyễn Bính thấp thoáng trên biển hoàng hôn về nơi vô định, như số phận long đong của ông. Từ cảm xúc đó tôi ngồi trước máy vi tính viết về ông,như một kẻ ngoại đạo “múa rừu qua mắt thợ” là các nhà thơ .
Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh ngày 13-2-1918, tức 3 tháng Giêng năm Mậu Ngọ, cầm tinh con ngựa, là con cụ Nguyễn Đạo Bình,một nhà nho ở thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Người cầm tinh con Ngựa, mạng Thiên Thượng Hỏa lại sinh vào tháng Dần, đầu mùa xuân, là người tài ba xuất chúng, tính cương trực, tự cao, thích phiêu lưu, công việc hay đổ vỡ vì nóng nảy, tình duyên trắc trở và số phận đắng cay! Có lẽ cái “lá số tử vi” ấy một phần nào đúng khi đối chiếu với cuộc đời cùa Nguyễn Bính.
Mẹ ông, bà Bủi Thị Miện (vợ ông Nguyễn Đạo Bình) sinh được ba người con là Nguyễn Mạnh Phác, Nguyễn Ngọc Thụ và Nguyễn Bính. Nguyễn Bính chưa được ba tháng tuổi thỉ bà Miện bị rắn độc cắn và mất khi mới 24 tuổi. Bà cả Giần chị gái bà Miện, phải bế cháu đi bú nhờ khắp làng :
“Còn tôi sống sót là may
Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ!”
Sau này Nguyễn Bính đã viết hai câu thơ đó khi nghĩ về thân phận mồ côi của mình.
Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ!”
Sau này Nguyễn Bính đã viết hai câu thơ đó khi nghĩ về thân phận mồ côi của mình.
Ông Nguyễn Đạo Bình lấy vợ khác, ba anh em Nguyễn Bính được cậu ruột là Bùi Trình Khiêm mang về nuôi. Cụ Bùi Trình Khiêm vốn dòng tộc khoa bảng, bản tính nhân hậu, độ lượng và rất nghiêm cẩn gìn giữ nền nếp gia phong. Cụ có người con trai là nhà văn Bùi Hạnh Cẩn nên cũng hướng các cháu đi theo con đường văn nghiệp. Nguyễn Mạnh Phác học hết thành trung , đi dạy học, sau theo nghiệp văn, với bút danh Trúc Đường, Nguyễn Ngọc Thụ cũng có thời viết báo. Còn Nguyễn Bính là thần đồng thơ từ lúc còn nhỏ.
Năm 13 tuổi Nguyễn Bính đã đoạt giài nhất trong cuộc thi hát trống quân ở hội làng. Bài hát có đoạn:
Anh đố em này:
Làng ta chưa vợ mấy người?
Chưa chồng mấy ả,em thời biết không
Đố ai đi khắp tây đông
Làm sao kiềm nổi tấm chồng như chúng anh đây?
Làm sao như rượu mới say
Như giăng mới mọc như cây mới trồng…
Nguyễn Mạnh Phác lên Hà Đông dạy học tư, đưa Nguyễn Bính theo, kèm cặp em , đặc biệt về văn học Pháp qua những tác phẩm của Victor Hugo, G.Mopasxang, Louis Aragon, Joachim du Belley,Jacques Brel... Nguyễn Bính từ đó gắn bó với anh trai cả về văn chương và cuộc sống. “Lỡ bước sang ngang” chính là bài thơ Nguyễn Bính viết về mối tình của anh trai với người Nguyễn Bính đã gọi là chị dâu, nhưng không thành, một mối tình đẹp như mơ đầy ngang trái:
“Hôm nay xác pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây”
Nguyễn Bính trưởng thành sớm và thơ ông càng vượt lên trước tuổi. Năm 1932-1933, mới mười bốn, mười lăm tuổi, Nguyễn Bính đã theo bạn lên tận vùng Đồng Hỷ, Thái Nguyên, si tình như một người trưởng thành:
Anh đố em này:
Làng ta chưa vợ mấy người?
Chưa chồng mấy ả,em thời biết không
Đố ai đi khắp tây đông
Làm sao kiềm nổi tấm chồng như chúng anh đây?
Làm sao như rượu mới say
Như giăng mới mọc như cây mới trồng…
Nguyễn Mạnh Phác lên Hà Đông dạy học tư, đưa Nguyễn Bính theo, kèm cặp em , đặc biệt về văn học Pháp qua những tác phẩm của Victor Hugo, G.Mopasxang, Louis Aragon, Joachim du Belley,Jacques Brel... Nguyễn Bính từ đó gắn bó với anh trai cả về văn chương và cuộc sống. “Lỡ bước sang ngang” chính là bài thơ Nguyễn Bính viết về mối tình của anh trai với người Nguyễn Bính đã gọi là chị dâu, nhưng không thành, một mối tình đẹp như mơ đầy ngang trái:
“Hôm nay xác pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây”
Nguyễn Bính trưởng thành sớm và thơ ông càng vượt lên trước tuổi. Năm 1932-1933, mới mười bốn, mười lăm tuổi, Nguyễn Bính đã theo bạn lên tận vùng Đồng Hỷ, Thái Nguyên, si tình như một người trưởng thành:
“Da trời ai nhuộm mà lam
Tình ta ai nhuộm ai làm cho phai”Hay:
Tình ta ai nhuộm ai làm cho phai”Hay:
“Hỡi cô con gái hái mơ già
Cô chửa về ư? Đường thì xa
Mà cái thoi ngày như sắp tắt
Hay cô ở lại về cùng ta?”
Năm 1937, mười chín tuổi , Nguyễn Bính đoạt giải khuyến khích thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, ba năm sau , bước vào tuổi hai hai, thơ ông nổi như cồn từ Bắc chí Nam.
Cũng như nhiều văn nghệ sỹ khác thời ấy, Nguyễn Bính muốn vào đàng trong tìm hồn thơ ở sông Hương, núi Ngự cố đô Huế. Nguyễn Mạnh Phác chiều lòng em, bán chiếc máy chụp ảnh là thứ rất quý giá bấy giờ,và về quê bán luôn những tảng đá xanh lát thềm nhà lấy tiền làm lộ phí cho Nguyễn Bính.
Từ Huế , Nguyễn Bính gửi thơ cho Nguyễn Mạnh Phác in báo, cũng là gửi tâm tư mình cho anh chị:
“Bốn bể vẫn chưa yên sóng gió
Xuân này em chị vẫn tha hương
Vẫn ăn cái tết ngoài thiên hạ
Son sắt say hoài rượu bốn phương”.....
“Thời chưa gặp đỏ, nằm xuông mãi
Xuông cả ân tình rượu cũng xuông
Trước mặt bút nghiên , sầu tịch mịch
Quanh mình chăn chiếu rộn tang thương”
Năm 1943, Nguyễn Bính đi biệt vào miền Tây Nam Bộ , kết bạn vong niên với nhà thơ Đông Hồ và Kiên Giang.
Cuộc khởi tháng 8- 1945 thành công,rồi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Đông Hổ, Kiên Giang, Nguyễn Bính hòa vào dòng thác cách mạng do Hồ Chủ tịch đứng đầu.
Bấy giờ ở Sài Gòn chính phủ “Nam kỳ tự trị” của thủ tường Nguyễn Văn Thịnh treo giải cho người nào đưa được nhà thơ Nguyễn Bính dinh tê, sẽ thưởng 1000 đồng bạc Đông Dương. Nếu Nguyễn Bính tự vào thành cũng được thưởng món tiền đó, ngoài ra còn được bảo đảm cuộc sống sung túc. Một ngàn đồng Đông Dương lúc đó mua được xe hơi, nhả lẩu , bằng cả một cơ nghiệp. Có người viết thư khuyên Nguyễn Bính nên bỏ Việt Minh theo chính phủ Nam kỳ tự trị, sống sung sướng và tự do sáng tác. Tổ chức cách mạnh đâm nghi Nguyễn Bính “rẽ bước sang ngang”. Ông đã trả lời thẳng thắn bằng hai câu thơ
“Mình không bỏ Sở sang Tề
Mình không là kẻ lỗi thề thì thôi!”
Thái độ dứt khoát ấy còn thể hiện bằng việc Nguyễn Bính gia nhập Vệ quốc đoàn. Tướng Trần Văn Trà và Nguyễn Văn Vịnh, những người rất thích thơ Nguyễn Bính, đã nói với Bảo Định Giang: “ Đối đãi đàng hoàng,chăm sóc chu đáo tác giả Lỡ bước sang ngang”. Cả bí thư khu ủy Lê Duẩn cũng quý mến Nguyễn Bính. Ông đã mai mối cho Nguyễn Bính lấy Nguyễn Hồng Châu, một cán bộ phụ nữ miền Nam xinh đẹp, và hai người đã sinh được người con gái đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu.
Nguyễn Bính quấn khăn rằn, khoác súng trường, đeo nóp cùng những người lính chinh chiến từ rừng U Minh đất mũi miền Tây, đến Đồng Tháp Mười miền Đông . Ông chung võng, chung chăm, chung mảnh khăn rằn cùng người lính. Mổ hôi , nước mắt và máu của quân dân Nam Bộ hòa vào thơ ông , vừa đằm thắm nghĩa tình, vừa hào sảng , đẫm sắc thái phương Nam. Ông theo chân các chiến sỹ Tiểu đoàn cơ động 307, tham gia trận Mộc Hóa, La Bang và bài thơ “Tiểu đoàn 307”, ông sáng tác năm 1949, đăng trên báo Tổ Quốc , Khu 8, được nhạc sỹ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng sống mãi cùng năm tháng:
“Ai đã từng đi qua sông Cửu Long giang
Cửu Long giang sóng trào nước xoáy
Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn
Tiếng Tiểu đoản ba trăm lẻ bảy
Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy
Cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng
Người chiến sỹ tiếc gì máu rơi
Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy
Nguyện một lòng giữ vững non sông...”Năm 1954, Nguyễn Bình tập kết ra Bắc theo hiệp định Genève.Ông cũng như cán bộ chiến sỹ miền Nam tập kết đinh ninh rằng hai năm sẽ có hiệp thương thống nhất, nhưng rồi niềm tin ấy tắt ngấm. Cảnh “ngày Bắc , đêm Nam” day dứt, khắc khoải, rất sâu đậm trong bài thơ “ Gửi vợ miền Nam” của Nguyễn Bính:
“Thư một bức ngàn lời tâm huyết
Đêm canh dài thức viết cho em
Bồi hồi máu ứ trong tim
Chảy theo ngòi bút hiện lên thư này”
.....
“Ai chia cắt kẻ Nam người Bắc
Mảnh trăng tròn ai cắt làm đôi?
Ai làm máu đổ lệ rơi
Ai đang lấp ngõ, ai xui phá cầu?”
Nỗi khắc khoải dần nguôi ngoai,và Nguyễn Bính bị cuốn vào công cuộc xây dựng miền Bắc. Cũng như nhiều nhà văn, nhà thơ bấy giờ, Nguyễn Bính đặt niềm tin vào chế độ mới, tiếng thơ của ông có vẻ gượng gạo giữa một “dàn tụng ca” nhuần nhuyễn của Tố Hữu, Huy Cân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên...
“Từng lớp người vĩ đại
Cuồn cuộn đi trong một biển cờ
Đi giữa lòng ngưỡng mộ
Đi giữa tiếng hoan hô
Những bước chân chiến thắng
Rầm rập vang rền nẻo cố đô
Người Hà Nội vỗ tay trào nước mắt
Ôi! Tám năm đằng đẵng mong chờ”
Và:
“Đường dài nghĩa nặng tình sâu
Ăn cơm Trung Quốc đi tàu Liên Xô”
Có lẽ Nguyễn Bính sẽ được ưu ái chả kém gì các nhà văn miền Nam tập kết như Nguyễn Văn Bổng, Bảo Định Giang, Đoàn Giỏi nếu ông cứ khai thác cái mạch thơ ấy, và nhất là đừng đụng chạm đến Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoài Thanh . Nhưng với tính cách tự do phóng túng và kiêu kỳ khinh bạc của mình , Nguyễn Bính không chịu cúi luồn. Ông bỏ cơ quan nhà nước là Nhà xuất bản Văn Nghệ , ra làm báo tư nhân, để được viết, được đăng những gì mình muốn.
Tờ Trăm Hoa mới của Nguyễn Bính đã đánh thẳng vào cái thói cửa quyền, bè phái, sùng bái cá nhân, nịnh bợ trong giới văn nghệ, làm cho đời sống văn học bị độc tôn hóa , phiến diện hóa, ém nhẹm thông tin hóa, mà tiêu biểu là việc trao “Giải thưởng văn học 1954- 1955”. Giải thưởng văn học đó bị Nguyễn Bính cho là sai lầm nghiêm trọng, là một nỗi nhục, và ông đề nghị xét lại toàn bộ giải thưởng , cụ thể : Đưa tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu từ giải nhất xuống giải nhì , bỏ giải nhì tập thơ Ngôi Sao của Xuân Diệu đi, loại tập ca dao của Nguyễn Hiêm, tập Thơ chiến sỹ, tập bút ký “Nam bộ mến yêu”, kịch bản “ Việt ơi”, truyện ngắn” Cái lu” ra khỏi giải , đưa tập thơ “Chú Hai Neo” và tập thơ của Tú Mỡ từ giải nhì xuống giải khuyến khích, xét lại truyện “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc có nên để giải nhất hay đưa xuống giải nhì và đưa vào giải những tác phẩm có giá trị của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm.
Có lẽ chưa có bài viết nào cụ thể về tập thơ “Ngôi sao” của Xuân Diệu, bằng bài viết Nguyễn Bính . Thời bấy giờ, với cái dáng sừng sững như cây cổ thụ giữa rừng của Xuân Diện , mà Nguyễn Bính dám nói bốp chát như dao chém đá thì quả thật đáng phục. Ông Viết : “ Bản thảo tập thơ Ngôi Sao đã đưa cho nhà xuất bản Văn Nghệ xem. Toàn thể anh em văn nghệ công tác ở nhà xuất bản đều thấy là dở quá. (Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Bính...)k hông đồng ý cho in. Quyển đó cứ bỏ lay bỏ lắt 4-5 tháng. Nhưng cấp trên cứ dục in. Túng thế anh em đành lựa một số bài không đến nỗi tồi lắm đưa sang nhà in Quốc gia (lúc ấy còn coi cả việc phát hành sách báo)thì bên ấy cũng không chịu in. Vì lẽ “Thơ Xuân Diệu không có độc giả”. Xuân Diệu lại vận động mãi với cấp trên , sau bất đắc dĩ nhà in Quốc gia nể quá mới in 1.500 quyển. Khi in ra , tập Ngôi sao đã bị dư luận chỉ trích rất nhiều. Điều đó thiết tưởng thường vụ Hội Phải biết rõ hơn ai hết. Xin nói thêm rằng hồi cho in tập Ngôi sao, là hồi nhà xuất bản Văn nghệ cùng đóng chung một căn nhà với thường vụ Hội (51 Trần Hưng Đạo) , thường vụ Hội mặc dù có bưng tai bịt mắt đến đâu chăng nữa chắc cũng phải nghe dư luận ở những anh em cùng chung một nhà ở, cùng chung một bàn ăn, đối với tập Ngôi Sao. Vậy mà đến lúc chấm giải vẫn cứ để cho nó được giải. Mà lại giải nhì. Như thế thì hiền như bụt cũng phải thắc mắc”
Nguyễn Bính vạch ra lý do tập thơ Ngôi Sao của Xuân Diệu được giải nhì vì: “ Ông Xuân Diệu trong Ban giám khảo đưa tác phẩm mình dự thi, tự chấm giải cho mình. Ông Huy Cận trong Ban giám khảo với Xuân Diệu là một. Ông Hoài Thanh trong Ban giám khảo lại là vụ trưởng vụ nghệ thuật là cấp dưới của ông thứ trưởng Huy Cận”
Nguyễn Bính phẫn nộ: “ Anh em không thể ngờ Ban giám khảo lại có thể khinh thường văn nghệ, khinh thường anh em và quần chúng đến mức ấy”
Chao ôi thế mà những bài thơ trong tập Ngôi Sao của Xuân Diệu xuất hiện nhan nhản trong sách giáo khoa thì có giết người không!
Về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu đoạt giải nhất, Nguyễn Bính táo tợn viết bằng giọng châm biếm rất sâu sắc: “ Khi bắt đầu đặt giải thưởng Văn học toàn quốc 1954-1955, anh em văn nghệ sỹ gặp nhau thường hay nói đùa một câu : Giải thưởng này cái gì thì không biết, chứ tập thơ Việt Bắc thì chém chết cũng được giải nhất rồi. Tất nhiên chúng ta đều hiểu rằng câu nói đó không phải là một câu tán dương. Anh em nhớ mãi cái cuộc tranh luận về quyển thơ Việt Bắc, chưa ngã ngũ ra sao, thì các ông lãnh đạo Hội đã vội vàng đưa ra mấy bài “bịt lỗ châu mai”lại. Anh em không thể nào quên cái câu ông Hoài Thanh phát biểu : “Địch nó không mong gì hơn là ta chê thơ Tố Hữu”. Ông Hoài Thanh đã mang cả địch ra mà bảo vệ cho thơ Tố Hữu . Cái lối nịnh trên nạt dưới ấy tất nhiên ông Hoài Thanh phải đem sử dụng vào việc chấm giải... Sở dĩ anh em biết trước thế nào tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu cũng đoạt giải nhất bởi anh em không còn lạ gì cái tệ sùng bái cá nhân của một số cá nhân lãnh đạo Hội Văn nghệ”
Cái tội Nguyễn Bính cả gan xúc phạm đến Tố Hữu, Hoài Thanh và anh em nhà Huy Cận, Xuân Diệu đã là tội tày đình. Nhưng người ta chưa đụng tới Nguyễn Bính,thậm chí còn muốn sử dụng ông làm một thứ vũ khí sắc bén để đánh nhóm Nhân Văn- Giai Phẩm.
Còn nhớ, khi tờ Trăm Hoa cũ của Nguyễn Mạnh Phác và Nguyễn Bính chỉ ra được 31 số rồi phải đình bản vì : “ Phải mua giấy giá cao hơn so với giá cung cấp dành cho các báo nhà nước và đoàn thể, các cơ sở phát hành lớn của hệ thống “hiệu sách nhân dân” không bán các báo tư nhân, ngoài ra còn một trở ngại đáng kể là cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương thường gây trở ngại cho phóng viên và người phát hành các báo tư nhân” nên lỗ vốn, hết tiền. Thì ngay lúc đó lại người giúp tiền cho Nguyễn Bính ra tờ Trăm Hoa mới. Người đó là ai?
Trong “Cát bụi chân ai”, Tô Hoải đã trả lời câu hỏi đó : “ Cấp trên đã có sáng kiến lấy giấy và tiền nhà của xuất bản Văn Nghệ dúp Trăm Hoa, và giao nhiêm vụ cho Tô Hoài thuyết phụ tờ báo tư nhân nhưng có tiếng nói chống những luận điệu ngang ngược của báo Nhân Văn giai phẩm”. Qủa là một đòn hiểm của các nhà lãnh đạo!
Kết quả theo nhận định của Tô Hoài : “ Tờ Trăm Hoa có một vẻ khác. Không về bè với Nhân văn giai phẩm, nhưng chẳng đi với ai. Cấp trên nhận xét từng số, từng bài, cho là chưa đủ hơi sức hỗ trợ cấn thiết”
Tô Hoài đem nhận xét ấy bàn lại với Nguyễn Bính. Nguyễn Bính bảo Tô Hoài : “ Trăm Hoa thế mới là báo của Nguyễn Bính chứ. Nếu không thì mày làm quách cho xong”.
Cấp trên cùa Tô Hoài nhận ra đã đầu tư nhầm chỗ. Nguyễn Bính không ra đòn thẳng tay đánh Nhân Văn-Giai Phẩm, ngược còn bênh những văn nghệ sỹ bị nạn như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Quang Dũng, Hoàng Cầm , Thụy An...
Trên tờ Trăm Hoa số 4, ông đăng bài ký tên Lưu Thủy, có đoạn : “ Biết bao nhiêu bài thơ, chưa nói đến văn, dở òm và nhạt phèo của Xuân Diệu, của Nguyễn Đình Thi, của Huy Cận ...vẫn được in một cách vô tội vạ. Trong khi một bông hoa của chị Thụy An bị vùi dập. Vì cái tinh thần bè phái đương nghự trị trong đầu một số ông phụ trách báo , sách văn nghệ và văn hóa đại chúng, và trên hết là cái tinh thần bè phái ở ngay trong cơ quan lãnh đạo Hội. Tất cả rắc rối ( hạn chế tài năng của cá nhân, kìm hãm tiến triển của phong trào, thiếu đoàn kết, gây phản ứng) do đó mà ra cả”
Về chính trị, Nguyễn Bính muốn : “ Đem những lời trung thực cùa ta để xây dựng chế đội ngày thêm tươi đẹp, chúng ta sẽ không bị câm ,và nhất định không bao giờ để phải bị câm!” Ông viết trên Trăm Hoa số 5 : “ Phải nói rằng một trong những nguyên nhân mắc phải sai lầm là mũi nhọn chuyên chính đã chĩa vào ta và bạn. Máu và nước mắt đã chảy dài trong cuộc chiến tranh cách mạng. Máu và nước mắt của một số người lại chảy trong cải cách ruộng đất. Nỗi đau khổ của một số đồng bào nông dân , của một số đảng viên bị xử trí oan không phải là không chính đáng
Cô chửa về ư? Đường thì xa
Mà cái thoi ngày như sắp tắt
Hay cô ở lại về cùng ta?”
Năm 1937, mười chín tuổi , Nguyễn Bính đoạt giải khuyến khích thơ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, ba năm sau , bước vào tuổi hai hai, thơ ông nổi như cồn từ Bắc chí Nam.
Cũng như nhiều văn nghệ sỹ khác thời ấy, Nguyễn Bính muốn vào đàng trong tìm hồn thơ ở sông Hương, núi Ngự cố đô Huế. Nguyễn Mạnh Phác chiều lòng em, bán chiếc máy chụp ảnh là thứ rất quý giá bấy giờ,và về quê bán luôn những tảng đá xanh lát thềm nhà lấy tiền làm lộ phí cho Nguyễn Bính.
Từ Huế , Nguyễn Bính gửi thơ cho Nguyễn Mạnh Phác in báo, cũng là gửi tâm tư mình cho anh chị:
“Bốn bể vẫn chưa yên sóng gió
Xuân này em chị vẫn tha hương
Vẫn ăn cái tết ngoài thiên hạ
Son sắt say hoài rượu bốn phương”.....
“Thời chưa gặp đỏ, nằm xuông mãi
Xuông cả ân tình rượu cũng xuông
Trước mặt bút nghiên , sầu tịch mịch
Quanh mình chăn chiếu rộn tang thương”
Năm 1943, Nguyễn Bính đi biệt vào miền Tây Nam Bộ , kết bạn vong niên với nhà thơ Đông Hồ và Kiên Giang.
Cuộc khởi tháng 8- 1945 thành công,rồi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Đông Hổ, Kiên Giang, Nguyễn Bính hòa vào dòng thác cách mạng do Hồ Chủ tịch đứng đầu.
Bấy giờ ở Sài Gòn chính phủ “Nam kỳ tự trị” của thủ tường Nguyễn Văn Thịnh treo giải cho người nào đưa được nhà thơ Nguyễn Bính dinh tê, sẽ thưởng 1000 đồng bạc Đông Dương. Nếu Nguyễn Bính tự vào thành cũng được thưởng món tiền đó, ngoài ra còn được bảo đảm cuộc sống sung túc. Một ngàn đồng Đông Dương lúc đó mua được xe hơi, nhả lẩu , bằng cả một cơ nghiệp. Có người viết thư khuyên Nguyễn Bính nên bỏ Việt Minh theo chính phủ Nam kỳ tự trị, sống sung sướng và tự do sáng tác. Tổ chức cách mạnh đâm nghi Nguyễn Bính “rẽ bước sang ngang”. Ông đã trả lời thẳng thắn bằng hai câu thơ
“Mình không bỏ Sở sang Tề
Mình không là kẻ lỗi thề thì thôi!”
Thái độ dứt khoát ấy còn thể hiện bằng việc Nguyễn Bính gia nhập Vệ quốc đoàn. Tướng Trần Văn Trà và Nguyễn Văn Vịnh, những người rất thích thơ Nguyễn Bính, đã nói với Bảo Định Giang: “ Đối đãi đàng hoàng,chăm sóc chu đáo tác giả Lỡ bước sang ngang”. Cả bí thư khu ủy Lê Duẩn cũng quý mến Nguyễn Bính. Ông đã mai mối cho Nguyễn Bính lấy Nguyễn Hồng Châu, một cán bộ phụ nữ miền Nam xinh đẹp, và hai người đã sinh được người con gái đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu.
Nguyễn Bính quấn khăn rằn, khoác súng trường, đeo nóp cùng những người lính chinh chiến từ rừng U Minh đất mũi miền Tây, đến Đồng Tháp Mười miền Đông . Ông chung võng, chung chăm, chung mảnh khăn rằn cùng người lính. Mổ hôi , nước mắt và máu của quân dân Nam Bộ hòa vào thơ ông , vừa đằm thắm nghĩa tình, vừa hào sảng , đẫm sắc thái phương Nam. Ông theo chân các chiến sỹ Tiểu đoàn cơ động 307, tham gia trận Mộc Hóa, La Bang và bài thơ “Tiểu đoàn 307”, ông sáng tác năm 1949, đăng trên báo Tổ Quốc , Khu 8, được nhạc sỹ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng sống mãi cùng năm tháng:
“Ai đã từng đi qua sông Cửu Long giang
Cửu Long giang sóng trào nước xoáy
Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn
Tiếng Tiểu đoản ba trăm lẻ bảy
Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy
Cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng
Người chiến sỹ tiếc gì máu rơi
Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy
Nguyện một lòng giữ vững non sông...”Năm 1954, Nguyễn Bình tập kết ra Bắc theo hiệp định Genève.Ông cũng như cán bộ chiến sỹ miền Nam tập kết đinh ninh rằng hai năm sẽ có hiệp thương thống nhất, nhưng rồi niềm tin ấy tắt ngấm. Cảnh “ngày Bắc , đêm Nam” day dứt, khắc khoải, rất sâu đậm trong bài thơ “ Gửi vợ miền Nam” của Nguyễn Bính:
“Thư một bức ngàn lời tâm huyết
Đêm canh dài thức viết cho em
Bồi hồi máu ứ trong tim
Chảy theo ngòi bút hiện lên thư này”
.....
“Ai chia cắt kẻ Nam người Bắc
Mảnh trăng tròn ai cắt làm đôi?
Ai làm máu đổ lệ rơi
Ai đang lấp ngõ, ai xui phá cầu?”
Nỗi khắc khoải dần nguôi ngoai,và Nguyễn Bính bị cuốn vào công cuộc xây dựng miền Bắc. Cũng như nhiều nhà văn, nhà thơ bấy giờ, Nguyễn Bính đặt niềm tin vào chế độ mới, tiếng thơ của ông có vẻ gượng gạo giữa một “dàn tụng ca” nhuần nhuyễn của Tố Hữu, Huy Cân, Xuân Diệu, Chế Lan Viên...
“Từng lớp người vĩ đại
Cuồn cuộn đi trong một biển cờ
Đi giữa lòng ngưỡng mộ
Đi giữa tiếng hoan hô
Những bước chân chiến thắng
Rầm rập vang rền nẻo cố đô
Người Hà Nội vỗ tay trào nước mắt
Ôi! Tám năm đằng đẵng mong chờ”
Và:
“Đường dài nghĩa nặng tình sâu
Ăn cơm Trung Quốc đi tàu Liên Xô”
Có lẽ Nguyễn Bính sẽ được ưu ái chả kém gì các nhà văn miền Nam tập kết như Nguyễn Văn Bổng, Bảo Định Giang, Đoàn Giỏi nếu ông cứ khai thác cái mạch thơ ấy, và nhất là đừng đụng chạm đến Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoài Thanh . Nhưng với tính cách tự do phóng túng và kiêu kỳ khinh bạc của mình , Nguyễn Bính không chịu cúi luồn. Ông bỏ cơ quan nhà nước là Nhà xuất bản Văn Nghệ , ra làm báo tư nhân, để được viết, được đăng những gì mình muốn.
Tờ Trăm Hoa mới của Nguyễn Bính đã đánh thẳng vào cái thói cửa quyền, bè phái, sùng bái cá nhân, nịnh bợ trong giới văn nghệ, làm cho đời sống văn học bị độc tôn hóa , phiến diện hóa, ém nhẹm thông tin hóa, mà tiêu biểu là việc trao “Giải thưởng văn học 1954- 1955”. Giải thưởng văn học đó bị Nguyễn Bính cho là sai lầm nghiêm trọng, là một nỗi nhục, và ông đề nghị xét lại toàn bộ giải thưởng , cụ thể : Đưa tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu từ giải nhất xuống giải nhì , bỏ giải nhì tập thơ Ngôi Sao của Xuân Diệu đi, loại tập ca dao của Nguyễn Hiêm, tập Thơ chiến sỹ, tập bút ký “Nam bộ mến yêu”, kịch bản “ Việt ơi”, truyện ngắn” Cái lu” ra khỏi giải , đưa tập thơ “Chú Hai Neo” và tập thơ của Tú Mỡ từ giải nhì xuống giải khuyến khích, xét lại truyện “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc có nên để giải nhất hay đưa xuống giải nhì và đưa vào giải những tác phẩm có giá trị của Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm.
Có lẽ chưa có bài viết nào cụ thể về tập thơ “Ngôi sao” của Xuân Diệu, bằng bài viết Nguyễn Bính . Thời bấy giờ, với cái dáng sừng sững như cây cổ thụ giữa rừng của Xuân Diện , mà Nguyễn Bính dám nói bốp chát như dao chém đá thì quả thật đáng phục. Ông Viết : “ Bản thảo tập thơ Ngôi Sao đã đưa cho nhà xuất bản Văn Nghệ xem. Toàn thể anh em văn nghệ công tác ở nhà xuất bản đều thấy là dở quá. (Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Bính...)k hông đồng ý cho in. Quyển đó cứ bỏ lay bỏ lắt 4-5 tháng. Nhưng cấp trên cứ dục in. Túng thế anh em đành lựa một số bài không đến nỗi tồi lắm đưa sang nhà in Quốc gia (lúc ấy còn coi cả việc phát hành sách báo)thì bên ấy cũng không chịu in. Vì lẽ “Thơ Xuân Diệu không có độc giả”. Xuân Diệu lại vận động mãi với cấp trên , sau bất đắc dĩ nhà in Quốc gia nể quá mới in 1.500 quyển. Khi in ra , tập Ngôi sao đã bị dư luận chỉ trích rất nhiều. Điều đó thiết tưởng thường vụ Hội Phải biết rõ hơn ai hết. Xin nói thêm rằng hồi cho in tập Ngôi sao, là hồi nhà xuất bản Văn nghệ cùng đóng chung một căn nhà với thường vụ Hội (51 Trần Hưng Đạo) , thường vụ Hội mặc dù có bưng tai bịt mắt đến đâu chăng nữa chắc cũng phải nghe dư luận ở những anh em cùng chung một nhà ở, cùng chung một bàn ăn, đối với tập Ngôi Sao. Vậy mà đến lúc chấm giải vẫn cứ để cho nó được giải. Mà lại giải nhì. Như thế thì hiền như bụt cũng phải thắc mắc”
Nguyễn Bính vạch ra lý do tập thơ Ngôi Sao của Xuân Diệu được giải nhì vì: “ Ông Xuân Diệu trong Ban giám khảo đưa tác phẩm mình dự thi, tự chấm giải cho mình. Ông Huy Cận trong Ban giám khảo với Xuân Diệu là một. Ông Hoài Thanh trong Ban giám khảo lại là vụ trưởng vụ nghệ thuật là cấp dưới của ông thứ trưởng Huy Cận”
Nguyễn Bính phẫn nộ: “ Anh em không thể ngờ Ban giám khảo lại có thể khinh thường văn nghệ, khinh thường anh em và quần chúng đến mức ấy”
Chao ôi thế mà những bài thơ trong tập Ngôi Sao của Xuân Diệu xuất hiện nhan nhản trong sách giáo khoa thì có giết người không!
Về tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu đoạt giải nhất, Nguyễn Bính táo tợn viết bằng giọng châm biếm rất sâu sắc: “ Khi bắt đầu đặt giải thưởng Văn học toàn quốc 1954-1955, anh em văn nghệ sỹ gặp nhau thường hay nói đùa một câu : Giải thưởng này cái gì thì không biết, chứ tập thơ Việt Bắc thì chém chết cũng được giải nhất rồi. Tất nhiên chúng ta đều hiểu rằng câu nói đó không phải là một câu tán dương. Anh em nhớ mãi cái cuộc tranh luận về quyển thơ Việt Bắc, chưa ngã ngũ ra sao, thì các ông lãnh đạo Hội đã vội vàng đưa ra mấy bài “bịt lỗ châu mai”lại. Anh em không thể nào quên cái câu ông Hoài Thanh phát biểu : “Địch nó không mong gì hơn là ta chê thơ Tố Hữu”. Ông Hoài Thanh đã mang cả địch ra mà bảo vệ cho thơ Tố Hữu . Cái lối nịnh trên nạt dưới ấy tất nhiên ông Hoài Thanh phải đem sử dụng vào việc chấm giải... Sở dĩ anh em biết trước thế nào tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu cũng đoạt giải nhất bởi anh em không còn lạ gì cái tệ sùng bái cá nhân của một số cá nhân lãnh đạo Hội Văn nghệ”
Cái tội Nguyễn Bính cả gan xúc phạm đến Tố Hữu, Hoài Thanh và anh em nhà Huy Cận, Xuân Diệu đã là tội tày đình. Nhưng người ta chưa đụng tới Nguyễn Bính,thậm chí còn muốn sử dụng ông làm một thứ vũ khí sắc bén để đánh nhóm Nhân Văn- Giai Phẩm.
Còn nhớ, khi tờ Trăm Hoa cũ của Nguyễn Mạnh Phác và Nguyễn Bính chỉ ra được 31 số rồi phải đình bản vì : “ Phải mua giấy giá cao hơn so với giá cung cấp dành cho các báo nhà nước và đoàn thể, các cơ sở phát hành lớn của hệ thống “hiệu sách nhân dân” không bán các báo tư nhân, ngoài ra còn một trở ngại đáng kể là cán bộ chính quyền và đoàn thể các địa phương thường gây trở ngại cho phóng viên và người phát hành các báo tư nhân” nên lỗ vốn, hết tiền. Thì ngay lúc đó lại người giúp tiền cho Nguyễn Bính ra tờ Trăm Hoa mới. Người đó là ai?
Trong “Cát bụi chân ai”, Tô Hoải đã trả lời câu hỏi đó : “ Cấp trên đã có sáng kiến lấy giấy và tiền nhà của xuất bản Văn Nghệ dúp Trăm Hoa, và giao nhiêm vụ cho Tô Hoài thuyết phụ tờ báo tư nhân nhưng có tiếng nói chống những luận điệu ngang ngược của báo Nhân Văn giai phẩm”. Qủa là một đòn hiểm của các nhà lãnh đạo!
Kết quả theo nhận định của Tô Hoài : “ Tờ Trăm Hoa có một vẻ khác. Không về bè với Nhân văn giai phẩm, nhưng chẳng đi với ai. Cấp trên nhận xét từng số, từng bài, cho là chưa đủ hơi sức hỗ trợ cấn thiết”
Tô Hoài đem nhận xét ấy bàn lại với Nguyễn Bính. Nguyễn Bính bảo Tô Hoài : “ Trăm Hoa thế mới là báo của Nguyễn Bính chứ. Nếu không thì mày làm quách cho xong”.
Cấp trên cùa Tô Hoài nhận ra đã đầu tư nhầm chỗ. Nguyễn Bính không ra đòn thẳng tay đánh Nhân Văn-Giai Phẩm, ngược còn bênh những văn nghệ sỹ bị nạn như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Quang Dũng, Hoàng Cầm , Thụy An...
Trên tờ Trăm Hoa số 4, ông đăng bài ký tên Lưu Thủy, có đoạn : “ Biết bao nhiêu bài thơ, chưa nói đến văn, dở òm và nhạt phèo của Xuân Diệu, của Nguyễn Đình Thi, của Huy Cận ...vẫn được in một cách vô tội vạ. Trong khi một bông hoa của chị Thụy An bị vùi dập. Vì cái tinh thần bè phái đương nghự trị trong đầu một số ông phụ trách báo , sách văn nghệ và văn hóa đại chúng, và trên hết là cái tinh thần bè phái ở ngay trong cơ quan lãnh đạo Hội. Tất cả rắc rối ( hạn chế tài năng của cá nhân, kìm hãm tiến triển của phong trào, thiếu đoàn kết, gây phản ứng) do đó mà ra cả”
Về chính trị, Nguyễn Bính muốn : “ Đem những lời trung thực cùa ta để xây dựng chế đội ngày thêm tươi đẹp, chúng ta sẽ không bị câm ,và nhất định không bao giờ để phải bị câm!” Ông viết trên Trăm Hoa số 5 : “ Phải nói rằng một trong những nguyên nhân mắc phải sai lầm là mũi nhọn chuyên chính đã chĩa vào ta và bạn. Máu và nước mắt đã chảy dài trong cuộc chiến tranh cách mạng. Máu và nước mắt của một số người lại chảy trong cải cách ruộng đất. Nỗi đau khổ của một số đồng bào nông dân , của một số đảng viên bị xử trí oan không phải là không chính đáng
Tưởng có thể biến Nguyễn Bính thành một lính xung kích, nào ngờ Nguyễn Bính ngang ngạnh như thế. Cấp trên của Tô Hoài quyết định ra đòn với Nguyễn Bính. Cái tội phỉ báng Tố Hữu, Xuân Diệu được cộng vào. Người chấm dứt sáng kiến tài trợ tiền , giấy cho Trăm Hoa và đày Nguyễn Bính về Nam Hà.
Một buổi tối,Nguyễn Bính cùng anh là Trúc Đường đặt một mâm rượu ở nhà hàng Lục Quốc , mời Tô Hoài tới dự. Nguyễn Bính nâng ly rượi lên, mắt ầng ậng nước, nói với Tô Hoài : “Hôm nay ăn cỗ đám ma Trăm Hoa!” (Theo Cát bụi chân ai)Nguyễn Bính về Ty văn hóa Nam Hà, nơi nhà văn đồng hương Chu Văn, làm Trường ty.
Năm 1986, khi viết lời bạt cho Tuyển tập Nguyễn Bính , Chu Văn ca ngợi nhà thơ đồng hương như một bậc thiên tài, và ông như cố nhân của Nguyễn Bính. Nhưng trong “ Chiều chiều” của Tô Hoài, thì Nguyễn Bính về Ty văn hóa Nam Hà trước sau chỉ là một nhân viên ngoài biên chế”. Trưởng ty Chu văn được giao đặc trách “ chăm sóc” Nguyễn Bính thì : “ Những ai đã công tác cùng Nguyễn Bính ở Ty văn hóa Nam Định có thể biết Chu Văn đã quần Nguyễn Bính như thế nào”.(nguồn Chiều chiều, trang 228)
Ông Chu Văn cư xử thế nảo chả cần phải nói hết ra, nhưng về cái chết của nhà thơ Nguyễn Bính, ông bảo có điềm báo trước. Ông kể : “ Cuối năm 1965 , nhằm kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, người mà Nguyễn Bính vốn coi như “ Tổ sư”của mình trong lĩnh vực làm thơ, báo Xuân Bính Ngọ ra số đặc biệt với nhiều bài thơ về Nguyễn Du. Hôm duyệt bài bào Tết, Nguyễn Bính cười thật tươi, tay cầm một xấp giấy mỏng, khoe : “ Chỉ trong một đêm , tôi đã viết được một bài tập Kiều, vịnh cụ Tiên Điền”. Nguyễn Bính không cho ai xem mà chờ đến lúc đông đủ anh em mới trịnh trọng giở những trang giấy được viết thật công phu, chữ đẹp như xếp, rồi hắng giọng ngân nga: “Kính tặng cụ Nguyễn Du và Truyện Kiều”:
Cào thơm lần giở trước đèn
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa
Trăm năm trong cõi người ta
Một thiên tuyệt bút gọi là để sau
Khen tài nhả ngọc phun châu
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
Mấy lời ký chú đinh ninh
Rằng tài nên trọng mà tình nên thương
Khen rằng giá đáng Trịnh Đường
Thì treo giải nhất , chi nhường cho ai
Gẫm câu người ấy, báu này
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
Nặng vì chút nghĩa xưa sau
Mà cho thiên hạ trông vào cũng hay
Thương vui bởi tại lòng này
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời
Lòng thơ lai láng bồi hồi
Tưởng người nên lại thấy người về đây...
Cả hội đồng duyệt bài số báo Tết hôm ấy , cùng lặng đi. Một bài tập Kiều thật hay. Nhưng nghe ra ... đây tuy đề tặng cụ Tiên Điền mà cứ như tâm sự cùa Nguyễn Bính , tổng kết cái cuộc đời thơ tài hoa long đong lận đận của mình
Thực ra Nguyễn Bính chỉ là một nhân viên ngoài biến chế làm gì được nằm trong hội đồng duyệt báo Tết mà cười với chả tươi. Khi ông Chu Văn và những người lãnh đạo duyệt báo , thì Nguyễn Bính đang bệnh nặng, nằm co ro một mình trong căn phòng trống gió lùa hun hút. Ông cố gắng đạp xe về quê Đại Hoàng ăn tết với vợ con nhưng không nổi, phải rẽ vào nhà một người bạn ở Lý nhân, và chết ở đó.
Nhà văn Vũ Bão kể về cái chết đau lòng của nhà thơ Nguyễn Bính như sau: “ Khi làm báo Hà Nam, tôi và Nguyễn Bính có một người bạn chung là Đỗ Văn Hứa, người thôn Mạc Hạ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Anh này làm nghề bốc thuốc đông y nhưng cũng viết báo, làm thơ lấy bút hiệu là Tân Thanh. Đặc biệt anh rất yêu thơ Nguyễn Bính nên mỗi lần về Ty văn hóa Hà Nam họp , Tân Thanh lại khẩn khoản mời Nguyễn Bính về nhà mình chơi. Được cái cô Sang - vợ Tân Thanh - là người rất mến khách, mỗi lần chúng tôi về nhà, cô tiếp đón niềm nở.
Mùng 4 Tết, tôi mới được nghỉ, đạp xe đi thăm đây đó. Mười giờ sáng tôi tới nhà Tân Thanh, ở Mạc Hạ. Vừa nhìn thấy tôi dắt xe vào trong sân, cô Sang đã nói ngay: “ Bác Vũ ơi, bác Bính mất rồi! Tôi đứng sững lại: “Ai nói với cô?” Cô Sang nói tiếp: “Tuần trước , bác ấy đạp xe về nhà em. Trời trở gió, vừa vào tới nhà, bác ấy đã bảo nhà em đưa bác ấy đi bệnh viện. Thời may, bệnh viện huyện lại sơ tán ngay ở xã em. Bác ấy bị thổ ra máu. Nằm ở bệnh viện huyện ba ngày, sức khỏe hơi đỡ, lại về nhà em lấy xe đạp tính về Đại Hoàng ăn tết với vợ con. Hôm ấy đã là 29 Tết rồi. Thấy bác còn mệt, chúng em sợ bác không đủ sức về Đại Hoàng nên cố giữ bác lại ăn tết cùng chúng em. Sáng 30, nhà em sang chỗ hàng xóm chia thịt lợn mang về cái đùi và một ít lòng, tiết canh để hai anh em ăn cơm. Bác Bính bảo nhà em cứ ở nhà ăn với bác bát cơm cái đã. Nể bác nhà em ngồi nán lại ăn cơm. Bác Bính có thói quen ăn xong là đi rửa tay. Bác vắt khăn lên vai, lò dò bước xuống cầu ao. Bỗng chúng em nghe tiếng bác gọi “ Tân Thanh”. Nhà em chạy vội ra sân, thấy bác Bính đang gục xuống gốc mít, cạnh hố vôi. Nhà em xốc bác lên, tựa người bác vào ngực mình. Miệng bác đầy máu, bác thổ ra huyết. Nhà em chạy đi gọi anh Huê và anh Đáp, nhờ họ cáng bác lên bệnh viện. Y sỹ khám cho bác ấy xong mới cho nhà em biết bác ấy mất rồi. Nhà em ra Bưu điện gọi điện bào tin cho bác Trúc Đường và Ty văn hoa.
Đó là 30 Tết Bính Ngọ, nhằm ngày 9-2-1967, Nguyễn Bính vừa tròn 49 tuổi.
Nguyễn Bính làm thơ từ lúc thiếu thời, và trải hơn ba mươi năm theo nghiệp thơ. Ông sống hết mình cho thi ca, và thơ ông là âm thanh chau chuốt nhất được chắt lọc từ mảnh đất màu mỡ thấm đẫm chất dân ca vừa giản dị vừa đằm thắm lại vô cùng cao sang của làng quê Việt Nam. Ông yêu tự do như một chàng lãng tử, tâm hồn luôn bị ám ảnh vì lỡ bước sang ngang, số phận đen bạc như hai tờ báo Trăm Hoa sớm nở tối tàn mà nhà thơ Xuân Sách đã vẽ thành chân dung ông: “Hai lần lỡ bước sang ngang. Thương con bướm đậu trên dàn mồng tơi. Trăm hoa thân rã cánh rời. Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ!”.
Một buổi tối,Nguyễn Bính cùng anh là Trúc Đường đặt một mâm rượu ở nhà hàng Lục Quốc , mời Tô Hoài tới dự. Nguyễn Bính nâng ly rượi lên, mắt ầng ậng nước, nói với Tô Hoài : “Hôm nay ăn cỗ đám ma Trăm Hoa!” (Theo Cát bụi chân ai)Nguyễn Bính về Ty văn hóa Nam Hà, nơi nhà văn đồng hương Chu Văn, làm Trường ty.
Năm 1986, khi viết lời bạt cho Tuyển tập Nguyễn Bính , Chu Văn ca ngợi nhà thơ đồng hương như một bậc thiên tài, và ông như cố nhân của Nguyễn Bính. Nhưng trong “ Chiều chiều” của Tô Hoài, thì Nguyễn Bính về Ty văn hóa Nam Hà trước sau chỉ là một nhân viên ngoài biên chế”. Trưởng ty Chu văn được giao đặc trách “ chăm sóc” Nguyễn Bính thì : “ Những ai đã công tác cùng Nguyễn Bính ở Ty văn hóa Nam Định có thể biết Chu Văn đã quần Nguyễn Bính như thế nào”.(nguồn Chiều chiều, trang 228)
Ông Chu Văn cư xử thế nảo chả cần phải nói hết ra, nhưng về cái chết của nhà thơ Nguyễn Bính, ông bảo có điềm báo trước. Ông kể : “ Cuối năm 1965 , nhằm kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, người mà Nguyễn Bính vốn coi như “ Tổ sư”của mình trong lĩnh vực làm thơ, báo Xuân Bính Ngọ ra số đặc biệt với nhiều bài thơ về Nguyễn Du. Hôm duyệt bài bào Tết, Nguyễn Bính cười thật tươi, tay cầm một xấp giấy mỏng, khoe : “ Chỉ trong một đêm , tôi đã viết được một bài tập Kiều, vịnh cụ Tiên Điền”. Nguyễn Bính không cho ai xem mà chờ đến lúc đông đủ anh em mới trịnh trọng giở những trang giấy được viết thật công phu, chữ đẹp như xếp, rồi hắng giọng ngân nga: “Kính tặng cụ Nguyễn Du và Truyện Kiều”:
Cào thơm lần giở trước đèn
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa
Trăm năm trong cõi người ta
Một thiên tuyệt bút gọi là để sau
Khen tài nhả ngọc phun châu
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
Mấy lời ký chú đinh ninh
Rằng tài nên trọng mà tình nên thương
Khen rằng giá đáng Trịnh Đường
Thì treo giải nhất , chi nhường cho ai
Gẫm câu người ấy, báu này
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào
Nặng vì chút nghĩa xưa sau
Mà cho thiên hạ trông vào cũng hay
Thương vui bởi tại lòng này
Tan sương đầu ngõ, vén mây cuối trời
Lòng thơ lai láng bồi hồi
Tưởng người nên lại thấy người về đây...
Cả hội đồng duyệt bài số báo Tết hôm ấy , cùng lặng đi. Một bài tập Kiều thật hay. Nhưng nghe ra ... đây tuy đề tặng cụ Tiên Điền mà cứ như tâm sự cùa Nguyễn Bính , tổng kết cái cuộc đời thơ tài hoa long đong lận đận của mình
Thực ra Nguyễn Bính chỉ là một nhân viên ngoài biến chế làm gì được nằm trong hội đồng duyệt báo Tết mà cười với chả tươi. Khi ông Chu Văn và những người lãnh đạo duyệt báo , thì Nguyễn Bính đang bệnh nặng, nằm co ro một mình trong căn phòng trống gió lùa hun hút. Ông cố gắng đạp xe về quê Đại Hoàng ăn tết với vợ con nhưng không nổi, phải rẽ vào nhà một người bạn ở Lý nhân, và chết ở đó.
Nhà văn Vũ Bão kể về cái chết đau lòng của nhà thơ Nguyễn Bính như sau: “ Khi làm báo Hà Nam, tôi và Nguyễn Bính có một người bạn chung là Đỗ Văn Hứa, người thôn Mạc Hạ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Anh này làm nghề bốc thuốc đông y nhưng cũng viết báo, làm thơ lấy bút hiệu là Tân Thanh. Đặc biệt anh rất yêu thơ Nguyễn Bính nên mỗi lần về Ty văn hóa Hà Nam họp , Tân Thanh lại khẩn khoản mời Nguyễn Bính về nhà mình chơi. Được cái cô Sang - vợ Tân Thanh - là người rất mến khách, mỗi lần chúng tôi về nhà, cô tiếp đón niềm nở.
Mùng 4 Tết, tôi mới được nghỉ, đạp xe đi thăm đây đó. Mười giờ sáng tôi tới nhà Tân Thanh, ở Mạc Hạ. Vừa nhìn thấy tôi dắt xe vào trong sân, cô Sang đã nói ngay: “ Bác Vũ ơi, bác Bính mất rồi! Tôi đứng sững lại: “Ai nói với cô?” Cô Sang nói tiếp: “Tuần trước , bác ấy đạp xe về nhà em. Trời trở gió, vừa vào tới nhà, bác ấy đã bảo nhà em đưa bác ấy đi bệnh viện. Thời may, bệnh viện huyện lại sơ tán ngay ở xã em. Bác ấy bị thổ ra máu. Nằm ở bệnh viện huyện ba ngày, sức khỏe hơi đỡ, lại về nhà em lấy xe đạp tính về Đại Hoàng ăn tết với vợ con. Hôm ấy đã là 29 Tết rồi. Thấy bác còn mệt, chúng em sợ bác không đủ sức về Đại Hoàng nên cố giữ bác lại ăn tết cùng chúng em. Sáng 30, nhà em sang chỗ hàng xóm chia thịt lợn mang về cái đùi và một ít lòng, tiết canh để hai anh em ăn cơm. Bác Bính bảo nhà em cứ ở nhà ăn với bác bát cơm cái đã. Nể bác nhà em ngồi nán lại ăn cơm. Bác Bính có thói quen ăn xong là đi rửa tay. Bác vắt khăn lên vai, lò dò bước xuống cầu ao. Bỗng chúng em nghe tiếng bác gọi “ Tân Thanh”. Nhà em chạy vội ra sân, thấy bác Bính đang gục xuống gốc mít, cạnh hố vôi. Nhà em xốc bác lên, tựa người bác vào ngực mình. Miệng bác đầy máu, bác thổ ra huyết. Nhà em chạy đi gọi anh Huê và anh Đáp, nhờ họ cáng bác lên bệnh viện. Y sỹ khám cho bác ấy xong mới cho nhà em biết bác ấy mất rồi. Nhà em ra Bưu điện gọi điện bào tin cho bác Trúc Đường và Ty văn hoa.
Đó là 30 Tết Bính Ngọ, nhằm ngày 9-2-1967, Nguyễn Bính vừa tròn 49 tuổi.
Nguyễn Bính làm thơ từ lúc thiếu thời, và trải hơn ba mươi năm theo nghiệp thơ. Ông sống hết mình cho thi ca, và thơ ông là âm thanh chau chuốt nhất được chắt lọc từ mảnh đất màu mỡ thấm đẫm chất dân ca vừa giản dị vừa đằm thắm lại vô cùng cao sang của làng quê Việt Nam. Ông yêu tự do như một chàng lãng tử, tâm hồn luôn bị ám ảnh vì lỡ bước sang ngang, số phận đen bạc như hai tờ báo Trăm Hoa sớm nở tối tàn mà nhà thơ Xuân Sách đã vẽ thành chân dung ông: “Hai lần lỡ bước sang ngang. Thương con bướm đậu trên dàn mồng tơi. Trăm hoa thân rã cánh rời. Thôi đành lấy đáy giếng thơi làm mồ!”.
Ôi, “Trăm hoa thân rã cánh rời” – thăng trầm, biến trải, cám cảnh! Nhớ tới Nguyễn Bính năm xưa với ước vọng làm báo mà đành chịu thân phận èo uột của tờ Trăm Hoa (khó mà đua nở) với “hai lần lỡ bước sang ngang”. …
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét