Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA CẢM HO

NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN Chữa ho cho con trẻ và người lớn DỄ KIẾM VÀ AN TOÀN.
12:09 1 thg 12 2012Cá nhân32 Lượt xem 3



( Bài  đã đăng trên báo )

Chuyển muà, trẻ nhỏ và cả người lớn dễ bị cảm cúm ho . Xin giới thiệu một số bài thuốc dân gian được dùng rộng rãi có hiệu quả cao và an toàn

Khi bé bắt đầu bị ho mà chưa có điều kiện đưa bé đến bệnh viện ngay thì bạn có thể làm một số món ăn dưới đây để chữa ho cho bé mà không cần đến sự can thiệp của y tế.

1. TỎI VÀ MẬT ONG:
Sau đây là một vài cách sử dụng tỏi thông thường.
Phòng và trị cúm. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.


Giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy. Chú ý không được hấp chín tỏi, nếm thử thấy vị hắc mùi tỏi là được. Cho bé uống nửa thìa cà phê, ngày từ 1 – 2 lần. Trước khi uống, nên cho bé uống nước lọc.


2.HÚNG CHANH VÀ QUẤT:
 Húng chanh có vị cay, tính ấm và có tác dụng trừ đờm, tiêu độc rất tốt nên có thể được dùng làm thuốc chữa ho, trị viêm họng hiệu quả.
Húng chanh còn gọi là rau tần dày lá, rau thơm lông. Húng chanh có chứa tinh dầu giàu hợp chất phenol, salixylat eugenol và sắc tố đỏ colein, kháng sinh mạnh.

Theo Đông y, húng chanh tính ấm, vị cay thơm, hơi chua, thơm mùi chanh, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc. Thường dùng làm thuốc chữa bệnh đường hô hấp, ho, viêm họng, hen suyễn, trị ong, kiến, bọ cạp đốt.

Cách dùng húng chanh trị bệnh:

Ho, viêm họng, khản tiếng: Húng chanh, kinh giới, tía tô, hẹ, gừng tươi mỗi thứ 8g sắc với 500ml nước, chia uống ngày 3 lần. Hoặc lá húng chanh rửa sạch, thêm chút muối, ngậm nuốt nước dần. Hoặc húng chanh 10g giã ép nước cốt uống ngày 2 lần. Với trẻ em cần thêm đường, hấp cách thủy uống.
Cây húng chanh trị viêm họng hiệu quả

  
Hen suyễn có đờm: Húng chanh 10g, lá cây bỏng 10g ép nước uống khi đi ngủ.
Chữa cảm cúm: Lá tươi nấu nước xông hoặc có kết hợp vài loại lá hương thơm khác.

Đau bụng: Vài lá húng chanh thêm chút muối, nhai nuốt nước dần.

Giảm đau nhức do bị kiến độc đốt, rết, bọ cạp đốt: Húng chanh 20g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào chỗ đốt.


Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả quất xanh, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó tất cả cho vào bát, thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày đến khi hết
ho.
công dụng của quả quất 1267780906 cay quat2 300x198 công dụng của quả quất
Quất từ lâu đã được người Trung Quốc dùng ăn tươi, làm mứt, có tác dụng điều hòa khí, tan đờm, tiêu hóa thức ăn, lợi dạ dày. Cây quất lá xanh dày, quả vàng óng sai chi chít, còn là loại cây cảnh đẹp trong nhà.
Quả quất ăn có mùi thơm, vị chua ngọt, vỏ có chất dầu cay thơm. Qua phân tích, quất giàu chất vitamin C, các loại đường, dầu bay hơi. Theo Đông y, quất vị cay ngọt, hơi chua, tính ấm, làm tan đờm, giảm ho, điều hòa khí, kiện tỳ. Ăn quất với lượng đường phèn hợp lý có thể chữa ho hen do phong hàn ở người già; ăn quả tươi chữa rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày. Dùng quất, thiên trúc hoàng, gừng tươi sắc uống liền 3 ngày chữa được bệnh ho gà trẻ em. Quất ướp đường ăn có tác dụng khai vị, điều hòa khí…

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng quất:
- Cảm mạo: Lá quất 30 gam, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.
- Nôn mửa: Vỏ quất, gừng tươi, đốt nung mỗi thứ 9 gam, sắc uống.
- Nghẹn: Vỏ quất 20 gam, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.
- Sa nang sưng đau: Rễ quất 15-16 gam, sắc uống.
- Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.
- Đau chướng bụng: Quất tươi ăn liền 10 quả lúc đói.
- Ho gà trẻ em: Quất 10 gam, gừng tươi 6 gam, thiên trúc hoàng 6 gam, sắc uống, mỗi ngày 1 lần.

3.RAU DIẾP CÁ ( DẤP CÁ)
và NƯỚC VO GẠO ĐẶC:

Rất nhiều các bà mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho bé. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày. (Ảnh minh họa).

: Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, một nửa bát nước vo gạo đặc.

Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn. Cho nước gạo cùng rau diếp cá vào đun sôi, rồi giảm lửa nhỏ. Sau đó, đun tiếp trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Một ngày, các mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ. Không nên uống trước hoặc sau bữa sữa của bé.

Đây là vị thuốc kháng sinh hoàn toàn mát, nhất là đối với các bé bị táo bón. Nước gạo có tác dụng rửa sạch họng cho bé và diếp cá có tác dụng kháng viêm trực tiếp trên họng và amidan.

Trong thời gian bé uống rau diếp cá, có thể thấy con đi ngoài hơi nát. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Vì lúc đó, cơ thể bé thải ra một số chất bẩn, đờm. Nếu trong vòng vài ngày, bé vẫn đi ngoài lỏng, có thể thêm nước gạo hoặc tăng độ đậm đặc của nước gạo, bé sẽ đi ngoài bình thường.

Rất nhiều các mẹ đã dùng bài thuốc rau diếp cá + nước vo gạo chữa ho cho bé. Dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt chỉ trong vòng từ 2 – 3 ngày.

Lưu ý:  Khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men
tiêu hoá từ sữa chua. cho uống quanh năm, vừa khỏi bệnh lại lợi tiêuhoá.RAU DIẾP CÁ
Nhiều tác dụng quý của rau diếp cá



Trong cây diếp cá có chất decanoyl - acetaldehyd mang tính kháng sinh, có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn bạch hầu

Chữa viêm phế quản: Lá diếp cá, cam thảo đất mỗi thứ 20g. Sắc đặc uống dần trong ngày.
2. Trong y học dân gian, diếp cá được dùng chữa các chứng bệnh sau:
- Táo bón, trĩ: 6-10g sắc uống hàng ngày.
- Sởi, mày đay: giã nát diếp cá, vắt nước cho uống.
- Viêm tai giữa, sưng tuyến vú, tắc tia sữa: dùng lá khô 20g hoặc tươi 40g, sắc nước uống hàng ngày.
- Viêm thận, phù thũng, kiết lỵ: dùng rau diếp cá tươi 50g sắc uống.
- Tiểu buốt, tiểu dắt: dùng rau diếp cá, rau má tươi, lá mã đề, rửa sạch vò với nước sôi để nguội, gạn nước
uống...




4. ĐU ĐỦ và MẬT ONG:
Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm.


5.CỦ CẢI vad HẠT TIÊU+ GỪNG _ VỎ QUÝT: Củ cải 1 củ, hồ tiêu 5 hạt, gừng tươi ba lát, vỏ quýt khô 1 miếng. Củ cải rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, sắc cùng với hai thứ kia để uống. Bài thuốc này dùng để chữa ho do lạnh, chảy dãi

Các bài thuốc chữa viêm họng khác- Bài 1: Rễ cây chanh yên 10g, cây nhài quạt (sao qua) 15g. 2 vị đem nấu lấy nước uống.
- Bài 2: Bột tràm ( thanh đại )2g, bột thạch cao 6g, tinh dầu bạc hà 20%. Ba thứ trên đem trộn đều, cho vào lọ kín. Khi dùng, lấy tăm bông chấm thuốc bôi vào họng.
- Bài 3: Xạ can 20g, húng chanh 20g. Sắc uống ngày 2-3 lần hoặc nấu thành dạng cao lỏng, ngày uống 30ml.
- Bài 4: Bách bộ 10g, mạch môn 12g, vỏ rễ dâu 10g, vỏ quýt 5g, xạ can 5g, cam thảo dây 5g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài 5: Kim ngân hoa 20g, mạch môn 20g. Sắc uống ngày 2 lần.
Bài 6: Nếu bé mà chỉ bị ho thôi (kể cả có đờm) lấy mật ong ngâm với  carot rất  hiệu quả.

Cách làm: Cà rốt bạn dùng cái dụng cụ mài rau quả, bào nhỏ 1 củ sau đó đổ mật ong ngập lên. Đậy kín sau 3h là dùng được. Cho con uống làm nhiều lần trong ngày. 5,6 lần mỗi lần khoảng 2,3 thìa. Bé hết ho mà không phải dùng kháng sinh dùng liên tục  carot 2, 3 ngàỳ là  khỏi Các vị thuốc chữa ho khác

Củ cải trắng
Cách làm: rửa sạch bằng nước muối không gọt vỏ, thái lát mỏng, đem ngâm với đường. Sau 30 phút nó tự ra nước mình uống nước đó và ăn cả cái, rất dễ ăn (đối với trẻ nhỏ chỉ cần uống nước cũng được), đảm bảo sẽ hết ho nhanh nhất. Làm như vậy 2-3 ngày là khỏi dứt điểm.
Viêm họng mãn tính dùng bài thuốc này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, hết  ho, không mệt người.


Bài thuốc trị ho có đờm


Triệu chứng: Ho có đờm là ho thường kèm với tình trạng khạc ra chất nhày hoặc đờm. Ho có đờm thường là triệu chứng còn lại sau khi bị viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang hay ngạt mũi... Người bệnh thường có cảm giác nặng ngực, khó thở và mệt, vướng đờm ở cổ… Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y đơn giản chữa ho có đờm:

Phật thủ.
Bài 1: Phật thủ 30g, đường phèn 15g, hấp cách thủy nửa giờ, ngày ăn một lần. Ăn liền 1 tuần.
Bài 2: 1 quả quất (chừng 10g) rửa sạch, cho vào chén, nghiền nát, cho thêm 3 thìa cà phê mật ong rồi đem hấp cách thuỷ trong 15 - 20 phút, sau đó lấy ra để nguội, pha thêm một chút nước chín rồi chia uống vài lần trong ngày. Dùng 7-10 ngày.
Tử uyển.
Bài 3: Cát cánh 6g, hạnh nhân 9g, lá tía tô 9g, bạc hà 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày, uống 3-5 ngày liền. Chữa ho do lạnh có đờm loãng.
Bài 4: Lê 1 quả, gọt vỏ bỏ hạt, cắt núm, khoét bỏ lõi; cho 10g bột xuyên bối mẫu, 30g đường phèn cho vào bên trong quả lê. Hấp cách thuỷ ăn trong 1-2 lần sáng và tối, có tác dụng chữa ho kéo dài có đờm đặc.
Bài 5: Lấy củ cải rửa sạch, thái vụn hoặc thái thành từng sợi mỏng, trộn với mạch nha hoặc đường phên ( đường đỏ) ăn có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, dễ thở. Chữa ho do viêm khí quản, nhiều đờm, khó thở.
Bài 6: Dùng la hán quả 20g, với tang bạch bì 12g, sắc uống trong ngày. Uống 7-10 ngày, chữa ho có đờm vàng đặc.
         Cần lưu ý, người bị ho có đờm nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa), tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực. Nếu có thể nên xông hơi nóng bằng các loại lá có tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp,... sẽ giúp làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc giúp khạc đờm dễ dàng hơn. Nên nghỉ ngơi, ăn, uống các loại quả như chanh, cam giúp bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Lá xương sông

Chữa ho có đờm,trẻ em nôn trớ
Bài 1: Lá xương sông bánh tẻ 2-3 lá; mật ong 5 thìa con.

Cách làm: Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát con cùng với mật ong, đem hấp cách thủy (đun sôi chừng 10 phút) rồi lấy ra, chắt nước uống nhiều lần trong ngày. Người lớn có thể nhai nuốt cả lá.

Bài 2: Lá xương sông, lá húng chanh, lá hẹ, mỗi thứ 10g, hấp đường ngậm. Bài thuốc này dùng chữa chứng ho thông thường do cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản có kết quả tốt.
Bài 3: Lá xương sông 12g, lá tía tô 12g, lá hẹ 12g, kinh giới 8g, gừng tươi 8g.

 Cách làm: Cho các vị vào ấm, sắc với 400ml nước còn 100ml, lọc trong. Người lớn chia làm hai lần uống trong ngày. Trẻ em tuỳ theo tuổi chia làm 3 - 4 lần uống.

Tác dụng: Chữa ho do cảm phong hàn: Ho nhiều có đờm loãng, kèm theo nhức đầu, ngạt mũi, ngứa cổ, tiếng nói nặng


Bài 4: Chữa trẻ nhỏ bị ho, sốt nhẹ: Lá xương sông 6g, lá hẹ 6g, hai thứ rửa sạch thái nhỏ bỏ vào chén con, đường trắng 1 thìa, mật ong 4 thìa. Hấp bát thuốc trong nồi cơm khi chín mang ra để nguội, lấy nước thuốc trong bát cho trẻ uống 4 – 5 lần trong ngày

Bài 5: Ho do phế nhiệt: Ho khan, ho kéo dài, người bệnh không ngừng được: lá xương sông, lá dâu, bông mã đề, mỗi thứ một nắm nấu nước uống (cách 30 phút uống 1 lần)

Có thể chọn khoảng 5-6 lá bánh tẻ rửa sạch ngâm nước muối sau đó giã nát ra cho vào đó 1 cục đg phèn và 3-4 thìa nhỏ nước cho vào nồi cơm hấp, chắt lấy nước cho con uống.  theo kinh nghiệm có thể dùng đường phèn, đường phổi cũng tốt. Uống ngày 3l  liên tục 2,3 mấy ngày liền sẽ hết khò khè đỡ ho và không bị táo bón, không bị mệt như dùng kháng sinh và các thuốc Tây khác

(Chú ý: Người lớ có thể dùng , nhưng tăng liểu lượng gấp 2,3 lần đã ghi trong bài thuốc)



Phòng ngạt mũi


1. Dùng túi xông, xông mũi cho trẻ

      Mua một gói lá xông được bán sẵn về cho bé sử dụng. Túi lá xông có cấu tạo nhỏ gọn rất dễ sử dụng. Các chỉ cần cho túi lá xông vào một túi nhỏ đeo trước ngực trẻ, gần với vị trí mũi nhất để bất cứ lúc nào trẻ cũng có thể được xông mũi bởi các vị thuốc trong túi xông đó. Nếu khi bé ngủ, hãy đặt các túi xông (nhiều nhất là 2 túi) xuống dưới gối, như vậy, ngay cả khi ngủ, trẻ sẽ được xông mũi và việc thở sẽ không còn khó khăn.




2. Sử dụng tinh dầu bạc hà để thông mũi cho trẻ
       Với trẻ bị ngạt mũi, các mẹ thường sử dụng một dung dịch rất phổ biến để giúp trẻ vệ sinh mũi đó là nước muối sinh lí. Để tác dụng của dạng dược phẩm này công hiệu nhất, hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào khu vực giường ngủ của bé như: giường, chăn, gối, quần áo… Công dụng của tinh dầu bạc hà sẽ làm trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì nếu sử dụng tinh dầu bạc hà trẻ có thể sẽ bị bỏng.

3. Kê gối ngủ cho trẻ cao hơn ngày thường và day cánh mũi cho trẻ khi trẻ ngủ

Khi trẻ bị ngạt mũi, nếu để gối của trẻ thấp, trẻ sẽ gặp khó khăn hơn khi thở. Vì vậy để dễ dàng hơn cho trẻ, hãy kê gối ngủ cho trẻ cao hơn bình thường. Khi trẻ ngủ, dùng hai mu bàn tay day nơi 2 cánh mũi cho trẻ, như vậy trẻ sẽ dễ thở hơn.

Ngoài ra để ngăn chặn và phòng tránh ngạt mũi trước khi trẻ bị khò khè khó chịu và viêm mũi. Hãy thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lí. Tránh để trẻ sụt sịt và giữ nước mũi trong mũi, có thể giúp trẻ hút mũi bằng những dụng cụ có bán sẵn tại các cửa hàng thuốc.



THÊM:
Trị táo bón: Lấy 5 - 10g diếp cá sao khô, đổ nước nóng vào ngâm từ 10 - 12 phút, sau đó uống thay trà. Trong thời gian trị liệu phải ngừng sử dụng các loại thuốc khác, 10 ngày một liệu trình.
Trị bệnh trĩ: Rau diếp cá dùng ăn sống hàng ngày - kết hợp lấy diếp cá giã nát và rịt vào nơi bị trĩ, băng lại mỗi ngày 1 đến 2 lần rất tốt.

1 nhận xét:

kylancusy nói...

Các bài thuốc thật là hay quá;