THÁNG 6/ 2016
1--CÓ GÌ SAU KHOẢNG HƯ VÔ?
Có gì sau khoảng hư vô?
Sat na sống. Thật hay vờ?
Đời ơi!
Biển hoang lượm cọng rong côi
Cố nâng giấc mảnh vụn giời đáy sâu.
Giọt xanh biếc có còn đâu
Đống xương trắng hếu bạc đầu hoàng hôn
Rang rang cát cháy lụi cồn
Muối xa xót chượp xóm thôn đói nghèo
Thuyền khô lưới mủn mốc meo
Nỗi đau biển khản giọng kêu sóng lừng...
Có gì trong cõi mông lung?
Sao tướp xơ đến tận cùng niềm tin
Trời nín im. Đất nín im
Cồn cào biển những nổi chìm trái ngang.
Hat Cat 03/06/2016
Sat na sống. Thật hay vờ?
Đời ơi!
Biển hoang lượm cọng rong côi
Cố nâng giấc mảnh vụn giời đáy sâu.
Giọt xanh biếc có còn đâu
Đống xương trắng hếu bạc đầu hoàng hôn
Rang rang cát cháy lụi cồn
Muối xa xót chượp xóm thôn đói nghèo
Thuyền khô lưới mủn mốc meo
Nỗi đau biển khản giọng kêu sóng lừng...
Có gì trong cõi mông lung?
Sao tướp xơ đến tận cùng niềm tin
Trời nín im. Đất nín im
Cồn cào biển những nổi chìm trái ngang.
Hat Cat 03/06/2016
2--VỀ TINH KHÔI
Một ta về lại tinh khôi
Né con nước đục lầm giời xoáy ngang
Dài một tấc, ngắn một gang
Cuộc người ngay thật, dối gian lộn sòng
Tang thương nòi giống Lạc Hồng
Tai điếc đặc, mắt lộn tròng.
Né con nước đục lầm giời xoáy ngang
Dài một tấc, ngắn một gang
Cuộc người ngay thật, dối gian lộn sòng
Tang thương nòi giống Lạc Hồng
Tai điếc đặc, mắt lộn tròng.
Bởi đâu?
Biển dềnh con sóng quặn đau
Cồn đỉnh thẳm, cuộn đáy sâu khắc giờ.
...
Bao giờ yên cõi Ta - bà
Cho vi vu gió lộng bờ tinh khôi?
HatCat
06/06/2016
Biển dềnh con sóng quặn đau
Cồn đỉnh thẳm, cuộn đáy sâu khắc giờ.
...
Bao giờ yên cõi Ta - bà
Cho vi vu gió lộng bờ tinh khôi?
HatCat
06/06/2016
3--CUỐI CHIỀU
Ai đi mót nắng cuối chiều
Bên duyên tơ buộc bùa yêu cho trời.
Ai về khoác gió rong chơi
Vo men ủ đất ấp lời mến thương.
Chụm tay nhón giọt tà dương
Ươm mong manh cuộc Vô thường,
Nhé ai!
Hat Cat
11/06/2016
Ai đi mót nắng cuối chiều
Bên duyên tơ buộc bùa yêu cho trời.
Ai về khoác gió rong chơi
Vo men ủ đất ấp lời mến thương.
Chụm tay nhón giọt tà dương
Ươm mong manh cuộc Vô thường,
Nhé ai!
Hat Cat
11/06/2016
4-- CHIỀU TỐI
Chiều tối
ngằn ngặt lửa thiên lôi
hầm hập gió
con tim máu đỏ
nỗi nhớ xanh
Ta không về cùng mình - dù người chờ ta là mình.
Ta lang bang nắng gắt
nồng oi thở dốc
phì phò xe cắn đuôi nhau
ngày bạc màu
đêm nhạt sắc
xao xác
mây tóc rối bời
loạn cánh giơi
khoắng tối.
rối rít muỗi
ào ào thiêu thân.
rón rén chân trần
dẵm vụn tan đất đợi.
...
Vòng tay nóng hổi.
Bờ môi nóng hổi.
Ruột gan nóng hổi.
Ta không về cùng mình
Chiều tối lặng câm.
Hat Cat
12/06/2016
Chiều tối
ngằn ngặt lửa thiên lôi
hầm hập gió
con tim máu đỏ
nỗi nhớ xanh
Ta không về cùng mình - dù người chờ ta là mình.
Ta lang bang nắng gắt
nồng oi thở dốc
phì phò xe cắn đuôi nhau
ngày bạc màu
đêm nhạt sắc
xao xác
mây tóc rối bời
loạn cánh giơi
khoắng tối.
rối rít muỗi
ào ào thiêu thân.
rón rén chân trần
dẵm vụn tan đất đợi.
...
Vòng tay nóng hổi.
Bờ môi nóng hổi.
Ruột gan nóng hổi.
Ta không về cùng mình
Chiều tối lặng câm.
Hat Cat
12/06/2016
5--CẮT TRĂNG
Cắt trăng một nửa dể giành
Dấu khuya muộn hoạ hình mình, mình ơi!
Nửa trăng kia dán đỉnh trời
Cạn đêm rót nỗi nhớ người vu vơ.
Đắp mây. Sao rạo rực chờ...
Hat Cat 16/06/2016
Cắt trăng một nửa dể giành
Dấu khuya muộn hoạ hình mình, mình ơi!
Nửa trăng kia dán đỉnh trời
Cạn đêm rót nỗi nhớ người vu vơ.
Đắp mây. Sao rạo rực chờ...
Hat Cat 16/06/2016
NHÀ BÁO , NHÀ THƠ BÙI HẠNH CẨN THÍCH CÁI MỚI, GHÉT SỰ RẬP KHUÔN
Báo Nông Nghiệp
http://m.nongnghiep.vn/nha-bao-nha-tho-bui-hanh-can-thich-cai-moi-ghet-su-rap-khuon-post167292.html)
Cập nhật: 08:01, Thứ 6, 17/06/2016
Theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Bùi Hạnh Cẩn “gánh” trên vai công tác báo chí, từ phóng viên, Phó Tổng biên tập báo, đến.
Nhà báo, nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn đang giữ nhiều kỷ lục trong làng văn nghệ Việt Nam hiện nay: Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội và nếu kể thêm chiếu Thư pháp thì cụ đều dẫn ngôi vị quán quân!
Theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Bùi Hạnh Cẩn “gánh” trên vai công tác báo chí, từ phóng viên, Phó Tổng biên tập báo, đến Chánh Văn phòng Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khoá III,…
Thích cái mới, ghét sự rập khuôn
Bùi Hạnh Cẩn sinh năm 1919 tại thôn Vân Tập, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình “con nhà Nho cũ”. Thân sinh là Đại biểu Quốc hội khoá I của tỉnh Nam Định.
Từ trước cách mạng tháng Tám 1945 ông đã từng viết cho nhiều tờ báo nên có dịp tiếp xúc với nhiều các luồng tư tưởng tiến bộ đương thời. Tầng lớp nhà văn, nhà báo đi trước đã cho ông những bài học quí giá về nhiều mặt.
Những bài đầu tiên của ông xuất hiện trên các tờ Ngọ báo, Đông Pháp, Tin tức, Tiểu thuyết thứ Năm, Đàn bà... chủ yếu bàn về các vấn đề văn hoá, văn học nghệ thuật.
Bùi Hạnh Cẩn là người thích cái mới, ghét sự rập khuôn. Chính vì vậy mà chàng thanh niên họ Bùi chỉ viết cho những tờ có nhiều cách tân về nội dung cũng như hình thức như Ngày nay (của nhóm Tự lực văn đoàn), Tiểu thuyết thứ Năm…
Thần tượng của ông là những nhà văn, nhà báo luôn đề cao sự sáng tạo, mở đường cho những trào lưu văn hoá, văn học, ngôn ngữ như: Phạm Duy Tốn, Dương Bá Trạc, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học. Đặc biệt, Bùi Hạnh Cẩn rất ủng hộ sự hiện đại hoá ngôn ngữ báo chí của Hoàng Tích Chu.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bùi Hạnh Cẩn về công tác tại Nam Định. Tại quê nhà, ông đã tham gia viết tờ Nam Định kháng chiến. Tờ báo toả đi khắp các xã, huyện, đưa vào thành phố, làm tốt nhiệm vụ thông tin mà kháng chiến yêu cầu.
Khi vai trò của tờ Nam Định kháng chiến không còn phù hợp với tình hình mới, Báo Công dân ra đời. Báo do Chu Hà làm Thư ký toà soạn, Bùi Hạnh Cẩn lại tiếp tục làm cho Báo Công dân, sau bổ sung thêm Trần Lê Văn, Lộng Chương…
Cũng như phần lớn những nhà báo kháng chiến lúc đó, Bùi Hạnh Cẩn tỏ ra rất linh hoạt trong việc sử dụng ngòi bút của mình. Lúc ông viết truyện ngắn, kịch, làm thơ trữ tình, khi ông làm thơ trào phúng, ký, phóng sự, thậm chí đưa cả những tin chiến sự ngắn. Ông phụ trách mục “Trên đe dưới búa” với lối viết giản dị theo thể văn vần được bạn đọc rất hoan nghênh. Từ đó, hình thức này được nhiều nhà báo cách mạng thời bấy giờ vận dụng.
Sau ngày hoà bình lập lại (1954), Bùi Hạnh Cẩn chính là một trong những người sáng lập ra báo chí Hà Nội. Đầu tiên là tờ Thủ đô mà gần như ông phải quán xuyến hết phần nội dung của báo. Tiếp đến là tờ Thủ đô Hà Nội mà ông giữ cương vị Phó Tổng biên tập phụ trách nội dung.
Dù ở vị trí nào - phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lí, một tác phong Bùi Hạnh Cẩn mà mọi người tiếp xúc với đều dễ dàng nhận thấy: chất phác, dễ gần, năng nổ, xông xáo. Với những kinh nghiệm trong quá trình làm báo trước đó, ông luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho các lớp nhà báo đi sau. Tuy vậy, khi hướng dẫn đồng nghiệp, Bùi Hạnh Cẩn không dùng lối cầm tay chỉ việc. Bao giờ ông cũng tôn trọng người viết, tôn trọng sự sáng tạo của họ, bắt họ phải động não.
Một lần, phóng viên Công Nghĩa Hoàn được giao đi viết bài phóng sự về làng mùa ở ngoại thành. Hôm sau bài được đăng 100 chữ. Phó Tổng biên tập Bùi Hạnh Cẩn hỏi nhỏ: “Bài viết gần 200 chữ, cắt đi còn lại thế có tiếc không?”. Công Nghĩa Hoàn còn lúng túng chưa biết nói sao thì ông Cẩn nói tiếp: “Thôi thông cảm. Hãy giữ lấy bản thảo, dăm ba năm sau xem bọn mình cắt đi có đúng không nhé”.
Còn nhà báo Lý Thị Trung kể rằng: “Kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô (10/10), anh Bùi Hạnh Cẩn, Phó Tổng biên tập, bảo tôi: Chị cho một bài thơ nhé. Sáng mai đưa tôi. Hôm ấy tôi thức khuya để viết và sáng hôm sau nộp anh Cẩn bài “Hà Nội ngày mai”. Khi Liên Xô phóng vệ tinh lên mặt trăng, anh Cẩn lại bảo tôi làm thơ. Sáng hôm sau tôi nộp anh bài “Đà tiến hoà bình”. Cách đặt bài đột xuất như thế đã giúp tôi sáng tác kịp thời. Cảm ơn anh Cẩn”.
Trải qua gần 80 năm viết báo, bản thân ông cũng không nhớ nổi mình đã viết bao nhiêu bài báo. Và thời gian đã tôi rèn nên một phong cách Bùi Hạnh Cẩn: lối viết giản dị, không hoa văn, bóng bẩy mà vẫn giàu cảm xúc, giàu hình ảnh.
Miệt mài trước ngưỡng bách niên
Cận kề tuổi bách niên, nhà báo Bùi Hạnh Cẩn vẫn miệt mài, cặm cụi cùng con chữ. Phận nghèo nhưng cái chữ không nghèo. Nay cụ vẫn tiếp tục dịch danh tác của các thi nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Phạm Huy Lượng… theo đúng thể tài của thơ.
Báo Nông Nghiệp
http://m.nongnghiep.vn/nha-bao-nha-tho-bui-hanh-can-thich-cai-moi-ghet-su-rap-khuon-post167292.html)
Cập nhật: 08:01, Thứ 6, 17/06/2016
Theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Bùi Hạnh Cẩn “gánh” trên vai công tác báo chí, từ phóng viên, Phó Tổng biên tập báo, đến.
Nhà báo, nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn đang giữ nhiều kỷ lục trong làng văn nghệ Việt Nam hiện nay: Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội và nếu kể thêm chiếu Thư pháp thì cụ đều dẫn ngôi vị quán quân!
Theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, Bùi Hạnh Cẩn “gánh” trên vai công tác báo chí, từ phóng viên, Phó Tổng biên tập báo, đến Chánh Văn phòng Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khoá III,…
Thích cái mới, ghét sự rập khuôn
Bùi Hạnh Cẩn sinh năm 1919 tại thôn Vân Tập, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình “con nhà Nho cũ”. Thân sinh là Đại biểu Quốc hội khoá I của tỉnh Nam Định.
Từ trước cách mạng tháng Tám 1945 ông đã từng viết cho nhiều tờ báo nên có dịp tiếp xúc với nhiều các luồng tư tưởng tiến bộ đương thời. Tầng lớp nhà văn, nhà báo đi trước đã cho ông những bài học quí giá về nhiều mặt.
Những bài đầu tiên của ông xuất hiện trên các tờ Ngọ báo, Đông Pháp, Tin tức, Tiểu thuyết thứ Năm, Đàn bà... chủ yếu bàn về các vấn đề văn hoá, văn học nghệ thuật.
Bùi Hạnh Cẩn là người thích cái mới, ghét sự rập khuôn. Chính vì vậy mà chàng thanh niên họ Bùi chỉ viết cho những tờ có nhiều cách tân về nội dung cũng như hình thức như Ngày nay (của nhóm Tự lực văn đoàn), Tiểu thuyết thứ Năm…
Thần tượng của ông là những nhà văn, nhà báo luôn đề cao sự sáng tạo, mở đường cho những trào lưu văn hoá, văn học, ngôn ngữ như: Phạm Duy Tốn, Dương Bá Trạc, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học. Đặc biệt, Bùi Hạnh Cẩn rất ủng hộ sự hiện đại hoá ngôn ngữ báo chí của Hoàng Tích Chu.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bùi Hạnh Cẩn về công tác tại Nam Định. Tại quê nhà, ông đã tham gia viết tờ Nam Định kháng chiến. Tờ báo toả đi khắp các xã, huyện, đưa vào thành phố, làm tốt nhiệm vụ thông tin mà kháng chiến yêu cầu.
Khi vai trò của tờ Nam Định kháng chiến không còn phù hợp với tình hình mới, Báo Công dân ra đời. Báo do Chu Hà làm Thư ký toà soạn, Bùi Hạnh Cẩn lại tiếp tục làm cho Báo Công dân, sau bổ sung thêm Trần Lê Văn, Lộng Chương…
Cũng như phần lớn những nhà báo kháng chiến lúc đó, Bùi Hạnh Cẩn tỏ ra rất linh hoạt trong việc sử dụng ngòi bút của mình. Lúc ông viết truyện ngắn, kịch, làm thơ trữ tình, khi ông làm thơ trào phúng, ký, phóng sự, thậm chí đưa cả những tin chiến sự ngắn. Ông phụ trách mục “Trên đe dưới búa” với lối viết giản dị theo thể văn vần được bạn đọc rất hoan nghênh. Từ đó, hình thức này được nhiều nhà báo cách mạng thời bấy giờ vận dụng.
Sau ngày hoà bình lập lại (1954), Bùi Hạnh Cẩn chính là một trong những người sáng lập ra báo chí Hà Nội. Đầu tiên là tờ Thủ đô mà gần như ông phải quán xuyến hết phần nội dung của báo. Tiếp đến là tờ Thủ đô Hà Nội mà ông giữ cương vị Phó Tổng biên tập phụ trách nội dung.
Dù ở vị trí nào - phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lí, một tác phong Bùi Hạnh Cẩn mà mọi người tiếp xúc với đều dễ dàng nhận thấy: chất phác, dễ gần, năng nổ, xông xáo. Với những kinh nghiệm trong quá trình làm báo trước đó, ông luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho các lớp nhà báo đi sau. Tuy vậy, khi hướng dẫn đồng nghiệp, Bùi Hạnh Cẩn không dùng lối cầm tay chỉ việc. Bao giờ ông cũng tôn trọng người viết, tôn trọng sự sáng tạo của họ, bắt họ phải động não.
Một lần, phóng viên Công Nghĩa Hoàn được giao đi viết bài phóng sự về làng mùa ở ngoại thành. Hôm sau bài được đăng 100 chữ. Phó Tổng biên tập Bùi Hạnh Cẩn hỏi nhỏ: “Bài viết gần 200 chữ, cắt đi còn lại thế có tiếc không?”. Công Nghĩa Hoàn còn lúng túng chưa biết nói sao thì ông Cẩn nói tiếp: “Thôi thông cảm. Hãy giữ lấy bản thảo, dăm ba năm sau xem bọn mình cắt đi có đúng không nhé”.
Còn nhà báo Lý Thị Trung kể rằng: “Kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô (10/10), anh Bùi Hạnh Cẩn, Phó Tổng biên tập, bảo tôi: Chị cho một bài thơ nhé. Sáng mai đưa tôi. Hôm ấy tôi thức khuya để viết và sáng hôm sau nộp anh Cẩn bài “Hà Nội ngày mai”. Khi Liên Xô phóng vệ tinh lên mặt trăng, anh Cẩn lại bảo tôi làm thơ. Sáng hôm sau tôi nộp anh bài “Đà tiến hoà bình”. Cách đặt bài đột xuất như thế đã giúp tôi sáng tác kịp thời. Cảm ơn anh Cẩn”.
Trải qua gần 80 năm viết báo, bản thân ông cũng không nhớ nổi mình đã viết bao nhiêu bài báo. Và thời gian đã tôi rèn nên một phong cách Bùi Hạnh Cẩn: lối viết giản dị, không hoa văn, bóng bẩy mà vẫn giàu cảm xúc, giàu hình ảnh.
Miệt mài trước ngưỡng bách niên
Cận kề tuổi bách niên, nhà báo Bùi Hạnh Cẩn vẫn miệt mài, cặm cụi cùng con chữ. Phận nghèo nhưng cái chữ không nghèo. Nay cụ vẫn tiếp tục dịch danh tác của các thi nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Phạm Huy Lượng… theo đúng thể tài của thơ.
Tranh chữ Bùi Hạnh Cẩn
Gần 40 năm trước, đạp xe đạp lọc cọc qua Văn Miếu thì gặp trời mưa, phải ghé vào trú. Bất ngờ ông thấy Văn Miếu đang tổ chức dịch thơ. Trong đó có bản dịch thơ Nguyễn Du của Xuân Diệu. Ông thấy bài dịch hay, nhưng nguyên tác là thơ thất ngôn bát cú thì bản dịch lại theo thể lục bát. Ông thầm nghĩ thế là không ổn nên chăng hãy dịch theo đúng thể loại. Thơ của Nguyễn Du thì trả lại cho Nguyễn Du.
Vậy là cụ Cẩn đọc cho tôi nghe một bản phiên âm bài “Thăng Long” như sau: “Tản Lĩnh, Lô giang tuế tuế đồng/ Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long/ Thiên niên cự thất thành quan đạo/ Nhất phiến tân thành một cố cung/ Tương thức mỹ nhân khan bão tử/ Đồng du hiệp thiếu tẫn thành ông/ Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy/ Đoản dịch thanh thanh minh nguyệt trung”.
Bản dịch thơ của Bùi Hạnh Cẩn là: “Lô, Tản xưa rầy vẫn núi sông/ Bạc đầu còn được thấy Thăng Long/ Nghìn năm dinh lớn san đường cái/ Một mảng thành nay xóa cố cung/ Người đẹp từng quen giờ ẵm cháu/ Bạn chơi thời nhỏ thảy nên ông/ Một đêm vương vấn khổ không ngủ/ Tiếng sáo vi vu ánh nguyệt lồng”.
Có những câu thơ dịch của Bùi Hạnh Cẩn được nhà báo Hàm Châu tấm tắc khen và cho là một trong những câu thơ dịch hay nhất đem ra trao đổi với nhà nghiên cứu Vật lý quốc tế. Đấy là tôi đọc được trong sách của Hàm Châu, chứ phải hỏi, cụ Cẩn mới tiết lộ. Cụ vẫn thường chia sẻ những khi tôi tới hầu chuyện: “Người làm nghệ thuật, cố gắng bao nhiêu anh đạt bấy nhiêu, còn sức là còn phải cống hiến cho nghệ thuật”.
Nhắc đến một Bùi Hạnh Cẩn nhà văn, nhà báo, còn phải kể thêm một Bùi Hạnh Cẩn thi nhân. Hồn thơ đến từ tuổi hoa niên.
Trên tạp chí Tri Tân trước cách mạng tháng Tám, trong một cuộc trưng cầu ý kiến về “Những câu thơ Nôm hay” nữ sĩ Ngân Giang đã trả lời phỏng vấn nhà báo Phạm Mạnh Phan như sau:
“Theo ý tôi [Ngân Giang], thì những câu thơ Nôm sau này tôi cho là hay nhất, và thường ngâm nga những lúc canh tàn ngày vắng:
Một buổi lòng trai sầu thế sự
Con đò đưa tiễn bến sông Vân…”.
Đó là hai câu thơ của Bùi Hạnh Cẩn!
KIỀU MAI SƠN
6--NHẶT CHIỀU HẠ NẮNG
Nhặt chiều hạ nắng đem phơi
Lốc cơn chợt xoáy cuộn giời tối đen
Giấu tia vàng dưới mái hiên
Nắng nhoẻn cười hiền, lấp lánh ngác ngơ
...
Lốc ngưng.
Nắng lại nhởn nhơ...
Lại gom chiều nắng hong tơ chuốt vàng.
Lốc cơn chợt xoáy cuộn giời tối đen
Giấu tia vàng dưới mái hiên
Nắng nhoẻn cười hiền, lấp lánh ngác ngơ
...
Lốc ngưng.
Nắng lại nhởn nhơ...
Lại gom chiều nắng hong tơ chuốt vàng.
Lụa trăng mẹ dệt suốt ngang
Dấn son yếm thắm rước nàng vu quy.
Nắng bung gió thốc chiều hè
Phô lưng ong áo cánh ve mịn hồng.
Nép hoàng hôn nắng chờ trông...
Hat Cat
18/06/2016
7--YÊN BÌNH
yên bình đêm
Anh rén sao rải ổ
khẽ khàng tình ru gió
mịn màng Em.
Hat Cat Diệu Sinh
17/06/2016
BÙI HANH CẨN _ CHỮ LÀ LẼ ĐỜI TRẢI NGHIỆM
(Cập nhật lúc : Thứ sáu 14/08/2015 10:32- HANOITV)
(HanoiTV) - Nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn là mẫu người tài hoa, khiêm tốn, thâm sâu trong ý tưởng và đặc biệt hóm hỉnh trong giao tiếp. Ông nức tiếng với tác phẩm cổ điển “Kí sự lên kinh” từ đầu thập niên 70.
Nếu lướt qua lượng đầu sách dịch và sáng tác của ông, hẳn ai cũng thán phục: “Chinh phụ ngâm”, “5000 thành ngữ Hán-Việt” (1993), “Tổng tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du” (1996), hoặc “Hồ Xuân Hương”, hay “Từ vựng chữ số và số lượng” (1994), kể cả tập sách tự thuật: “Nguyễn Bính và tôi” (1996)... Hàng chục tập sách đủ các thể loại, nhưng nổi bật nhất là các tác phẩm dịch và biên soạn chữ Hán. Chính vì thế, không ai thấy lạ khi hàng năm ông vẫn ra chùa Quán Sứ hay Văn Miếu viết thư pháp, tặng chữ cho mọi người.
Nhưng chuyện về thư pháp của ông trở nên độc đáo hơn, không chỉ dừng lại ở những nét chữ tài hoa, phấn khích cho người xin chữ, mà xa hơn nữa đó là chuyện “Chữ hóa hình” và ngược lại “Hình hóa chữ”. Tư duy về ngôn ngữ hội họa dào dạt trong tâm hồn người thi sĩ này. Khi ông đưa cho tôi xem hình con ngựa được cách điệu từ những nét của chữ “Mã”, hay hình tượng một phần khỏa thân của người con gái được “vẽ” qua nét chữ “Đạo” mới thấy ý tưởng thâm sâu của một họa sĩ tạo hình từ nguyên một con chữ.
Chả thế mà, khi cuộc triển lãm về thư pháp của ông tại Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2013 và 2014 lại có sức thu hút rất đặc biệt. Bao nhiêu những triết lí nảy sinh từ sự sống được mọc lên từ những con chữ, toát lên từ những nét hình đã làm người xem đi hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cùng với các cuộc triển lãm thư pháp, ông còn xuất bản một cuốn sách tranh chữ để tặng bạn bè. Ông coi đó là cuộc giao lưu cuối cùng với mọi người, khi đã ở tuổi ngoài 90...
Với nhà thơ Bùi Hạnh Cẩn, chữ là lẽ đời đã trải nghiệm, là sự dằn vặt tu thân và cũng còn là nỗi niềm tâm sự, chia sẻ với con người...
Vậy là ông vẫn vẽ chữ và chơi những trò thâm sâu của nghĩa nằm sau những tượng hình. Ông kể, để cho cuộc dạo chơi quanh nhà cho có ích với đời, và để chứng minh cho “kẻ giang hồ vặt” là ông, không tốn cơm tốn gạo, liền đưa ra cho chúng tôi xem cuốn sách tuyển chọn những bài thơ chữ Hán hay nhất thế kỉ. Ngỡ là cuốn sách mới in với sắc màu còn tươi và sạch sẽ, nhưng thực ra đó là cuốn sách ông tự in màu và đóng thành tuyển tập. Ông coi đó là cuốn sách cuối đời của mình vào tuổi 96, với những bài thơ dịch tâm đắc nhất tích lũy được sau gần một thế kỉ.
8--ĐÙA THỊ MẦU
quăng dùi mà mõ vẫn kêu
câu kinh nghẹn giữa lời yêu thì thầm
tháng lại tháng, năm lại năm
táo chua sao cứ đợi rằm mới chua?!
hương hoa oản chuối dâng chùa
lá răm con mắt đong đưa ngả nào?!
dạ xốn xang, bụng cồn cào
trầu cay dậy thắm má đào ai thơm.
*
Mõ ran thấu cửa tam quan
Chuông binh boong dạt gió cơn hoang tình.
HatCat
19/06/2016
9--NÓI VỚI THỊ KÍNH
Nghiệp duyên nặng đến thế ư?
Bùn ngầu váng nước ao tù, nàng ơi!
Oan. Sao không dám hé lời
Bùn ngầu váng nước ao tù, nàng ơi!
Oan. Sao không dám hé lời
cắn răng lầm lụi kiếp đời oan khiên
là đức hạnh hay đớn hèn?
đoạ đày có bõ tiếng khen miệng đời?
trăm năm bia đá mủn tơi
ngàn năm bia miệng quá thời thành quen.
đau lòng quýt, nát dạ cam
liêu xiêu Tam bảo, vụn tan Linh đài.
cao xanh khéo cợt trêu người.
nàng riêng gió dập mưa vùi.
là đức hạnh hay đớn hèn?
đoạ đày có bõ tiếng khen miệng đời?
trăm năm bia đá mủn tơi
ngàn năm bia miệng quá thời thành quen.
đau lòng quýt, nát dạ cam
liêu xiêu Tam bảo, vụn tan Linh đài.
cao xanh khéo cợt trêu người.
nàng riêng gió dập mưa vùi.
Vì đâu?
tấm thân nhi nữ nát nhầu.
tụng ca chót lưỡi vài câu.
tấm thân nhi nữ nát nhầu.
tụng ca chót lưỡi vài câu.
Ích gì!
*
Cố mà yêu lấy mình đi
Kiếp đời một tấc, u mê mấy vòng
Chết rồi.
Âu thế là xong
Phật Giời nào cũng là không. Ơi nàng!
*
Cố mà yêu lấy mình đi
Kiếp đời một tấc, u mê mấy vòng
Chết rồi.
Âu thế là xong
Phật Giời nào cũng là không. Ơi nàng!
HatCat
20/06/2016
10--VUI VỚI MẸ ĐỐP
Mẹ Đốp à, mẹ Đốp ơi!
Bụng vượt mặt giời... Chân đạp đất đen
Cam thân chấp phận thấp hèn
Áo manh, váy đụp bon chen việc làng...
Hội đồng rặt kẻ cao sang
Mù, câm, què, điếc... dự hàng bố kinh
Trương tuần, lý dịch vung vinh
Mắt gian như cú, dáng hình như lươn
Lanh chanh hàng cá, hàng tôm
Cũng phô dòng giống tử tôn ông bà.
Mẹ Đốp dở trẻ, dở già
Xiên nghiêng, xọc dọc chém cha thói đời
Bả lả khóc, ngúng nguẩy cười
Lấm lưng, vạch mặt bọn người sói lanG
Bước một tấc, hứng một gang
Mõ bành bạch để vờ phang lỗ mồm.
Tôn ty lộn ngược loài tôm
Miệng liền tai... Chả nên cơm cháo gì!
Nén lòng... nào biết bấc chì
Một kiếp mõ - miếng cháy khê đáy nồi!
Bụng vượt mặt giời... Chân đạp đất đen
Cam thân chấp phận thấp hèn
Áo manh, váy đụp bon chen việc làng...
Hội đồng rặt kẻ cao sang
Mù, câm, què, điếc... dự hàng bố kinh
Trương tuần, lý dịch vung vinh
Mắt gian như cú, dáng hình như lươn
Lanh chanh hàng cá, hàng tôm
Cũng phô dòng giống tử tôn ông bà.
Mẹ Đốp dở trẻ, dở già
Xiên nghiêng, xọc dọc chém cha thói đời
Bả lả khóc, ngúng nguẩy cười
Lấm lưng, vạch mặt bọn người sói lanG
Bước một tấc, hứng một gang
Mõ bành bạch để vờ phang lỗ mồm.
Tôn ty lộn ngược loài tôm
Miệng liền tai... Chả nên cơm cháo gì!
Nén lòng... nào biết bấc chì
Một kiếp mõ - miếng cháy khê đáy nồi!
*
Gầm giời dâu cũng thế thôi
Miếng ăn lú dạ bọn người bất lương
Gầm giời dâu cũng thế thôi
Miếng ăn lú dạ bọn người bất lương
Vợ chồng gẫy bốn chân gường
Lấy gì nuôi cháu dưỡng con mà cầu?!
Hat Cat 22/06/2016
11--RỒI
rồi mình lại đắm thinh không
bỏ ta lại với đợi mong bồn chồn
nhặt tia nắng nhạt ủ hồn
soi khuya vắng
vạt trăng non hạ huyền
*
một mình trố mắt trông đêm...
bỏ ta lại với đợi mong bồn chồn
nhặt tia nắng nhạt ủ hồn
soi khuya vắng
vạt trăng non hạ huyền
*
một mình trố mắt trông đêm...
Hat Cat 22:06/2016
12--SAO MỘT MÌNH
Chả mồ côi sao vẫn một mình
khoảng trời cô lẻ
ngàn đời trước, ngàn đời sau vẫn thế
vẫn một mình le lói đơn côi.
Nắng nhoà sao ngày hạ nồng oi
sao nhặt hạ nắng ngày hôi hổi
sáng loè đêm tối
rọi ngả về thăm thẳm xa xanh.
Chả mồ côi, sao vẫn chỉ một mình
Đau đáu niềm thầm kín
Bồng bềnh gối mây xốp mịn
Gió hì thào ru rím giấc à ơi!
Khi một mình lẻ loi
Sao hoá thân ngọn lửa.
Hat Cat
23/06/2016
khoảng trời cô lẻ
ngàn đời trước, ngàn đời sau vẫn thế
vẫn một mình le lói đơn côi.
Nắng nhoà sao ngày hạ nồng oi
sao nhặt hạ nắng ngày hôi hổi
sáng loè đêm tối
rọi ngả về thăm thẳm xa xanh.
Chả mồ côi, sao vẫn chỉ một mình
Đau đáu niềm thầm kín
Bồng bềnh gối mây xốp mịn
Gió hì thào ru rím giấc à ơi!
Khi một mình lẻ loi
Sao hoá thân ngọn lửa.
Hat Cat
23/06/2016
13--TÌNH MUỘN
Men tình ủ chân mây.
Rượu cạn
Nắng rạn
Hoàng hôn ngật ngà say
Vụn sáng
Rơi gối hạc
Cơn gió khan toạc rách bóng cây.
Mưa rây
Dịu ẩm hè khô hạn
Nhặt khoan / đêm lãng đãng
Giọt tình.
Hat Cat 26/06/2016
Rượu cạn
Nắng rạn
Hoàng hôn ngật ngà say
Vụn sáng
Rơi gối hạc
Cơn gió khan toạc rách bóng cây.
Mưa rây
Dịu ẩm hè khô hạn
Nhặt khoan / đêm lãng đãng
Giọt tình.
Hat Cat 26/06/2016
14--HẠ HUYỀN TRĂNG
Hạ huyền trăng ngái ngủ
Khuya đêm sương ngái ngủ
Gió nén ngáp dài nuốt nỗi nhớ vào tim
Mây lim dim
Sao lim dim
Chỉ tua rua nhấp nháy
Chỉ dòng Ngân lặng chảy
Chở bâng khuâng niềm thương xa xăm.
Khe khẽ
Hạ huyền trăng
Khua tàn canh thức giấc
Nói với đêm một lời rất thật:
- Ban mai đang chờ...
Vũ trụ bao la chợt sóng sánh màu mơ...
Hat Cat
27/06/2016
Khuya đêm sương ngái ngủ
Gió nén ngáp dài nuốt nỗi nhớ vào tim
Mây lim dim
Sao lim dim
Chỉ tua rua nhấp nháy
Chỉ dòng Ngân lặng chảy
Chở bâng khuâng niềm thương xa xăm.
Khe khẽ
Hạ huyền trăng
Khua tàn canh thức giấc
Nói với đêm một lời rất thật:
- Ban mai đang chờ...
Vũ trụ bao la chợt sóng sánh màu mơ...
Hat Cat
27/06/2016
-TA DÌU NHAU ĐI HẾT CÕI ĐỜI NÀY
Dựa vào vai tôi, mình ạ.
Nắm chặt tay tôi, mình ạ.
nào cùng đi, mình nhé!
như ngày nào ta dung dẻ, dung dăng.
Mình nhìn xem:
lá lúa trăng
đậu trên mái tóc mình óng bạc.
Kìa kìa:
lưng trời cánh hạc
rủ chúng mình cưỡi gió cùng bay.
Mình ơi,
sáng nay
nắng hồng đọng trên môi mình.
Thật đó!
cặp môi ngày nào mọng đỏ
cả đời tôi trộm khát khao.
Mình ơi, ngàn vì sao
không có ngôi nào trong như mắt mình đâu nhé!
không có ngôi sao nào nồng nàn như thế!
như đôi mắt đen tròn sưởi ấm suốt đời tôi.
Nào mình ơi, khoác tay tôi
mang thêm chiếc áo dài ấm mỏng
chiều Tết này người vắng
tôi đưa mình dạo phố xá thân quen.
tôi đưa mình về tuổi thơ bình yên
kỷ niệm thời cắp sách
ta nghịch đùa nơi vườn hoa bóng mát
nhặt búp đa, ngắm lá hoa bay
nhặt búp đa, ngắm lá hoa bay
ngắm Cột cờ* vòi vọi trong mây.
cười nắc nẻ đuổi hoa bắt bướm...
Qua rồi, mình ơi
chộn rộn
tháng ngày đói khổ
tháng ngày gian lao
qua máu đào
qua lửa đỏ.
.... Đủ cánh lông
chim ra ràng
rời tổ.
Còn lại Mình và Tôi.
Mình và Tôi
còn đây.
Mình của Tôi
trọn vẹn.
Ta dìu nhau đi hết cõi đời này...
( Hat Cát 12-02-2011)
15--CHUYỆN MA
Le lói cuối vạt chiều
Lịm dần bóng nắng
Vệt sáng oằn mình xoắn vặn
Đêm sập cửa chuồng.
Rào gai và bẫy giăng kín đường
Bàn chân sần lê dặc dài nhọc mệt
dọc ngang chi chít
vết sâu nông máu nhểu giọt đớn đau...
Đi đâu? Về đâu?
Mù mịt đêm đen kịt
Muôn vạn loài nín thít
Chỉ dối gian dơi kin kít xé thinh không.
Lũ lĩ ma lòng vòng
Vét vơ... Doạ nạt...
Rượu tiền ngốt tiệc
Dao dĩa ngắn dài ăn gỏi cõi bao la
Bóc xóc ngày đêm hoảng loạn
/ rặt ma
Nhầy nhụa biển và dây dớt núi
Sông xú uế dậy mùi hôi thối
Rừng mủn vụn thê lương.
Rầm rập ma buông tuồng
Vón cục ma hèn đớn
kết bầy đàn ăn tàn đốt đóm
hả hê ma múa cười.
Ma kín đất trời
Dìm chết loi thoi vệt nắng.
Hat Cat
29/06/2016
Le lói cuối vạt chiều
Lịm dần bóng nắng
Vệt sáng oằn mình xoắn vặn
Đêm sập cửa chuồng.
Rào gai và bẫy giăng kín đường
Bàn chân sần lê dặc dài nhọc mệt
dọc ngang chi chít
vết sâu nông máu nhểu giọt đớn đau...
Đi đâu? Về đâu?
Mù mịt đêm đen kịt
Muôn vạn loài nín thít
Chỉ dối gian dơi kin kít xé thinh không.
Lũ lĩ ma lòng vòng
Vét vơ... Doạ nạt...
Rượu tiền ngốt tiệc
Dao dĩa ngắn dài ăn gỏi cõi bao la
Bóc xóc ngày đêm hoảng loạn
/ rặt ma
Nhầy nhụa biển và dây dớt núi
Sông xú uế dậy mùi hôi thối
Rừng mủn vụn thê lương.
Rầm rập ma buông tuồng
Vón cục ma hèn đớn
kết bầy đàn ăn tàn đốt đóm
hả hê ma múa cười.
Ma kín đất trời
Dìm chết loi thoi vệt nắng.
Hat Cat
29/06/2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét