( Một KỶ NIỆM CỦA HAI NHÀ THƠ Bùi Hạnh Cẩn và Ngân Giang)
Từ hai thế kỷ gặp nhau
Trong ghềnh thác của đời, có những khi, thành quen, lại chắp tay tạ ơn trời đất ông bà, vì nỗi, được vượt qua để chứng kiến một vài tao ngộ.
Lần ấy, là cuộc gặp của hai người tóc bạc, vốn biết nhau từ thủa trước, gặp lại nhau ở Đại hội Nhà văn toàn quốc năm 1995.
Bảy năm sau, khi ngàn năm mới đã lật trang, họ lại tương phùng, sau khi ông đọc bài về bà trên tờ Nhân dân hằng tháng 2002.
Ông là người có tài mà không nhiều danh tiếng. Bà là Ngân Giang, người đẹp đa tình và rất đa đoan. Hai thế kỷ đã phủ nhiều vẻ thanh xuân ở hai người, và hình như, càng tô đằm nét lịch duyệt.
Bà yếu đến mức không ngồi lên nữa, chỉ nằm trên chiếu điều màu cũ, trong bề ngang hẹp bởi tường nhạt, thấp bởi gác xép, nhưng thanh nhã bởi chính bà. Mái tóc trắng như cước vẫn cặp bồng hai mái kiểu Hà Nội trước, cặp lông mày thanh gọn, áo phin nõn và hình như quần lụa xanh ngọc nhạt, thêm gương mặt tươi và ánh mắt bừng lên.
Vuốt cánh tay và chân cho bà, cảm thấy đang chạm vào nỗi niềm sâu xa nhất của mình. Giọng văng vẳng, bà hỏi: cháu thích thơ tôi thì thuộc được câu nào? Dạ, Trời rót ngàn sao xuống mái đầu.
Câu ấy, không phải thơ bà viết, mà là thơ ông viết về bà. Tên bà là dòng sông sao, đời bà là minh chứng cho rất nhiều nông nỗi buồn vui coi như từ cao xanh dội xuống. Hứng chịu bao nhiêu dòng Ngân hà chao chát, bà không quỵ xuống, không ngã ra, không tan chảy, không nhòe mờ, mà lung linh lên, thơm đậm lên. Vì Ngân Giang là bút danh của bà, Quế là tên thật mà mẹ cha đã đặt.
Câu trả lời không làm bà thất vọng, nụ cười vẫn lấp lánh trên môi. Nụ cười ấy, vào cái thủa những năm bốn mươi của thế kỷ trước, đương nhiên khiến tướng Tàu là Lư Hán ngả nghiêng đến độ dễ dàng thả nhạc sĩ Đỗ Nhuận và hai người bạn khác khỏi lao tù. Như thế, chắc thơ xưa phải sửa lại là Nước Nam có giai nhân..., một cười nghiêng thành người, hai cười nghiêng nước người.
Lại hiểu thêm, cớ sao tư liệu thời Tây Sơn còn truyền lại là Bang giao lục lại chép được tới bốn, năm tên người phụ nữ trong số viên chức ngoại giao làm việc với nhà Thanh. Ngược dòng nữa mà xem, bà chính là nữ sĩ tí hon ở Hà thành, khi tám tuổi đã có bài thơ đầu tiên đăng báo, mười sáu tuổi đã cho in nhật ký Giọt lệ xuân đẹp não nùng. Nhưng ông nhớ hơn cả là ánh hồng trên gương mặt của bà, màu hồng cứ bền bỉ mặc cho trắc trở đến thế nào. Có phải vì thế mà ông hay ngâm câu cũ rồi tự dịch:
Lần ấy, là cuộc gặp của hai người tóc bạc, vốn biết nhau từ thủa trước, gặp lại nhau ở Đại hội Nhà văn toàn quốc năm 1995.
Bảy năm sau, khi ngàn năm mới đã lật trang, họ lại tương phùng, sau khi ông đọc bài về bà trên tờ Nhân dân hằng tháng 2002.
Ông là người có tài mà không nhiều danh tiếng. Bà là Ngân Giang, người đẹp đa tình và rất đa đoan. Hai thế kỷ đã phủ nhiều vẻ thanh xuân ở hai người, và hình như, càng tô đằm nét lịch duyệt.
Bà yếu đến mức không ngồi lên nữa, chỉ nằm trên chiếu điều màu cũ, trong bề ngang hẹp bởi tường nhạt, thấp bởi gác xép, nhưng thanh nhã bởi chính bà. Mái tóc trắng như cước vẫn cặp bồng hai mái kiểu Hà Nội trước, cặp lông mày thanh gọn, áo phin nõn và hình như quần lụa xanh ngọc nhạt, thêm gương mặt tươi và ánh mắt bừng lên.
Vuốt cánh tay và chân cho bà, cảm thấy đang chạm vào nỗi niềm sâu xa nhất của mình. Giọng văng vẳng, bà hỏi: cháu thích thơ tôi thì thuộc được câu nào? Dạ, Trời rót ngàn sao xuống mái đầu.
Câu ấy, không phải thơ bà viết, mà là thơ ông viết về bà. Tên bà là dòng sông sao, đời bà là minh chứng cho rất nhiều nông nỗi buồn vui coi như từ cao xanh dội xuống. Hứng chịu bao nhiêu dòng Ngân hà chao chát, bà không quỵ xuống, không ngã ra, không tan chảy, không nhòe mờ, mà lung linh lên, thơm đậm lên. Vì Ngân Giang là bút danh của bà, Quế là tên thật mà mẹ cha đã đặt.
Câu trả lời không làm bà thất vọng, nụ cười vẫn lấp lánh trên môi. Nụ cười ấy, vào cái thủa những năm bốn mươi của thế kỷ trước, đương nhiên khiến tướng Tàu là Lư Hán ngả nghiêng đến độ dễ dàng thả nhạc sĩ Đỗ Nhuận và hai người bạn khác khỏi lao tù. Như thế, chắc thơ xưa phải sửa lại là Nước Nam có giai nhân..., một cười nghiêng thành người, hai cười nghiêng nước người.
Lại hiểu thêm, cớ sao tư liệu thời Tây Sơn còn truyền lại là Bang giao lục lại chép được tới bốn, năm tên người phụ nữ trong số viên chức ngoại giao làm việc với nhà Thanh. Ngược dòng nữa mà xem, bà chính là nữ sĩ tí hon ở Hà thành, khi tám tuổi đã có bài thơ đầu tiên đăng báo, mười sáu tuổi đã cho in nhật ký Giọt lệ xuân đẹp não nùng. Nhưng ông nhớ hơn cả là ánh hồng trên gương mặt của bà, màu hồng cứ bền bỉ mặc cho trắc trở đến thế nào. Có phải vì thế mà ông hay ngâm câu cũ rồi tự dịch:
Khanh bất hạnh nhi dung, ngộ giá văn nhân thành bạch nghiệp,
Ngã vi danh sở lụy, liễu chương thi phú khốc hồng nhan.
(Em không may mà đẹp, nhầm lấy chồng văn thành nghiệp trắng,
Tôi vì danh nên lụy, đầy trang thơ phú nhớ môi hồng.)
Ngã vi danh sở lụy, liễu chương thi phú khốc hồng nhan.
(Em không may mà đẹp, nhầm lấy chồng văn thành nghiệp trắng,
Tôi vì danh nên lụy, đầy trang thơ phú nhớ môi hồng.)
Thực ra, chẳng biết ham danh tự bao giờ, nhưng ông cũng là người sớm nhạt lòng với danh tiếng. Cho nên, trên hành trình giang hồ kiếm tên tìm tuổi cùng Nguyễn Bính - người thơ họ Nguyễn, ông đã sớm phải Cắm sào sông Mã xứ Thanh, Tôi buồn khi biết đò anh quay về khi ông quyết định Ván cờ thế sự được thua mặc đời, Bến công danh chửa tới nơi, Mà anh đã chán nổi trôi Thần Phù.
Nhưng rồi, chính Nguyễn Bính sau khi quyết định dấn thân đi tiếp, đã gửi lá thư Thôn Vân nhớ quay quắt quê nhà tới người đã quay về ấy:
Thôn Vân có biếc có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều
Đê cao có đất thả diều,
Giời cao lắm lắm có nhiều chim bay
Quả lành trĩu nặng từng cây
Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen...
(Bài thơ Thôn Vân)
Có ngẫu nhiên không, khi thơ nhớ quê cũ Hướng Dương của Ngân Giang cũng có những câu rằng
:
Hướng Dương xưa mấy xóm nghèo
Tầm tang nếp sống dệt thêu lần hồi
Trai thì tuấn tú vui tươi
Gái không lược dắt hoa cài cũng xinh
...
Trúc tre xóm ngõ xanh xanh
Rặng phi lao rợp bức mành thiên nhiên
Ao hồ mát cả mùa sen
Lá hoa như gặp dáng quen đợi chờ...
Nhưng rồi, chính Nguyễn Bính sau khi quyết định dấn thân đi tiếp, đã gửi lá thư Thôn Vân nhớ quay quắt quê nhà tới người đã quay về ấy:
Thôn Vân có biếc có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều
Đê cao có đất thả diều,
Giời cao lắm lắm có nhiều chim bay
Quả lành trĩu nặng từng cây
Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen...
(Bài thơ Thôn Vân)
Có ngẫu nhiên không, khi thơ nhớ quê cũ Hướng Dương của Ngân Giang cũng có những câu rằng
:
Hướng Dương xưa mấy xóm nghèo
Tầm tang nếp sống dệt thêu lần hồi
Trai thì tuấn tú vui tươi
Gái không lược dắt hoa cài cũng xinh
...
Trúc tre xóm ngõ xanh xanh
Rặng phi lao rợp bức mành thiên nhiên
Ao hồ mát cả mùa sen
Lá hoa như gặp dáng quen đợi chờ...
Không chỉ vì sen hồ bán nguyệt, không chỉ vì hoài niệm miên man về một tuổi thơ trong trẻo êm đềm khôn níu lại, thơ Ngân Giang và thơ Nguyễn Bính tương ứng bởi hơi thở tự nhiên nó vậy trong thơ lục bát. Hay là, họ được sinh ra để dành cho thơ lục bát chăng!
Hôm ấy, Ngân Giang và ông chưa kịp nói với nhau về điểm tương đồng giữa thơ bà với thơ Nguyễn Bính. Tôi cầm tay bà mà hẹn: cháu lại đến thăm bà nữa nhé. Như thế cũng đủ để ông đã kịp cảm tác mấy dòng thơ luật, rồi lụm cụm chuyển sang chữ Hán:
Bách niên như hứa kỷ lương hoàng
Nhất kiếp tài tình nhất tự Nương
Tang hải văn chương trường hưởng lượng
Thủy bình ân ái mãn ly thương
Hà tình hà vũ không chu Lãi
Vân sắc vân không cấp điệp Trang
Tái ngộ dĩ nhi lưỡng thế kỷ
Hồng hà tân chử hựu Ngân Giang.
(Vâng trăm năm đấy mấy kê vàng,
Một kiếp tài hoa một chữ Nàng
Dâu biển văn chương dài tiếng vọng
Nước bèo ân ái dốc li tràn
Nào mưa nào nắng suông đò Lãi
Rằng sắc rằng không mải bướm Trang
Lại gặp thế mà hai thế kỷ
Sông Hồng bến mới lại Ngân Giang.
Ông hy vọng bà sẽ nhận được.
Thì cứ tin như thế.
Nhất kiếp tài tình nhất tự Nương
Tang hải văn chương trường hưởng lượng
Thủy bình ân ái mãn ly thương
Hà tình hà vũ không chu Lãi
Vân sắc vân không cấp điệp Trang
Tái ngộ dĩ nhi lưỡng thế kỷ
Hồng hà tân chử hựu Ngân Giang.
(Vâng trăm năm đấy mấy kê vàng,
Một kiếp tài hoa một chữ Nàng
Dâu biển văn chương dài tiếng vọng
Nước bèo ân ái dốc li tràn
Nào mưa nào nắng suông đò Lãi
Rằng sắc rằng không mải bướm Trang
Lại gặp thế mà hai thế kỷ
Sông Hồng bến mới lại Ngân Giang.
Ông hy vọng bà sẽ nhận được.
Thì cứ tin như thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét