Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015
Cảm nghĩ của Orchid (Đỗ thị Xuân Lan) về bài BẾN SÔNG XƯA
Đỗ thị Xuân Lan
BẾN SÔNG XƯA
Kính tặng tác giả NGƯỜI CHỊ HỌ ( Cụ Bùi Hạnh Cẩn)
“….Tôi có người chị họ
Sông Xưa, bến cũ đây rồi
Ai đem vệt nắng rắc ngoài thềm trưa?
Bướm hong vàng cánh dậu thưa
Hoa xoan tím gió đong đưa đầu cành.
Là duyên? là nợ? là tình?
Giếng soi vành nón bóng mình bóng ta
Búp đa rụng đỏ gốc đa
Búp đa rụng đỏ gốc đa
Rễ si quấn quýt vài ba bốn vòng
Cắm sào ngồi đợi nước trong
Cầu tre chênh chếch, bóng lồng trăng nghiêng
Âm thầm rêu níu mạn thuyền
Bến Xưa vẫn đấy, mà duyên lặn rồi?!
Em theo ai chuyến đò xuôi.
Ngược sông, con nước lưng trời mình ta
Mây ngàn quyện bóng nẻo xa
Bâng khuâng nắng đổ chiều tà liêu xiêu.
■
Thôn Vân Nam Định 20-03-2011
TẢN MẠN VỀ YÊU VÀ CHIA XA
Mấy hôm nay ngày hè rảnh rỗi, tôi lang thang đọc trên mạng nhiều hơn, thấy ở đâu đó trong cuộc sống người ta yêu nhau, rồi lại ghét nhau, rồi hận nhau sao mà dữ dội quá. Những giá trị đẹp trong tình yêu phải chăng đã bị lu mờ nhạt nhòa bởi tiền, bởi nhịp sống gấp gáp vội vã. Tôi lần giở tập thơ Hạt Cát ra đọc những bài thơ tình cô ấy viết, những vần thơ khi thì bay bổng dịu dàng, khi sổi nổi cuồng si, khi buồn đến se lòng nhưng đều là nhịp đập của yêu thương, hướng đến vẻ đẹp trong tình yêu, tôi thì thầm một mình: “Yêu nhau nếu phải chia xa, ứng xử như hai nhân vật trong bài thơ BẾN SÔNG XƯA của cô Hạt Cát thì cuộc đời đẹp đẽ biết bao”. Tôi viết những dòng tản mạn suy nghĩ của mình về hai nhân vật trong bài thơ đó, ước cho những đôi tình nhân phải chia xa hôm nay, họ còn có thể gặp lại nhau ngày sau mà cùng mỉm cười khi nghĩ về kỉ niệm, hoặc sẽ gặp nhau hạnh phúc ở kiếp sau.
Ta có thể thấy tình yêu dù chia xa nhưng vẫn đẹp qua nghệ thuật tả cảnh tinh tế thể hiện trong bài thơ BẾN SÔNG XƯA. Ở bốn câu thơ đầu với cách tả cảnh ngụ tình cho ta mường tượng có một người trai, lòng xao xuyến khi trở về bến sông của ngày xưa: “Sông xưa, bến cũ đây rồi”. Có phải vì cảnh vật nên thơ hay vì cảnh cũ gợi nhớ đến bóng hình xưa mà chàng thốt lên:
“Sông Xưa, bến cũ đây rồi
Ai đem vệt nắng rắc ngoài thềm trưa?
Bướm hong vàng cánh dậu thưa
Hoa xoan tím gió đong đưa đầu cành”
Qua một chữ “Ai” được Hạt Cát đặt rất tài tình trong khổ thơ tả cảnh giàu hình ảnh, sắc màu, ta thấy người trai ngày trở về nhìn cảnh vật thì nhớ đến một người. Nếu thử bỏ chữ “Ai” thay vào đó bằng chữ khác, sẽ không còn thấy cái tình của người trở về bến cũ, mà chỉ là một khổ thơ tả cảnh đơn thuần. Ở khổ thơ thứ hai chàng trai tự hỏi “Là duyên? là nợ? là tình?” khi bồi hồi nhớ về kỉ niệm :
“Giếng soi vành nón bóng mình bóng ta
Búp đa rụng đỏ gốc đa
Rễ si quấn quýt vài ba bốn vòng”
Các câu hỏi dồn dập, nội dung câu hỏi và cách tả cảnh nhằm để tượng trưng, chàng trai dạ bồi hồi nhớ người yêu cũ cùng kỉ niệm xưa mà chẳng cần nói đến hai chữ “người yêu”. Bởi vì chỉ có trai gái yêu nhau thì mới có hình ảnh lòng giếng soi bóng một vành nón che mình và ta. Kỉ niệm cũ ùa về trong tâm trí chàng, ngày xưa ấy họ đã bên nhau thật lâu, thời gian đủ để: “Búp đa rụng đỏ gốc đa”; và bên nhau thật gần “ Rễ si quấn quýt vài ba bốn vòng”.
Nhưng rồi thực tại đã kéo chàng ra khỏi hồi ức, người yêu của chàng không còn ở chốn cũ đợi chàng nữa, với vẻ ngoài bình thản chàng trai che giấu tấm tình bâng khuâng, nuối tiếc, được thể hiện trong cảnh vật của 4 câu thơ tiếp theo:
“ Cắm sào ngồi đợi nước trong
Cầu tre chênh chếch, bóng lồng trăng nghiêng
Âm thầm rêu níu mạn thuyền
Bến Xưa vẫn đấy, mà duyên đâu rồi?!
Bốn câu này là cao trào của cảm xúc nhớ nhung nhưng được kìm lại, bởi đây là một chàng trai có nội tâm mạnh mẽ, giữ vẻ ngoài điềm nhiên chàng lặng lẽ ngồi đợi ngày tàn dần, trăng lên trên bến sông : “Cắm sào ngồi đợi nước trong - Cầu tre chênh chếch, bóng lồng trăng nghiêng”. Chẳng gặp lại được người yêu xưa, lòng chàng cô đơn, trống vắng nhưng chỉ là âm thầm thôi, trong tâm tưởng chàng biết rằng duyên phận đã hết:: “Âm thầm rêu níu mạn thuyền - Bến Xưa vẫn đấy, mà duyên đâu rồi?!”
Hai câu đầu của khổ thơ cuối bằng cách tả thực về thực tại hôm nay của 2 người đã từng yêu nhau: “Em theo ai chuyến đò xuôi - Ngược sông, con nước lưng trời mình ta”. Theo thứ tự thời gian và cảnh vật của cả bài thơ, ta thấy chàng về thăm chốn cũ 1 ngày, khi biết được nàng không còn ở chốn cũ vì đã đi lấy chồng, với chí trai tung hoành chàng lại tiếp tục cất bước mạnh mẽ ra đi, lòng còn vương vấn hụt hẫng, bâng khuâng. Cảnh mây ngàn, nắng đổ chiều tà liêu xiêu đã nói hộ tâm trạng hụt hẫng của người trai lúc ra đi. Đoạn kết buồn nhưng người trai không bi lụy cũng không oán trách:
Hai câu đầu của khổ thơ cuối bằng cách tả thực về thực tại hôm nay của 2 người đã từng yêu nhau: “Em theo ai chuyến đò xuôi - Ngược sông, con nước lưng trời mình ta”. Theo thứ tự thời gian và cảnh vật của cả bài thơ, ta thấy chàng về thăm chốn cũ 1 ngày, khi biết được nàng không còn ở chốn cũ vì đã đi lấy chồng, với chí trai tung hoành chàng lại tiếp tục cất bước mạnh mẽ ra đi, lòng còn vương vấn hụt hẫng, bâng khuâng. Cảnh mây ngàn, nắng đổ chiều tà liêu xiêu đã nói hộ tâm trạng hụt hẫng của người trai lúc ra đi. Đoạn kết buồn nhưng người trai không bi lụy cũng không oán trách:
“Em theo ai chyến đò xuôi
Ngược sông con nước lưng trời mình ta
Mây ngàn quyện bóng nẻo xa
Bâng khuâng nắng đổ chiều tà liêu xiêu”.
Câu chuyện tình yêu như vậy trong cuộc sống rất phổ biến, bằng những vần thơ lục bát mộc mạc gần gũi, nhà thơ Hạt Cát đã vẽ nên một bức thi họa giao hòa sống động giữa cảnh vật và con người, trong đó tác giả dùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tả cảnh tượng trưng hay tả thực đều hài hòa, ý nhị, mang cảm xúc dạt dào đến cho người đọc.
Tình đến, tình ở lại hay tình chia xa, hãy giữ lại trong nhau những đẹp đẽ của kỉ niệm, những ngọt ngào của cảm xúc, những yêu thương vấn vương sâu thẳm trong tim mà cả hai đã cùng trải qua. Đó là thông điệp quý giá, mang tính giáo dục nhẹ nhàng, đậm đà vẻ đẹp nhân văn trong tình yêu mà tác giả Hạt Cát đã gửi gắm trong bài thơ BẾN SÔNG XƯA.
***
Tôi có cái thú là giành thời gian để bay bổng cùng thơ của những nhà thơ mà tôi yêu thích, hoặc nghe những bài hát trữ tình của Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn. Cách đây hơn 4 năm, khi lang thang trên Yahoo 3600 Plus, tôi đã có một nhân duyên thú vị khi được đọc thơ Hạt Cát Diệu Sinh. Có những bài thơ của Hạt Cát cuốn hút bạn bè trên blog bởi nét cá tính của người bác sĩ quân y già làm thơ với một hồn thơ giàu cảm xúc, những tứ thơ độc đáo, ý thơ hàm súc, lời thơ tự nhiên phóng khoáng, nhưng không vì thế mà dễ dãi trong ngôn từ. Thơ Hạt Cát truyền cảm, khi thì dẫn dắt ta vào cái tình say đắm, nồng nàn của những cung bậc yêu thương; có khi dìu tâm hồn ta bay bổng trước thiên nhiên cảnh vật; có khi cùng ta xót xa, phẫn uất trước những cảnh chướng tai gai mắt trong xã hội; lại có khi cho ta cảm xúc bồi hồi lật giở những trang kỉ niệm sâu đậm của tình cảm gia đình, bạn bè, đồng đội,… Đặc biệt hơn nữa có những bài thơ mang tính giáo dục giá trị truyền thống và vẻ đẹp nhân văn trong tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, cách đối nhân xử thế trước sóng gió cuộc đời…
Đỗ thị Xuân Lan ( Giáo viên Toán )
Trường THCS Trưng Vương Buôn mê thuột ( Đắc Lắc)
Email: dothixuanlan@gmail.com
ĐT : 0262 3911.669
Trường THCS Trưng Vương Buôn mê thuột ( Đắc Lắc)
Email: dothixuanlan@gmail.com
ĐT : 0262 3911.669
--NGƯỜI CHỊ HỌ ( Bến sông Xưa )
Bùi Hạnh Cẩn _ 1947.
Tôi có người chị họ
Nhà ở bến sông Xưa
Chị mồ côi mẹ khi còn nhỏ|
Sống cạnh người cha quá hững hờ
Cái cảnh con chồng dì ghẻ ấy
Mấy đời bánh đúc có xương chưa?
Cho nên những lúc tôi qua đấy
Bên mảnh guồng tơ dáng thẫn thờ
Chị bảo : Đời mình Thanh có thấy
Mai ngày cũng rối như sợi tơ
Có ngày gió gió mưa mưa
Đôi bàn tay nhỏ thoi đưa nhịp nhàng
Chị tôi ngồi dệt tơ vàng
Tiếng ru hàng xóm vọng sang bên nhà
“ Thân em như hạt mưa sa
“Hạt vào vườn cải hạt ra ruộng đào
“ Thân em như tấm lụa đào
“Phất phơ giữa chọ biết vào tay ai?”
Từ đó thế là thôi
Tôi dời ra mé biển
Một chiều nơi xa xôi
Nghe người ta kể chuyện
Hồi cuối năm vừa rồi
Giặc tràn Xưa hai chuyến...
Lần trươc tôi về quê
Sang làng Xưa thăm bác
Nắng úa mươi bờ tre
Gió chiều lên xào xạc
Lá xém mấy hàng cau
Mảnh vườn dâu ngơ ngác
Khung cửi nhện giăng màn
Guồng tơ nằm lệch lạc
Tôi hỏi: Chị con đâu?
Bác rằng : Đi công tác.
Người con gái trẻ mơ buồn ấy
Hẳn đã căm hờn một sớm đông
Ngùn ngụt bốn trời trông lửa cháy
Làng thiêu nhà đố giận sôi lòng
Đàn con hàng xóm hờ cha mẹ
Anh chị gào em, vợ khóc chồng
Đêm đêm nghe tiếng hờ rên rỉ
Phận gái như mình có vẹn không?
Tôi còn nên viết gì chăng nhỉ
Chị đã lên đường với núi sông
BHC 1947
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét